a) Hạn chế
❖ Thiếu một chiến lược QTRR tổng thể, đồng bộ.
55
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Ngân hàng đang thiếu một chiến lược tổng thể cho phép quản lý toàn diện tất cả các dạng rủi ro thị trường trong ngân hàng, từ việc xác định khẩu vị rủi ro, các chính sách, thủ tục và giới hạn rủi ro, hệ thống thông tin ... Các công việc phục vụ cho QTRR nói chung, quản trị RRLS nói riêng thường được triển khai một cách nhỏ lẻ, thiếu tập trung, mang tính nhất thời, không ổn định và chưa thể hiện rõ khẩu vị rủi ro hay văn hóa đặc trưng của Ngân hàng.
Trên thực tế, các dạng rủi ro có mối liên hệ chặt chẽ và luôn ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là RRLS và RRTK. Chính vì vậy, một chiến lược QTRR tổng thể là nền tảng cơ bản để quản trị rủi ro hiệu quả tại Bắc Á.
Bên cạnh đó, phương pháp và công cụ quản trị RRLS còn rất đơn giản, dựa trên những phân tích tĩnh và đo lường định tính, nặng về hậu kiểm và theo kinh nghiệm là chính. Việc phân tích và tính toán các khe hở lãi suất, khe hở thanh khoản hay các trạng thái ngoại tệ mới chỉ dựa trên cấu trúc TSN - TSC hiện tại, chưa tính đến những ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh, rủi ro quyền chọn.
❖ Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, nhân lực chuyên sâu về quản trị RRLS còn
thiếu
Cơ cấu tổ chức QTRR chưa cho thấy sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các bộ phận cùng chịu trách nhiệm quản trị RRLS. Sự phân công, phân nhiệm đối với công tác này giữa QTRR và bộ phận quản lý tài sản nợ-có (ALM) chưa đảm bảo phối hợp nhuần nhuyễn, dễ xảy ra chồng chéo và hiệu quả kém.
Một điểm hạn chế lớn trong công tác quản trị RRLS tại Bắc Á nữa là nhân lực còn nhiều hạn chế. Phòng rủi ro Thị trường hiện tại thiếu cán bộ, nên có thể 1 cán bộ đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về kiểm soát giao dịch hàng ngày của ngân quỹ, quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái và rủi ro lãi suất. Chưa kể đến kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự này đối với mảng rủi ro thị trường chưa nhiều, đa phần là các cán bộ được chuyển từ rủi ro tín dụng sang.
❖ Công nghệ và hệ thống báo cáo thiếu đồng bộ
56
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Tại Bắc Á, cho đến cuối năm 2012, ngân hàng vẫn phải thực hiện các báo cáo rủi ro lãi suất bằng công cụ Excel mà chưa có phần mềm hỗ trợ được đồng bộ với Core banking, hệ thống quản lý TSN- TSC cũng được xây dựng hết sức sơ khai, mức độ phân tích và hỗ trợ ra quyết định kém, chưa kể đến tính bảo mật của các công cụ trên là rất thấp
b) Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, quản trị RRLS hiện còn là vấn đề tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Mặc dù quản trị RRLS nhìn bề ngoài dường như khá quen thuộc với các NHTMVN, được nhắc đến nhiều trong vòng 7, 8 năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nghiên cứu và triển khai tại Việt Nam của các ngân hàng mới chỉ dừng ở mức độ sơ khai, đơn giản nhất và chưa thực sự an toàn, hiệu quả.
Hầu hết các ngân hàng hiện nay thực hiện quản trị RRLS theo phương thức vừa làm vừa học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tìm kiếm các công cụ và phương pháp quản trị phù hợp. Trong khi đó, phía cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể các Ngân hàng thực hiện quản trị RRLS. Hiện tại, mới chỉ có Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trên cơ sở xem xét áp dụng thông lệ Basel II. Và mới đây nhất là chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/09/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam, đồng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng. Song các NHTM vẫn đang mong đợi NHNN sớm ban hành những quy định cụ thể hơn hướng dẫn triển khai hoạt động này trên tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu và cơ chế trích lập dự phòng.
Thứ hai, chất lượng nhân sự quản trị RRLS tại Việt Nam chưa cao. Cùng với những vấn đề về mặt nhận thức và phương pháp tiếp cận, vấn đề nhân sự và năng lực nhân sự trong quản trị rủi ro lãi suất cũng là nguyên nhân lớn gây ra các hạn chế.
Hiện ở Việt Nam chưa hề có chương trình đào tạo chuyên sâu về quản trị RRLS, nguồn nhân lực đảm nhiệm công tác quản trị RRLS đa phần chỉ được đào tạo
57
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
nền tảng kiến thức chung về hoạt động ngân hàng, hoặc tài chính. Kiến thức về quản trị RRLS chuyên sâu đều từ kinh nghiệm tích lũy, tự nghiên cứu và học hỏi; do vậy tác nghiệp thuờng mang tính kinh nghiệm, chua thật sự bài bản và khoa học.
