Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 82)

Việc hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị RRLS không thể thực hiện tốt được nếu không kết hợp với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khi mà ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chuyên sâu và được đào tạo bài bản về quản trị RRLS chủ yếu được điều chuyển từ bộ phận rủi ro tín dụng.

Ngân hàng Bắc Á có thể yêu cầu nhà cung cấp giải pháp hệ thống/phần mềm thực hiện đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị RRLS, như là một phần trong Dự án triển khai phần mềm quản trị RRLS. Tuy nhiên, các Ngân hàng không thể thụ động, ngồi yên chờ đến khi lựa chọn được tư vấn, triển khai phần mềm thì mới khởi động. Hơn nữa, lộ trình này có thể gặp phải những khó khăn về tài chính, thủ tục., dẫn đến kéo dài thời gian so với dự kiến. Mặt khác, để thực hiện lộ trình này, các Ngân hàng cũng phải chuẩn bị sẵn một đội ngũ nhân viên có kiến thức về quản trị RRLS và trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tham gia vào dự án triển khai phần mềm quản trị RRLS, cùng làm việc với đối tác.

Vì vậy, các Ngân hàng cần chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị RRLS thông qua các hình thức như: Ngân hàng nên tích cực cử cán bộ tham gia các hội thảo, các khóa đào tạo trong và ngoài nước về QTRR nói chung, quản trị

68

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

RRTT và quản trị RRLS nói riêng. Qua các buổi hội thảo và khóa đào tạo này các cán bộ có thể gặp gỡ các chuyên gia nuớc ngoài giảng dạy và truyền thụ cho các kinh nghiệm thực tế về quản trị RRLS ở trong nuớc và trên thế giới.

Ngoài ra, về lâu dài Bắc Á nên có kế hoạch tuyển chọn và cử các cán bộ nòng cốt, có năng lực đi học chuyên sâu dài hạn về quản trị RRLS ở các truờng đại học nổi tiếng của nuớc ngoài, khi mà ở Việt Nam các Truờng đại học đều chua có chuyên ngành về QTRR. Ngân hàng cần xem xét các điều kiện ràng buộc cần thiết để những cán bộ này sau khi đi học, sẽ trở về làm việc cho Ngân hàng, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

Thêm vào đó, Bắc Á có thể dựa vào mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng bạn trên thế giới, đề nghị chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ đào tạo cán bộ bằng cách cử cán bộ sang làm việc và học tập tại chính ngân hàng bạn...

Với những cách làm nhu vậy thì tin chắc rằng chỉ trong 5 năm tới Bắc Á sẽ có một đội ngũ cán bộ không chỉ nhiều về số luợng mà chất luợng cũng tăng lên đáng kể. Đảm bảo việc QTRR trong ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả nhất.

3.3. Những kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro lãi suất.

3.3.1. Đối với chính phủ

Thứ nhất, duy trì môi trường kinh tế - xã hội ổn định để lãi suất ổn định.

Từ bài học của các nuớc trên thế giới cho thấy, khi tình hình chính trị bất ổn sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp, sự sụt giảm của thị truờng chứng khoán, thị truờng nhà đất, biến động giá cả mạnh, lạm phát gia tăng và tất yếu là khủng hoảng tài chính. Điều này thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2007, 2008 vừa qua.

Đối với Việt Nam, một trong những thế mạnh nổi bật của nuớc ta là môi truờng chính trị, an ninh quốc phòng ổn định để thu hút đầu tu, phát triển kinh tế. Tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam đuợc các chuyên gia đánh giá là ổn định bậc nhất châu Á, do đó các nhà đầu tu nuớc ngoài luôn tin tuởng chọn Việt Nam là điểm đến của vốn FDI, ODA và vốn đầu tu gián tiếp vào thị truờng chứng khoán. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, ta thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở

69

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.

Nhà nước cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng vào nhà đầu tư, tạo lập một môi trường thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong ngân hàng thương mại vốn là những chủ thể rất nhạy cảm trước bất ổn.

Thứ hai, xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng.

Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng. Hai bộ luật này đã góp phần có hiểu quả, tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại các văn bản pháp lý này vẫn chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Điều này phần nào đã đặt ngân hàng vào rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng khó mà có thể dự đoán được. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch là việc rất quan trọng giúp ngân hàng có một môi trường kinh doanh ổn định hơn trong trong việc bảo vệ hành lang pháp lý.

