BIDV từ lâu đã có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (bán buôn). Hoạt động cho vay bán lẻ mới bắt đầu được quan tâm từ vài năm gần đây, đặc biệt chỉ tới năm 2008, cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh NHBL và việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, hoạt động cho vay bán lẻ mới bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng.
Bảng 2.3: Ket quả hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2006-2008
2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ 65,64% 2,09%-
3 Doanh số cho vay 24.094 519.70
4 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tín
dụng 10,1% 14,03% 10,9%
5 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 2,2% 2,6% 3% 6 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ TD bán lẻ 76% 81,7% 81%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV các năm 2006-2008). - về Quy mô tín dụng bán lẻ: Trong 3 năm, quy mô tín dụng bán lẻ đạt mức
cao nhất vào năm 2007 với mức dư nợ đạt 16.567 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế dẫn đến tình trạng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng gần như ngừng trệ nhưng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV vẫn đạt 16.220 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so năm 2007. Đến 31/12/2008, tỉ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV còn chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (10,9%) nhưng quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV hiện tại đạt tương đương với nhóm các ngân hàng lớn như VCB, ACB và Sacombank.
Biểu 2.1: Hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2006-2008 của một số ngân hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Theo số liệu thống kê NHNN)
- về Tỉ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ: BIDV mới chỉ đạt tỉ trọng dư
nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ gần 11% vào năm 2008, trong khi các NHTM quốc
doanh khác là khá cao: Vietinbank là 23%, Argribank là 49% .
- Về chất lượng tín dụng bán lẻ: Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ đến 31/12/2008
là 3%. Tỷ lệ này tăng so với 2007 (2.6%) nguyên nhân chính là nợ quá hạn
phát sinh
tập trung tại một số chi nhánh có vụ việc điển hình như Đông Đô (174.5 tỷ), Thái
Bình (29.4 tỷ) Bạc Liêu (260 tỷ).
- Về tài sản đảm bảo nợ vay: Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ tín
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 _____________Năm 2008_____________ Số dư ______So với năm 2007______
Tuyệt đối Tương đối (%) I Tổng huy động vốn 121,66 5 149,469 184,00 2 34,53 3 23.1 0 1 TCKT 68.89 0 98.42 3 125.13 0 26.70 7 27,1 3 2 Dân cư 52.77 5 51.04 6 58.87 2 7.82 6 15,3 3
Phân theo loại tiền
+VND 37.08 7 6 36.71 9 46.31 9.603 5 26,1 + Ngoại tệ 15.68 8 0 14.33 3 12.55 1.777- -12,4 Phân theo sản phẩm + Tiết kiệm 44.74 3 2 47.19 2 43.67 3.520- -7,46 + Giấy tờ có giá 8.03 2 3.85 4 15.20 0 11.34 6 294,40
Phân theo kỳ hạn dân cư - Không kỳ hạn 66 2 200 - 462 -69.79 - Kỳ hạn <12 tháng 19.38 2 43.87 2 24.49 0 126 - Kỳ hạn ≥ 12 tháng_____ 31.00 2 14.80 0 - 16.202 ________- 52.26
Biểu 2.2: Kết quả hoạt động TDBL theo loại hình sản phẩm
Ket quả hoạt động TDBLtheo loại hình sản phâm năm 2007 (Đv: Tv
20%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDVcác năm 2006-2008).
+ Trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV, sản phẩm cho vay hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất, trên 39% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Tổng dư nợ cho vay hộ SXKD của BIDV năm 2008 đạt 6.357 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2007, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các loại hình cho vay cá nhân của BIDV. Thực tế, BIDV chưa có sản phẩm cụ thể về cho vay hộ gia đình phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng trên cơ sở quy định cho vay chung của NHNN và BIDV, các chi nhánh đã chủ động triển khai việc cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Sông Hồng, Sông Cửu long...