Với Bắc Á, ngân hàng buộc phải sử dụng những nhân sự đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng và có tố chất, năng lực tốt để đào tạo dần nhằm nâng cao khả năng cũng nhu kinh nghiệm khi thực hiện các công việc của quản trị rủi ro lãi suất.
Thứ ba, các phần mềm hỗ trợ quản trị RRLS chua tuơng thích, chi phí đầu tu cao. về công nghệ hỗ trợ, không riêng tại Bắc Á mà hầu hết các NHTM khác đều chua có phần mềm hỗ trợ Quản trị rủi ro lãi suất đồng bộ với hệ thống core banking của Ngân hàng. Lý do chủ yếu do hệ thống core banking chua đáp ứng đuợc những yêu cầu về mặt tính toán, phân tích mà chỉ đơn thuần cung cấp dữ liệu. Mặt khác, hầu hết các NHTM Việt Nam chua có hệ thống quản lý TSN - TSC nhằm xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý TSN - TSC có hữu hiệu và kịp thời; quản lý RRLS; quyết định về cấu trúc và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đa phần các NHTM Việt Nam cũng chua trang bị hệ thống điều chuyển vốn FTP (Fund Transfer Pricing) hoặc nếu có cũng sử dụng chua đuợc tốt. Vì thế các NHTM thuờng phải tìm đến những nhà cung cấp phần mềm khác với các giải pháp công nghệ phù hợp hơn.
Thứ tư, hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Bộ phận kiểm toán đuợc coi là cánh tay đắc lực của ban Giám đốc trong việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó phát hiện ra các sai phạm, giúp hoạt động điều hành của ban giám đốc đuợc thông suốt, an toàn và đúng pháp luật. Đối với Bắc Á hiện nay, hoạt động kiểm toán mới chỉ thực hiện kiểm toán tuân thủ, còn việc kiểm tra tính chính xác của những con số về TSC, TSN, việc kiểm toán mức độ tin cậy của hệ thống thông tin chua đuợc phản ánh một cách rõ ràng, việc tu vấn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chua đuợc phát huy trong quá trình hoạt động. Điều này gây khó khăn cho việc đo luờng và phòng ngừa RRLS.
Thứ năm, chua có quy định pháp lý về việc quản lý và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Hiện tại ở Việt Nam chua có văn bản pháp lý nào về đo luờng,
58
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các văn bản pháp quy mới chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá. Trong đó, NHNN mới chỉ đuợc các tổ chức quốc tế đánh giá là thực hiện tốt và có quy định rõ ràng cách tính tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng TSC rủi ro. Các yêu cầu khác liên quan đến giám sát khả năng quản trị các loại rủi ro của NHTM thì NHNN vẫn chua xây dựng đuợc văn bản pháp lý phản ánh những yêu cầu này.
Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chua hoàn thiện. Hiện NHNN mới ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, chua có văn bản pháp lý huớng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh khác nhu hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (FFD), hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn nhu CAP, FLOORS, COLLAR... Với giao dịch kỳ hạn trái phiếu, quyền chọn trái phiếu,cũng chua có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Thứ sáu, hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Bộ phận kiểm toán đuợc coi là cánh tay đắc lực của ban Giám đốc trong việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó phát hiện ra các sai phạm, giúp hoạt động điều hành của ban giám đốc đuợc thông suốt, an toàn và đúng pháp luật. Đối với Bắc Á hiện nay, hoạt động kiểm toán mới chỉ thực hiện kiểm toán tuân thủ, còn việc kiểm tra tính chính xác của những con số về TSC, TSN, việc kiểm toán mức độ tin cậy của hệ thống thông tin chua đuợc phản ánh một cách rõ ràng, việc tu vấn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chua đuợc phát huy trong quá trình hoạt động. Điều này gây khó khăn cho việc đo luờng và phòng ngừa RRLS.
59
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Những biến động thường xuyên của lãi suất thị trường và sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN của các NHTM chính là nguyên nhân cơ bản phát sinh rủi ro lãi suất của các ngân hàng.
Chương 2 của khóa luận tập trung tính toán và phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của NHTMCP Bắc Á bằng việc sử dụng mô hình định giá lại, dựa trên những giả định phù hợp. Qua việc tìm hiểu những thông tin về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất của NHTMCP Bắc Á, em đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng trong thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu chương 2 sẽ là cơ sở để em đề xuất những giải pháp, đưa ra những kiến nghị để khắc phục phần nào hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á.
60
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á.