Thứ ba, hoàn thiện thị trường tài chính tiền tệ theo chiều sâu.

Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thì thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn nữa, nhất là thị trường chứng khoán. Điều này giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa RRLS một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó điều tiết vốn và cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản của mình. Đồng thời thị trường tài chính tiền tệ phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai, quyền chọn... giúp ngân hàng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa danh mục kinh doanh của mình. Từ đó có thể sử

70

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

dụng nhiều và thuần thục hơn nữa những biện pháp phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng.

3.3.2. Đối với NHNN.

Thứ nhất, ban hành về quy chế công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Nhu chuơng 2 đã đề cập về các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động rủi ro lãi suất nhu Quyết định 62/2006/QĐ-NHNN và Thông tu 13/2010/TT-NHNN.

Các quyết định đã ban hành này của NHNN mới chỉ tập trung chủ yếu về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá. NHNN cần sớm ban hành về quy chế quản trị rủi ro toàn diện trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là quản trị RRLS. Quy chế này sẽ là văn bản pháp lý buộc các ngân hàng phải quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Đây cũng là cơ sở huớng dẫn các NHTM xây dựng chính sách cho ngân hàng mình.

NHNN cần tập trung kiểm tra mức độ thực hiện của các ngân hàng trên thực tế để đảm bảo kiểm soát RRLS trong toàn hệ thống ngân hàng. Đối với việc luợng hóa RRLS, NHNN cần phải kiểm tra xem liệu hệ thống này ở các ngân hàng có đo luờng một cách đầy đủ toàn diện RRLS mà nó phải gánh chịu hay không. Nếu không, NHNN phải bắt buộc ngân hàng đó áp dụng quy trình chuẩn để đo luờng rủi ro chính xác hơn. Có nhu vậy, NHNN mới có thể dễ dàng giám sát RRLS của các ngân hàng. Còn đối với quy định về mức độ đủ vốn, nếu NHNN xác định rằng một ngân hàng nào đó không có đủ vốn tự có tuơng xứng, NHNN nên yêu cầu ngân hàng đó họăc là giảm bớt mức độ RRLS của nó hoặc tăng vốn tự có, hoặc kết hợp với cả hai biện pháp trên.

Thứ hai, thận trọng trong việc điều hành Chính sách tiền tệ để tránh những cú sốc cho các NHTM.

Ví dụ: Nhu vụ việc những tháng đầu năm năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với 3 công cụ: Lãi suất, dự trữ bát buộc và thị truờng mở đuợc sử dụng đồng thời đã tác động mạnh đến các NHTM. Điều này dẫn đến nhiều ngân hàng phải đối diện với vấn đề thanh khoản những yêu cầu gấp gáp, khẩn truơng cả về

71

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

số lượng và thời gian đã buộc ngân hàng vào cuộc chạy đua lãi suất cho vay tăng vùn vụt từng ngày. Hay trong năm này các nhà kinh tế còn ví hành động này của NHNN là hành đông “phanh gấp”.

Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ là việc làm bình thường, trên lí thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào qui định vấn đề này. Tuy nhiên thị trường là nơi rất nhạy cảm và những phản ứng mạnh liệt của thị trường và của hệ thống NHTM vào những tháng đầu năm 2008 và những dư âm của nó cho đến bây giờ đã cho thấy một bài học sâu sắc. Vì thế, NHNN cần phải hết sức thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự vân động của tiền tệ, trước khi vận hành phải quan sát kĩ diễn biến, dự kiến được những phản ứng có thể của thị trường cũng như cách thức vận hành mỗi cụ và luôn tránh những giatr pháp có thể dồn ngân hàng vào những tình huống nguy hiểm.

3.3.3. Đối với NHTMCP Bắc Á.

Thứ nhất, xây dựng hệ thống quản trị RRLS thống nhất trên toàn hệ thống.

NHTMCP Bắc Á là một hệ thống đang dần lơn mạnh gồm nhiều chi nhánh trực thuộc, trong đó mỗi chi nhánh có đặc điểm chức năng nhiệm vụ riêng, các chi nhánh rất khó để xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất cho riêng mình vì sự hạn chế về nguồn lực tài chính và công nghệ cũng như việc để đảm bảo việc quản trị tập trung và thống nhất cho toàn hệ thống. Tùy thuộc vào quy mô vốn cũng như tính chất hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh riêng biệt, NHTMCP Bắc Á nên quy định rủi ro lãi suất cho toàn hệ thống và phải đảm bảo rằng các vi phạm về giới hạn rủi ro trong từng chi nhánh cũng như toàn hệ thông phải được xử lí kịp thời.

