a) Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ 2010-2012
> Năm 2010
Năm 2010, lãi suất biến động mạnh trên thị trường tiền tệ. Một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 - 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả.
Đối với lãi suất huy động VND thì trong năm 2010, lãi suất huy động VND đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 - 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trong quý I, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 - 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại.
38
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.4 : Lãi suất huy động VND và lãi suất cơ bản năm 2010
♦ Lãi suất huy động ■ Lãi suất cơ bản
Đến tháng đầu tiên của Quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt 10,5% (duy trì từ 12/2009) để hình thành nên mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, vì vậy đến tháng 7/2010, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND. Như vậy, sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 - 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định đến tháng 10. Tuy nhiên, đến ngày 15/10/2010, trước sức ép của lạm phát, lãi suất huy động đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 - 18%. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm.
Rõ ràng sự biến động bất thường này ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị rủi ro lãi suất của TCTD, tuy nhiên khi tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất cũng như cách ứng phó của NHNN khi tình huống xảy ra cũng cho ta thấy một
39
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
số vấn đề cần xem xét về trách nhiệm của ngân hàng đối với xã hội,về chức năng là ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất vưa qua thì nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng thương mại đẩy lãi suất lên cao nhằm huy động đủ vốn theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định đối với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng. Do vậy các ngân hàng nhỏ chỉ biết cách là thu hút tiền từ thị trường và kéo theo lãi suất huy động tăng cao. Một vài ngân hàng huy động vốn để thực hiện kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Nếu huy động với mức 17-18%/năm, sau đó có thể cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất 20-25%/năm thì ngân hàng sẽ có lãi lớn.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong năm do một số nguyên nhân chính: Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát của các chính sách năm 2009 (trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN); Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân. Mặc dù mặt bằng lãi suất có nhiều biến động nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của người tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng vào cuối năm, vì vậy tốc độ huy động vốn trong năm 2010 đã được cải thiện rõ rệt so với những năm trước.
> Năm 2011
Năm 2011, lãi suất có xu hướng diễn biến phức tạp. Trong năm, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng kép với những bất ổn từ khủng hoảng nợ công Châu Âu, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Trước tình hình đó , ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ra nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, giải pháp về CSTT chặt chẽ,
40
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
thận trọng là giải pháp cơ bản. Theo đó, CSTT thắt chặt được thực hiện nhất quán trong năm 2011.
Biểu đồ 2.5: Lãi suất huy động và TCVnăm 2011
Lãi suất huy động vốn VND đầu năm ít biến động so với cuối năm 2010 và phổ biến ở mức 13,5-14%/năm. Và lãi suất tiếp tục tăng cao, đặc biệt lãi suất huy động trong tháng 5 tăng lên tới 20%/năm. Đến cuối tháng 6, lãi suất huy động bình quân là 15%/năm và lãi suất cho vay bình quân là 18,74%/năm. Sáu tháng cuối năm lãi suất huy động giữ ở mức ổn định là 14%. Trong khi đó, lãi suất tái cấp vốn tăng liên tục 5 tháng đầu năm 9% lên 14% sau đó giữ đến tháng 10 lãi suất này lại tăng lên 15% và duy trì đến cuối năm
Có thể thấy nguyên nhân trong những thay đổi lãi suất này là do sức ép của lạm phát khiến NHNN vẫn buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và tiếp tục nâng lãi suất tái cấp vốn lên thêm vào đó NHNN còn ban hành thông tư 02 quy định trần lãi suất huy động là 14%. Mô hình chung làm cho các ngân hàng thương mại thực hiện cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động ngắn hạn và có lúc đỉnh điểm dao động trong khoảng 20%. Và một nguyên nhân nữa cũng quan trọng không kém là khả năng thanh khoản của các ngân hàng là thấp. Cho đến những 6 tháng cuối năm 2011, NHNN đã xử phạt nặng các ngân hàng lách tần lãi suất huy động vì vậy 6
41
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
tháng cuối các ngân hàng không còn dám lách trần nữa khiến cho lãi suất huy động dao động trung bình xung quanh mức 14% nhu thông tu 02 đã quy định.
Ví dụ: Ngày 14/11 Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) đã công bố phuơng án xử lý vi phạm vuợt trần của HDBank. Theo đó, phó tổng giám đốc Đàm Thế Thái bị cách chức và buộc thôi việc. Cùng với phó tổng giám đốc thì hàng loạt các cán bộ cấp cao ở hội sở chính của HDBank cũng bị buộc thôi việc và chuyển công tác.
Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongABank) Trần Phuơng Bình đã công bố quyết định tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc chi nhánh Tây Ninh của ông Nguyễn Thái Hậu vì lý do không tuân thủ chỉ đạo về trần lại suất huy động tiền.
Với những biện pháp mạnh tay của NHNN hy vọng trong năm 2012 thì lãi suất huy động sẽ hạ nhiệt không còn tình trạng tăng cao những tháng đầu năm 2011.
