Các nguyên tắc Basel trong quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 32 - 34)

Sau hàng loạt sự sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các ngân hàng trung uơng và cơ quan giám sát của 10 nuớc phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel( Thụy Sỹ) vào năm 1987 nhằm tìm cách ngăn chặn xu huớng này.Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel committee on bankng supervision) đua ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hang quốc tế. Năm 1988,Ủy ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên:Hiệp uớc về vốn của Basel (Basel I),yêu cầu hoạt động ngân hàng phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng

21

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

vốn của ngân hàng, do đó có thể hiểu mức vốn này là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó Mục tiêu của Basel I nhằm:

- Củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế

- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế

Trong hiệp uớc Basel I, lần đầu tiên đuợc công bố năm 1988, rủi ro thị truờng, cụ thể là rủi ro lãi suất, không đuợc đề cập đến. Đến năm 1996, nhận thức đuợc những nguy cơ đáng lo ngại của rủi ro lãi suất, Ủy ban Basel đã kết hợp rủi ro thị truờng vào yêu cầu vốn tối thiểu:

vếncápỉ+ỉỉ _ __ vển cẩTpỉ+II+ỉỉỉ .

——ɪ--->= 8% —---. .---:--->= 8%

Rủi ro tín dựng Rũi ro tín dựng+rủi ro thị trường

Trong sửa đổi này, Ủy ban yêu cầu xác định thêm vốn cấp 3 đuợc xác định tối đa bằng 250% phần vốn cấp 1 dùng để phòng ngừa rủi ro thị truờng hay nó cách khác có ít nhất 28.5% rủi ro thị truờng đuợc dự phòng bởi vốn cấp 1.Tuy nhiên rủi ro thị truờng, cụ thể là rủi ro lãi suất trong Basel I chỉ đuợc xem xét đối với các tài sản trong sổ kinh doanh của ngân hàng

Basel II đánh dấu một sự đổi mới căn bản đó là sẽ có nhiều mô hình để các ngân hàng có thể sử dụng mà không theo lối cũ của Basel I (dùng một mô hình để áp dụng cho tất cả các ngân hàng). Đặc biệt các tính toán sẽ cố gắng tiến sát hơn với rủi ro nghĩa là Basel II trở nên nhạy cảm với rủi ro hơn

Cụ thể, đối với rủi ro lãi suất, Basel II khuyến nghị các ngân hàng sử dụng mô hình VaR để xác định rủi ro lãi suất cho ngân hàng của mình. Đối với các ngân hàng không đủ điều kiện để tiến hành phân tích theo phuơng pháp này, ủy ban đề xuất các hệ số để tính rủi ro lãi suất nhu sau:

Một buớc chuyển quan trọng trong Basel II về rủi ro lãi suất là Ủy ban cũng yêu cầu phải giám sát hoạt động quản trị rủi ro lãi suất đối với các sổ ngân hàng và vấn đề này đuợc nêu rõ trong trụ cột thứ 2 của Basel II. Trụ cột thứ 2 nhu là một cảnh báo sớm đối với các nhà giám sát, trong đó các ngân hàng sẽ báo cáo và giải thích cách tính nhu mô hình mà mình đã áp dụng trong tính toán các chỉ tiêu do Ủy ban Basel yêu cầu. Trong truờng hợp rủi ro lãi suất mà ngân hàng gặp phải vuợt quá mức trong tuơng quan với số vốn đủ tiêu chuẩn của ngân hàng thì các giám sát sẽ có

22

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

yêu cầu tăng mức vốn cần thiết hoặc yêu cầu giảm rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải hoặc có thể kết hợp cả hai biện pháp.Cụ thể, các giám sát đặc biệt chú ý đến các ngân hàng có rủi ro lãi suất vuợt quá 20% số vốn cấp 1 và 2. Khi đó, họ phải thực hiện việc thử nghiệm về tình huống khi mà lãi suất tăng giảm 200 điểm cơ sở (2%) để xem xét tác động của nó nhu thế nào đến giá trị TSN và TSC.Từ đó các giám sát viên và nhà quản trị phối hợp để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w