2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt: BIDV.
Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vốn Điều lệ: 23.011.705.420.000 VND (Hai mươi ba nghìn không trăm mười một tỷ bảy trăm linh năm triệu bốn trăm hai mươi nghìn đồng).
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Lịch sử phát triển ngân hàng BIDV chia làm ba giai đoạn với ba tên gọi khác nhau:
- Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 - 1981)
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước.. .Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng
______ Khôi Cong tγ c□n
Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Ngân hàng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao, đồng thời đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
- Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 - nay)
Trong thời kì cả đất nước thực hiện đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng xây dựng hệ thống các chính sách và mục tiêu kinh doanh. Ngân hàng đã tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển, thực hiện kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của NHTM, từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng. Ngân hàng đã hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống, từng bước xây dựng ngành vững mạnh, thực hiện đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao. Ngân hàng thực hiện lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt, đầu tư phát triển công nghệ thông tin, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức-quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại. BIDV không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới, tích cực bồi đắp văn hoá doanh nghiệp.
Năm 2012, Thông đôc Ngân hàng Nha nươc (NHNN) đa co Giây phep sô 84/GP- NHNN vê viêc thanh lâp và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam . BIDV được thanh lâp dươi hình thưc công ty cô phân , có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngân hàng co vốn điều lê là 23.011.705.420.000 đồng và có thời hạn hoại; động là 99 năm kế tư ngày cap Giay phép thành lập và hoại: động.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức.
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành bốn khối với tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hờn 18.000 người.
— c⅛τg Cv CPCliLTiLI ữkáh BEW ' — Lrjrij tv ClW UkjỄ TiLTiiiiH TNm MTV SJDV — cfc∣g Cv TTLHH Quari T1I IW V ù: TIjI Tliđt tai sán CSng ⅛ TNbH EKJV Cfjfc t⅛ tai TWiLI KlIILi
Khối ngân hàng bao gồm: Hội sở chính và 136 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch), 595 phòng giao dịch, 16 Quỹ tiết kiệm/Điểm giao dịch; Trường đào tạo cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thống tin; các Văn phòng đại diện: VPĐD tại Tp. Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nằng, VPĐD tại Càmpuchià, VPĐD tại Myanmar, VPĐD tại Lào, VPĐD tại Séc.
Khối công ty con: 06 Công ty bao gồm Công ty cho thuê tài chính TNHH Một thành viên BIDV (BLC), Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), Tổng Công ty
Năm 2012 2013 2014
(i) (i) (ii) (i) (ii)
cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hong Kong (BIDVI), Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào -Việt (LVI) (Sở hữu gián tiếp qua công ty con).
Khối liên doanh: gồm 06 đơn vị liên doanh: Ngân hàng liên doanh VID Public Bank (VPB), Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-Việt Nam Partners (BVIM), Ngân hàng liên doanh Là - Việt (LVB), Công ty liên doanh Tháp BIDV, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV Metlife. Khối các đơn vị liên kết: gồm 01 đơn vị liên kết: Công ty cổ phần Cho thuê Máy bay Việt Nam (VALC).