> Năm 2012
Biểu đồ 2.6: Lãi suất điều hành (Nguồn: VCBS năm 2012)
42
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.7: Lãi suất huy động trung bình của 40 ngân hàng
■Lãi suất (%)
Nguồn: Laisuat.vn
Trong năm 2012 lãi suất điều hành, cho vay và huy động giảm mạnh. Chỉ có lãi suất cơ bản là giữ nguyên ở mức 9%. Ke từ khi trần lãi suất huy động đuợc quy định ở mức 6%/năm cho kì hạn duới 1 tháng và 14%/năm cho kì hạn trên 12 tháng đuợc áp dụng từ cuối năm 2011, trần lãi suất đã giảm mạnh 4- 6% trong năm 2012 cho các kì hạn. Cụ thể trần lãi suất tiền gửi duới 1 tháng giảm xuống mức 2%/năm, kì hạn 1- 12 tháng là 8%/năm, trong khi trần lãi suất trên 1 năm đã đuợc dỡ bỏ. Xu huớng giảm lạm phát trong năm 2012 là nguyên nhân chủ yếu cho việc giảm trần lãi suất tiền gửi. Bên cạnh việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, NHNN đã khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay với việc áp trần lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 15% trong 4 lĩnh vực uu tiên và các khoản vay cũ từ giữa năm 2012. Đến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007.
Nhìn chung lãi suất huy động trung bình lần luợt giảm đều từ tháng 1 đến tháng 6 và đuợc duy trì cho đến cuối năm với lãi suất khoảng trên 9%. Mục đích chủ yếu của việc giảm lãi suất này là do chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN đảm bảo chỉ số CPI ở mức 1 con số. Năm 2011 khi mà lạm phát ở mức khá cao 18,58% thì việc để lạm phát ở mức 6,81% thì đây là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
43
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Với những thành công trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, tuy tăng truởng GDP không đạt đuợc nhu mục tiêu đề ra nhung có thể thấy chính sách tiền tệ khá thành công. Theo ý kiến cá nhân của tác giả thì tình hình lãi suất năm 2013 nhiều khả năng ít biến động thậm chí còn có thể giảm nhẹ.
b) Nhận biết và dự báo rủi ro lãi suất
Bắc Á Bank nhận ra rằng rủi ro có mặt ở hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản trị rủi ro của ban quan trị. Để phòng ngừa rủi ro, công tác nhận biết và dự báo là một khâu vô cùng quan trọng, cung cấp cho ngân hàng những cơ sỏ nhất định để nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách rủi ro cũng nhu kế hoạch kinh doanh nhằm thích ứng đuợc với những thay đổi của lãi suất, đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.
Nhận biết rủi ro lãi suất là buớc đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro của ngân hàng. Rủi ro lãi suất đuợc nhận biết qua những đánh giá của ngân hàng về tình trạng không cân xứng kì hạn của tài sản có và tài sản nợ và dự báo diễn biến lãi suất trong tuơng lai. Với chức năng chuyển hóa tài sản bao gồm cả sự chuyển hóa kỳ hạn của tài sản, ngân hàng luôn nhận thức đuợc thhực tế là ngân hàng luôn ở trong trạng thái không cân xứng về kỳ hạn. Ngay khi ngân hàng thực hiện một khoản vay, đầu tu mới hoặc nhận đuợc các khoản tiền gửi mới của khách hàng với kỳ hạn khác nhau thì trạng thái kỳ hạn của ngân hàng đã có sự thay đổi và có nguy cơ gây rủi ro lãi suất đối với ngân hàng. Tuy nhiên, sự nhận biết rủi ro lãi suất thuờng đuợc xem xét trên cơ sở sự thay đổi trạng thái kỳ hạn của toàn bộ bảng cân đối tài sản chứ không phải với riênng từng sản phẩm. Có những giai đoạn kỳ hạn trung bình tài sản có của ngân hàng lớn hơn kỳ hạn trung bình tài sản nợ của ngân hàng, và nếu dự báo lãi suất sẽ tăng lên trong thời gian tới thì ngân hàng có nguy cơ thiệt hại. Nguợc lại, ở những thời kỳ kỳ hạn trung bình tài sản có của ngân hàng nhỏ hơn kỳ hạn trung bình tài sản nợ của ngân hàng, kết hợp với dự báo lãi suất giảm thì ngân hàng sẽ bị tổn thất do rủi ro lãi suất.
Nhu vậy, để nhận biết rủi ro đối với ngân hàng thì việc dự báo lãi suất là vấn đề rất quan trọng. Sự biến động của lãi suất thị truờng có thể đuợc dự báo qua các dự
44
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
báo về tình hình kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất thị trường hoặc dựa vào đường cong lãi suất chuẩn đã được công bố.
Ngoài ra tuy đã xây dựng được các kỳ hạn TSN và TSC sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh và chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng trong kỳ. Tuy nhiên, nếu một số khách hàng không tuân theo hợp đồng, trả nợ trước hạn hoặc rút trước hạn thì các kế hoạch của ngân hàng đã định sẵn trước đó sẽ bị phá vỡ. Nếu khách hàng trả nợ trước hạn, trong trường hợp lãi suất giảm, ngân hàng phải tiếp tục tái đầu tư khoản vốn đó vào những tài sản với lãi suất thấp hơn, hoặc thậm chí không tìm được đầu ra. Đây là tình huống thường xuyên xảy ra với bất kỳ ngân hàng nào chứ không riêng gì Bắc Á Bank. Hiện nay, ngân hàng chưa có biện pháp cụ thể nào trong những trường hợp vi phạm hợp đồng như vậy.
Dựa trên sự tổng hợp, thống kê các số liệu về lãi suất, động thái của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất... áp dụng mô hình định lượng trong quản trị rủi ro lãi suất, ban quản trị ngân hàng sẽ đưa ra dự báo về xu hướng biến động lãi suất của từng kỳ hạn trong thời gian tới.
về chỉ đạo điều hành lãi suất, ngân hàng thực hiện quản lý theo nguyên tắc tập trung. Hội sở chính hàng tháng công bố lãi suất điều hòa vốn trong hệ thống của mình. Lãi suất công bố phù hợp với nội dung, điều kiện thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng.