2
Lợi nhuận sau thuế 1.00
2 1.53 1 1.979 540 1.60 7 1.78 0
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức phục vụ hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 - 2008
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của BIDV được đánh giá ngày càng có hiệu quả hơn với sự gia tăng đều đặn của tổng tài sản qua các năm (tốc độ tăng của tổng tài sản hàng năm trên dưới 20%). Tính đến 31/12/2008, tổng tài sản của BIDV đạt 242.316 tỷ đồng, tăng 81.102 tỷ so với năm 2006, tương ứng +50%, đứng thứ hai trên thị trường nội địa sau ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn này được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1: Lợi nhuận của BIDV giai đoạn 2006-2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tiêu chuẩn Việt Nam Thông lệ quốc tế 1. Theo VAS ROA 0,71% 0,84% 0,88% ROE 14,23% 15,94 % 15,77% ≥12,75% 2. Theo IFRS ROA 0,39% 0,89% 0,80% 1,2% - 1,5% ROE 14,23% 25,04% 19,38% 15%
(Nguồn: báo cáo kiểm toán các năm 2006-2008)
Trong các năm từ 2006-2008, quy mô lợi nhuận của BIDV luôn gia tăng theo cả hai chuẩn mực VAS và IFRS. Đến 31.12.2008, lợi nhuận trước thuế đạt 2.351 tỷ theo VAS, theo IFRS đạt 2.142 tỷ. Lợi nhuận theo chuẩn mực IFRS thấp hơn so với chuẩn mực VAS do dự phòng rủi ro phải trích theo IFRS cao hơn VAS.
Mặc dù năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, BIDV vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trong năm là 29% so với năm 2007 (theo VAS), 11% (theo IFRS).
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1 Dư nợ tín dụng bán lẻ 10.002 16.567 016.22
Trong giai đoạn 2006-2008, các chỉ số về khả năng sinh lời của BIDV nhìn chung đã được cải thiện. Theo chuẩn mực VAS, hệ số ROA năm 2006 là 0,71% đã được cải thiện lên mức 0,84% năm 2007 và 0,88% năm 2008 ; ROE từ mức 14,23% năm 2006 lên 15,94% năm 2007 và 15,77% năm 2008.
Theo chuẩn mực IFRS, năm 2007 chỉ số ROA có mức tăng trưởng đột biến từ 0,39% năm 2006 lên 0,89% năm 2007 và 0,8% năm 2008. Hệ số ROE theo chuẩn mực IFRS cao hơn so với hệ số ROE theo chuẩn mực VAS do vốn chủ sở hữu theo chuẩn mực IFRS thấp hơn so với chuẩn mực VAS do lỗ luỹ kế từ các năm trước.
Theo thông lệ quốc tế, một ngân hàng được coi là có khả năng sinh lời cao nếu ROE cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng với các cổ phiếu đầu tư trên thị trường và ROA đạt từ 1,2% - 1,5%. Như vậy, BIDV chưa đạt được chỉ số ROA theo tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng tài sản của BIDV chưa đạt yêu cầu, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và các dự phòng khác khá lớn làm giảm đáng kể mức lợi nhuận và các chỉ số sinh lời của BIDV.
Để đạt được mức ROA là 1,2% thì năm 2007 lợi nhuận của BIDV phải đạt trên 2,4 nghìn tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận thực tế năm 2007 là 800 tỷ, năm 2008 phải đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận thực tế năm 2008 là 1.000 tỷ.
Trong giai đoạn 2006-2008, BIDV đã trích lập khoảng hơn 3.000 tỷ dự phòng rủi ro, gấp gần 2 lần lợi nhuận sau thuế. Nếu BIDV nâng cao chất lượng tín dụng và các tài sản khác để giảm được khoảng 30% mức trích rủi ro các năm 2007, 2008 thì tỷ lệ ROA, ROE sẽ đạt được theo thông lệ quốc tế. Như vậy, ngoài việc gia tăng các khoản thu nhập thì việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm mức phải trích dự phòng rủi ro có tác dụng hết sức quan trọng, góp phần tăng lợi nhuận thu được của ngân hàng và đưa các tỷ lệ ROA, ROE tiến dần mức theo thông lệ quốc tế.