Để quản trị rủi ro của toàn hệ thống đồi hỏi phải có một hiểu biết sâu sắc tất cả các hoạt động của ngân hàng cũng như như các chính sách tài chính của ngân hàng. Trước hết, ngân hàng nên cân nhắc tất cả những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá... Sau đó với chiến lược kinh doanh hiện thời, ngân hàng tiến hành xếp hạng rủi ro theo mức độ tác động và khả năng xảy ra. Sau khi rủi ro hệ thống đã được đánh giá đã được phân loại, ngân hàng cần có quyết định với những trường hợp cụ thể với những chiến lược kiểm soát nhằm hạn chế hoặc phòng tránh

72

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

rủi ro này. Để làm được điều này, đòi hỏi tất cả cán bộ trong ngân hàng đều phải có kiến thức, kĩ năng và thông tin cần thiết. Đồng thời phải ủy quyền, phân cấp và vận hành và quản lý hệ thống rủi ro. Chính vì vậy, thông tin cũng cần thông suốt giữa các bộ phận, các hệ thống quản trị rủi ro.

- Tổ chức và cơ cấu lại bộ phận quản lý rủi ro trong ngân hàng.

Trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro của NHTMCP Bắc Á hoạt động với tư cách độc lập chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Tuy nhiên, trung tâm này mới chỉ dừng lại ở biện pháp xử lí khi rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh mà chưa có giải pháp mang tính dự báo, phòng ngừa cụ thể.

- Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo hướng rủi ro

Để hạn chế rủi ro hoạt động giám sát và kiểm tra nội bộ là điều không thể thiếu. Chỉ trên cơ sở tăng cường kiểm tra thì việc quản trị rủi ro tại ngân hàng mới thu được những hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động kiểm soát của ngân hàng phải định hướng vào rủi ro để có thể phát hiện ngăn ngừa sớm rủi ro.

Thứ hai, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất.

Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh như hoán đổi lãi suất, quyền chọn. Để có thể sớm triển khai thêm một số nghiệp vụ phái sinh khác, ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện, từ đó có thêm những biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong bối cảnh lãi suất thị trường còn nhiều biến động như hiện nay.

Trước hết, ngân hàng cần chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn sử dụng thông thạo các nghiệp vụ phái sinh cần có những nhân viên am hiểu về nó.

Với các nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất và trái phiếu,.. .là những nghiệp vụ mới, ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện về công nghệ, con người, đối tác, tiềm năng tài chính để có thể thực hiện trong tương lai gần nhất, giúp ngân hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn về các công cụ phòng ngừa RRLS trong hoạt động kinh doanh.

73

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thực trạng rủi ro lãi suất, và đua ra những uu, nhuợc điểm trong công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á ở chuơng 2, chuơng 3 của khóa luận đã đua ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Đồng thời em cũng đua ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và NHTMCP Bắc Á. Với một số giải pháp và kiến nghị nêu trên, em hy vọng có thể góp phần khắc phục những hạn chế trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á.

74

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

KẾT LUẬN

Đề tài “Giảipháp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tai Ngân hàng TMCP Bắc Á” đã giải quyết những vấn đề sau :

Thứ nhất, nêu rõ cơ sở lý luận về lãi suất và rủi ro lãi suất tại các NHTM, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất cùng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Thứ hai, nêu rõ thực trạng rủi ro lãi suất, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTMCP Bắc Á. Từ đó nêu ra những mặt hạn chế và nguyên nhân

Thứ ba, từ thực trạng và nguyên nhân đã phân tích ở chuơng 2, tác giả đã đua ra ý kiến chủ quan của mình về một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng, đồng thời đua ra một số kiến nghị đối với Nhà nuớc, NHNN, cũng nhu NHTMCP Bắc Á.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhung do những hạn chế về trình độ và thời gian thực hiện, nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, cần đuợc phát triển và trao đổi thêm. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của Ths. Trần Mạnh Hà để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em cũng rất mong sự góp ý từ phía thầy cô, các anh chị và các bạn về đề tài này.

Phạm Hữu Nguyên NHTM D-K12

75

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu 066 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA rủi RO lãi SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN bắc Á,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w