Tại trụ sở chính, ngân hàng BIDV hoạt động với 7 khối, trong đó khối Ngân hàng Bán buôn, khối Bán lẻ và mạng lưới, khối Vốn và kinh doan vốn là những khối kinh doanh của ngân hàng. Các khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Tài chính- kế toán, khối Hỗ trợ thuộc khối bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính BIDV - phụ lục)
Hiện nay, BIDV là một trong ba ngân hàng TMCP có mạng lưới rộng nhất Việt Nam với tổng số 136 chi nhánh (bao gồm 1 Sở giao dịch) 584 phòng giao dịch và 16 quỹ tiết kiệm/điểm giao dịch. Các chi nhánh tại BIDV được tổ chức gồm 5 khối: khối Quản lý khách hàng, khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Quản lý nội bộ và khối trực thuộc (sơ đồ cơ cấu tổ chức tại chi nhánh BIDV - phụ lục)
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2012-2014
2.1.2.1. Ket quả hoạt động kinh doanh ngân hàng BIDV giai đoạn 2012-2014 a) Các chỉ tiêu quy mô và chất lượng
Trong điều kiện chung của nền kinh tế, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, NHNN, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, đồng thời chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Bởi vậy, các chỉ tiêu về quy mô hoạt động của BIDV liên tục tăng trưởng, mở rộng qua các năm. Năm 2013, tổng tài sản của BIDV đạt 548.386 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2012. Trong năm 2014, con số này tiếp tục tăng thêm hơn 100 nghìn tỷ lên 650.340 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản dẫn đầu thị trường. Bên cạnh đó, theo đề án sáp nhập ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng song Cửu Long (MHB) vào BIDV tháng 5/2015 thì quy mô tổng tài sản sau sáp nhập tăng lên 695.482 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản MHB là 45.142 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu quy mô và chất lượng trong hoạt động của BIDV giai
đoạn 2012-2014
Vốn chủ sở hữu 26.494 32.039 21% 33.271 3,8%
Huy động vốn 358.019 416.726 16,4% 501.909 20%
Dư nợ tín dụng 339.924 391.035 15% 445.693 14%
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 4.325 5.290 6.297 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0,74% 0,78% 0,83% Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 12,9% 13,8% 15,27%
(i) Kết quả thực hiện trong năm (ii) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên ngân hàng BIDV năm 2012-2014
Vốn chủ sở hữu tăng đều đặn qua các năm. Ngày 28/12/2011, BIDV đã mở đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với số lượng đấu giá là 84.754.146 cổ phiếu. Toàn bộ cổ phiếu chào bán đã được bán hết với giá đấu bình quân là 18.583 đồng/cp và BIDV thu về 1.575 tỷ đồng, góp phần làm vốn chủ sở hữu tăng lên, đạt 26.494 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Tính đến ngày 31/12/2013, vốn chủ sở hữu của BIDV đạt 32.039 tỷ đồng, tăng 5.545 tỷ đồng (21%) so với năm 2012. Ngày 24/01/2014, BIDV chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn TP Hồ Chí Minh. Qua 9 phiên giao dịch, cổ phiếu BID luôn là cổ phiếu dẫn dắt thị trường, đặc biệt khối lượng thanh khoản qua 9 phiên rất cao. Nhờ vào đó, BIDV đã tăng 1.232 tỷ đồng vốn chủ sở hữu lên 33.271 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2013.
Với quy mô vốn liên tục tăng trưởng, BIDV hiện là ngân hàng lớn thứ hai trong số các NHTMCP Việt Nam về quy mô tổng tài sản và đứng thứ ba về quy mô vốn chủ sở hữu (số liệu tính tại thời điểm 31/12/2014). Bởi vậy, ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ để đầu tư cho hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới truyền thống và hiện đại, đồng thời xây dựng được uy tín với lợi thế tâm lý hướng về nơi an toàn hơn khi nền kinh tế có nhiều biến động.
28
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2012-2014
Dư nợ tín dụng và tỷ lệ nơ xấu tại BIDẦ’ 2012-2014
Dư nợ tin dụng (tỳ đồng)
B Tý lệ nợ xâu (%)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo thường niên của BIDV năm 2012-2014 Huy động vốn và dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Từ mức nợ xấu khá cao 2,9% trong năm 2012, bằng nỗ lực và quyết tâm xử lý mà BIDV đã giảm tỷ lệ này xuống còn 2,37% năm 2013 và giảm xuống chỉ còn 2,03% trong năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm mạnh trong năm 2014 chủ yếu là nhờ mức tăng trưởng tín dụng rất cao vào những tháng cuối năm, lên tới 18,9%, đồng thời một phần là do bán được 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.
b) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh của BIDV tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2012-2014, thể hiện nỗ lực lớn của ngân hàng trong điều kiện BIDV tiên phong thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2012-2014
Chi tiêu 2012 2013 2014
(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)
Trong thời gian qua, BIDV vẫn đảm bảo duy trì mức tăng trưởng mạnh về lợi nhuận qua các năm. Lợi nhuận trước thuế tăng 965 tỷ đồng từ 4.325 tỷ đồng năm 2012 lên 5.290 tỷ dồng năm 2013. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 6.065 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2013. Lợi nhuận gia tăng là do trong năm 2014, mảng ngoại hối lãi thuần 265 tỷ, hoạt động dịch vụ lãi thuần 2.889 tỷ đồng cả năm, thu nhập lãi thuần tăng 13,8% đạt 15.869 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lãi thuần 821 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro của BIDV cả năm 2014 tăng 13,7%, đạt 13.391 tỷ đồng.
Với mức tăng trưởng nhanh về tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận, các chỉ số ROA, ROE của BIDV vẫn được đảm bảo ở mức cao. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng nhẹ qua các năm, từ 0,74% năm 2012 tăng lên 0,78% năm 2013 và 0,83% năm 2014. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng từ 12,9% năm 2012 lên 13,8% năm 2013 và 15,27% năm 2014. BIDV luôn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hàng tín nhiệm quốc tế: hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR) luôn duy trì >9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, khẳng định năng lực kinh doanh phát triển, ổn định, bền vững, xác lập vị thế quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ.
2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh giữa các NHTM diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn vốn huy động của BIDV vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Ngân hàng đã ứng dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế thông qua các sản phẩm đa dạng, tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng với mức lãi suất phù hợp.
Năm 2012, tổng vốn huy động của BIDV đạt 399.326 tỷ đồng, tăng 26.6% so với năm 2011, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống (15,6%). Trong năm này, BIDV là NHTM đầu tiên phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm với khối lượng 3.030 tỷ, 6.300 tỷ chứng chỉ tiền gửi dài hạn và đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn trung dài hạn khác, thích ứng nhanh với xu hướng thị trường.
Bảng 2.3: Tổng vốn huy động ngân hàng BIDV giai đoạn 2012-2014
Tiền gửi và vay các TCTD
khác 39.550 10% 47.799 10% 86.186 15%
Tiền gửi của khách hàng 303.060 76% 338.902 72% 440.472 75%
Phát hành GTCG 28.506 ■7% 33.254 ■7% 20.077 ■3%
Tiền vay bảo hiểm xã hội 16.780 ■4% 31.500 ■7% 23.000 ■4%
(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)
Nợ ngắn hạn 190.034 17,3% 220.539 16% 256.607 16,4%
Nợ trung hạn 40.614 13,9% 51.615 27,1% 62.186 20,5%
Nợ dài hạn 109.274 13,5% 118.880 8,8% 126.899 6,7%
Tổng dư nợ 339.924 15,6% 391.035 15% 445.693 14%
(i) Kết quả thực hiện trong năm (ii) Tỷ trọng so với tổng vốn huy động Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên BIDV năm 2012-2014 Sang năm 2013, huy động vốn tăng lên 467.951 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2012, trong đó tiền gửi khách hàng đạt 338.902 tỷ, chiếm 72% tổng vốn huy động. BIDV tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ khi năm 2014, lượng vốn huy động đạt 589.856 tỷ đồng, tăng 121.905 tỷ đồng so với năm 2013 do BIDV đã nỗ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và khách hàng phù hợp, trong đó cơ cấu nguồn vốn huy động đã có cải thiện lớn theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng từ 72% năm 2013 lên 74,7% năm 2014.
Để đạt được những kết quả trên, toàn hệ thống BIDV đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể như ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng, đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng tích cực thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, tăng cường tính tiện ích, an toàn, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng.
31
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng
Vốn tín dụng của BIDV trong các năm qua luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng/địa bàn trên cả nước. Giai đoạn 2012 - 2014, tăng trưởng tín dụng bình quân của BIDV là 14,5%. Mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lượng