Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý và năng lực pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng. Là một thành viên trong hệ thống các NHTM Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng được tiếp cận với những cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với thách thức mà xu thế mới mang lại. Cùng với hội nhập là sự tham gia tích cực hơn của các NH nước ngoài tại Việt Nam, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân thúc đẩy các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.Song bên cạnh những cơ hội, các NHTM Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những thách thức:
về cơ chế quản lý
Cơ cấu tổ chức của một số NHTMCP Việt Nam chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của các phòng ban. Điều này làm cho hoạt động của các phòng ban chồng chéo lên nhau gây lãng phí thời gian, tài sản cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành của các NHTMCP trong việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát toàn diện các rủi ro phát sinh chưa được cải thiện một cách tương xứng với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Việc quản trị rủi ro tại các NHTMCP chưa được coi là cần thiết, quan trọng đối với ngân hàng.
về trình độ công nghệ và năng lực tài chính.
61
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Vì góp phần làm giảm đáng kể thời gian và nhân lực phục vụ cho công việc. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế rất lớn về trình độ công nghệ, họ đã có sẵn nhưng chương trình, phần mềm phục vụ cho việc dự báo và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, với thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin, các ngân hàng nước ngoài sẽ phát triển mạnh trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng một cách tiện lợi nhất. Qua đó các ngân hàng nước ngoài có thể huy động được nguồn vốn với giá rẻ hơn, đây sẽ là lợi thế của họ trong việc phát triển tín dụng vì lãi suất cho vay có thể thấp hơn. Trong khi đó, vốn tự có của các NHTMCP Việt Nam quá thấp so với các nước. Năng lực tài chính thể hiện tập trung ở lợi nhuận của ngân hàng. Hiện tại nguồn thu của các ngân hàng đa số thu từ hoạt động tín dụng cho vay (chiếm từ 70%-90% thu nhập của ngân hàng). Nhưng đây lại là lĩnh vực có rủi ro cao nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng nên lợi nhuận của các ngân hàng trong nước sẽ giảm nhanh nếu nền kinh tế có những thay đổi bất lợi.
về hiệu quả và chất lượng hoạt động
Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng phát triển cao (dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, mobile banking, ...), có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong khi các NHTMCP trong nước công nghệ còn lạc hậu nên việc phục vụ khách hàng mất nhiều thời gian, rườm rà, gây khó chịu cho khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài có cơ cấu đầu tư rõ ràng và khá đồng đều trong tất cả các lĩnh vực như: cho vay tín dụng, công nghệ thanh toán, giấy tờ có giá, kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ phái sinh...Trong khi đó, các NHTMCP Việt Nam chủ yếu chú trọng đẩy mạnh tín dụng nên những mảng khác phát triển không đồng đều. Bên canh đó, các NHTMCP chưa có khả năng quản trị rủi ro danh mục tín dụng, đánh giá hợp lý ngành nghề kinh doanh và rủi ro của khách hàng. Do đó thu nhập của ngân hàng không được ổn định vì lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực có rủi ro cao nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.