+ Sản phẩm cho vay liên quan đến nhà ở: dư nợ chiếm 17% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, dư nợ phát sinh chủ yếu ở các chi nhánh tại các thành phố lớn. Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở năm 2008 đạt 2.799 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2007. Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm cho vay nhà thì phải kết hợp, phối hợp với các chủ đầu tư khu đô thị mới trong quá trình cho vay và quản lý tài sản thế chấp, tuy nhiên trong thời gian qua, BIDV chưa triển khai khai thác tốt các mối quan hệ này.
+ Sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán, repo: dư nợ giảm 31% so với 31/12/2007, hiện chiếm trên 14% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Dư nợ sản phẩm này giảm do thị trường chứng khoán có sự suy giảm mạnh mẽ, nhu cầu vay kinh doanh chứng khoán sụt giảm, đồng thời, do HSC chỉ đạo các chi nhánh hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán, repo nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng.
+ Thực hiện chính sách hạn chế cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống trong năm 2008 chỉ đạt gần 20% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ.
2.2.2. Hoạt động huy động vốn dân cư
Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được BIDV chú trọng với việc cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng. Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn dân cư giai đoạn 2006-2008.
Bảng 2.4: Ket quả huy động vốn dân cư tại BIDV giai đoạn 2006-2008
- về quy mô huy động vốn cá nhân: Trong 3 năm, từ năm 2006 đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn dân cư cuối kỳ của BIDV đạt 6%/năm. Tốc
độ tăng trưởng huy động vốn dân cư phụ thuộc vào hiệu quả sinh lời của nhiều kênh đầu tư trong nền kinh tế. Cụ thể, năm 2007 nguồn vốn dân cư sụt giảm do sự hấp dẫn từ
các kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng....Cũng trong năm này, nhằm tuân thủ trần lãi suất của NHNN, BIDV đã chủ động tiên phong hạ lãi suất huy động, vì vậy nhiều thời điểm lãi suất huy động vốn dân cư của BIDV thấp hơn các NHTM khác, dẫn đến khách hàng rút tiền khỏi BIDV. Tuy nhiên đến năm 2008, sự suy giảm của các thị trường trên cùng với mặt bằng lãi suất được điều chỉnh tăng dần đảm bảo thực dương đã thu hút khách hàng cá nhân tập trung gửi tiền tại các ngân hàng nhằm bảo toàn giá trị. Đến hết 31/12/2008, tổng huy động vốn dân cư đạt 58.872 tỷ đồng, tăng 7.826 tỷ so với năm 2007, tương ứng 15,3%.
- về tỷ trọng HĐVcá nhân/tổng số dư HĐV: Qua các năm số dư tiền gửi cá nhân có sự tăng trưởng rõ rệt, tuy nhiên do sự tăng trưởng mạnh từ tiền gửi
của các
khách hàng tổ chức nên tỷ trọng tiền gửi dân cư có sự sụt giảm trong tổng huy động
(Nguồn NHNN- dựa trên số liệu cân đối kế toán: Không bao gồm tiền gửi thanh
toán và bao gồm: GTCG phát hành cho tổ chức)
Nhìn chung, trong 3 năm 2006-2008 thị phần về huy động vốn dân cư của BIDV liên tục sụt giảm (bình quân 2,2%/năm), đặc biệt trong năm 2007 đã giảm 2,85%, do tốc độ tăng trưởng HĐV cá nhân bình quân của BIDV (13,96%) thấp hơn tốc độ bình quân toàn hệ thống (35,28%), trong đó:
+ Đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Thị phần của BIDV giảm khá lớn (3%/năm) chủ yếu do việc tuân thủ các quy định về trần lãi suất của NHNN, BIDV luôn chủ động tiên phong hạ lãi suất huy động, vì vậy ở nhiều thời điểm lãi suất huy động vốn dân cư của BIDV thấp hơn các NHTM khác, dẫn đến khách hàng chuyển sang gửi các ngân hàng khác.
+ Đối với sản phẩm Giấy tờ có giá: thị phần của BIDV tăng mạnh so với năm 2007 và năm 2006 do trong năm 2008 BIDV đã thực hiện 5 đợt phát hành CCTG ngắn hạn với lãi suất hấp dẫn và chính sách thanh toán trước hạn linh hoạt đã thu hút nhiều khách hàng tham gia đầu tư.
- về cơ cấu huy động vốn cá nhân:
Qua các năm cơ cấu tiền gửi dân cư dịch chuyển tích cực với tỷ trọng tiền gửi VND, tiền gửi có kỳ hạn bao gồm giấy tờ có giá liên tục tăng. Tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh trong năm 2008 đã và đang tạo ra áp lực lên khả năng cân đối vốn, chi phí vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của BIDV.
- Trong 3 năm, tỷ trọng tiền gửi VND trong tổng huy động vốn cá nhân liên tục tăng từ 70% năm 2006 lên 72% năm 2007 và 79% năm 2008. Đáng chú ý năm
2008, tiền gửi VND đã tăng hơn 26% so với năm 2007 (tăng tuyệt đối
9.603tỷ), do
sự hấp dẫn của lãi suất huy động VND, có thời điểm được các ngân hàng đẩy
lên tới
21%/năm đã thu hút khách hàng lựa chọn đồng nội tệ để đầu tư tiền gửi. - Từ năm 2006 đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ có xu
hướng giảm dần bình quân 10,5%/năm. Năm 2008, số dư huy động vốn dân cư
ngoại tệ đạt 12.553 tỷ quy đổi, giảm 1.777 tỷ so với năm 2007, tương ứng 12,4%.
Nguyên nhân, do trong giai đoạn này, trước tình trạng dư thừa nguồn ngoại tệ chủ
yếu là USD, BIDV đã chủ động áp dụng mức lãi suất huy động USD thấp hơn các
ngân hàng khác. V Theo sản phẩm:
- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là sản phẩm chủ đạo trong danh mục huy động tiền gửi của BIDV. Đây là sản phẩm truyền thống và cũng là sản phẩm
được BIDV tập trung huy động với mức lãi suất cạnh tranh và các sản phẩm đa
dạng: tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh
hoạt, tiết kiệm dự thưởng... Trong 2 năm 2006, 2007 hình thức huy động này luôn
Năm Thẻ ghi nợ Thẻ tín đụng POS ATM Thu phí ròng (tỷ đồng) 31/12/2008 đạt 15.200 tỷ đồng. S Theo kỳ hạn:
- Trong 2 năm 2006 và 2007 cơ cấu vốn dân cư của BIDV được duy trì ở mức khá
hợp lý với tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng dao động từ 36 - 39%, tiền gửi từ 12
tháng trở
lên chiếm tỷ trọng khoảng 55%. Kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng huy động lớn nhất
khoảng 45%, phản ánh cơ cấu vốn tương đối ổn định.
- Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của BIDV đã
tăng trưởng đột biến, chiếm tỷ trọng tới 75% đạt 44.072 tỷ đồng, trong khi
tiền gửi có kỳ
hạn trên 12 tháng giảm gần 36% chỉ còn 25% đạt 14.800 tỷ đồng. Trong năm
này, tiền
gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống chiếm tỷ trọng chủ yếu 50%, cao nhất là kỳ
hạn 3
tháng chiếm 24%, kỳ hạn 12 tháng giảm mạnh chỉ chiếm 23%. Nguyên nhân
chủ yếu
do: lạm phát tăng nhanh ở mức 2 con số xuất phát từ tăng trưởng tín dụng quá
nóng cuối
năm 2007 đã kéo theo làn sóng không ngừng gia tăng lãi suất huy động đặc
biệt tại các kỳ
hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Tâm lý kỳ
vọng lãi suất
tiếp tục tăng cũng là lý do người dân ưa chuộng kỳ hạn ngắn giai đoạn này. Từ những phân tích trên có thể thấy đặc điểm đầu tư tiền gửi của đối tượng khách hàng cá nhân tại BIDV như sau:
- về loại tiền: khách hàng vẫn ưa chuộng tiền gửi VND.
2006 570.908 NA NA 390 8
2007 1.074.212 NA 562 694 14
2008 1.510.675 49 968 973 18,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HDKD của BIDVnăm 2006-2008, 6T đầu năm 2009)
Hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2006-2008 của BIDV thể hiện trên các chỉ tiêu kinh doanh chính đã đạt kết quả như sau:
Tốc độ tăng trưởng trung bình của số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành đạt 64%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần, năm 2007 đạt 88% nhưng năm 2008 chỉ đạt 40,6%. Trong 6 tháng đầu năm 2009, số lượng thẻ ghi nợ mới chỉ tăng 6,9% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ ghi nợ của BIDV thấp hơn so với tốc độ trung bình của thị trường, điều này dẫn đến vị trí và thị phần của BIDV về thẻ ghi nợ nội địa liên tục suy giảm qua các năm. Năm 2005, BIDV đứng thứ hai trên thị trường về số lượng thẻ ghi nợ nội địa nhưng năm 2006, đã tụt xuống vị trí thứ tư (sau VCB, Đông Á và ICB) với 13,5% thị phần; năm 2007, tụt xuống vị trí thứ năm (sau VCB, Đông Á, ICB và VBARD) với 12,27% thị phần; năm 2008, BIDV vẫn ở vị trí thứ năm nhưng thị phần đã giảm xuống chỉ còn 10,8%. Bước sang năm 2009, mặc dù vẫn duy trì vị trí thứ năm nhưng thị phần thẻ ghi nợ của BIDV tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 10,2%.
Biểu 2.4: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa giai đoạn 2007-T6/2009 của BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu
Năm 2006 2007 2008 Tổng cộng Kết quả Tt so với năm 06 Kết quả Tt so với năm 07
(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2007 - T6/2009)
BIDV mới chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ tháng 3/2009 đồng thời mới chỉ phát hành thẻ tín dụng quốc tế, chưa phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nên số lượng thẻ quốc tế phát hành còn rất khiêm tốn, chưa tạo được bất kỳ dấu ấn nào trên thị trường thẻ quốc tế của Việt Nam.
BIDV chính thức triển khai dịch vụ thanh toán thẻ qua POS từ tháng 8/2007 tuy nhiên việc phát triển mở rộng mạng lưới POS của BIDV gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2008, số lượng POS mở mới tăng 72% so với năm 2007 nhưng 6 tháng đầu năm 2009, số lượng POS mở mới giảm 14,5% so với năm 2008. Mạng lưới POS của BIDV hiện tại mới nắm giữ một thị phần vô cùng khiêm tốn là 3,5%.
Năm 2005, BIDV có mạng lưới ATM lớn thứ hai sau VCB, tuy nhiên bước sang năm 2006 BIDV tụt xuống vị trí thứ tư về mạng lưới ATM sau VBARD, VCB, Đông Á với 14,3% thị phần. Sang năm 2007, BIDV vươn lên đứng thứ ba về mạng lưới ATM sau VCB và VBARD với 15,1% thị phần. Tuy nhiên sang năm 2008, mặc dù vẫn giữ vị trí thứ ba về mạng lưới ATM nhưng thị phần của BIDV đã giảm xuống 13%. Sang năm 2009, lần đầu tiên sau 3 năm BIDV đã không còn nằm trong top 3 ngân hàng có mạng lưới ATM lớn nhất Việt Nam và bị Vietinbank chiếm mất vị trí thứ 3, thị phần của BIDV cũng giảm còn 11,2%.
Tốc độ tăng trưởng thu phí ròng dịch vụ thẻ của BIDV trong giai đoạn này cũng có xu hướng giảm dần, năm 2007 tăng 75% nhưng đến năm 2008 chỉ tăng 17,8 %. 6 tháng đầu năm 2009, thu phí ròng dịch vụ thẻ đạt 10,6 tỷ đồng, bằng 57% cả năm 2008. Tuy nhiên, theo dự báo, tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu này cả năm 2009 sẽ không cao bằng năm 2008.
Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV giai đoạn 2006 - T6/2009 đã đạt được