2.2.1.1. Kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đã dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính hùng mạnh trên thế giới như Lehmen Brother, Bear Stearns,... Những tập đoàn còn trụ vững trên thị trường sau khủng hoảng đều phải đổi mới mô hình tổ chức hoạt động, trở thành NHTM đa năng thay vì tập trung đầu tư cho một lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã kéo theo sự suy giảm
của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán toàn cầu, tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng. 7 năm sau cuộc khủng hoảng, với nỗ lực của Chính phủ và người dân, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, GDP đang trên đà tăng trưởng trở lại.
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới năm 2008-2014 và dự báo đến năm 2018
Đơn vị: %
Nguồn: IMF Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng đã làm thay đổi căn bản mô hình kinh doanh của các định chế tài chính trên thế giới, khi các NHTM nhận ra rằng hoạt động của NHTM mà cốt lõi là hoạt động ngân hàng bán lẻ mới là nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững của một ngân hàng, chứ không phải hoạt động đầu tư. Vì thế, vai trò của hoạt động bán lẻ đã trở về vị trí vốn có của nó.
Kinh thế thế giới giai đoạn 2012-2014 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm 2014 là giá dầu mỏ trên thị
trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.
2.2.1.2. Kinh tế trong nước
Quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới đem đến cho kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức, rủi ro. Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực.
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2014
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2014 Năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013, lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm qua (CPI 1,84%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 283 tỷ USD tăng 12,8%, thặng dư thương mại 2,39 tỷ đồng. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp trong vòng 10 năm, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao, tiến trình thực hiện đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế đang được thúc đẩy. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc
2012 2013 2014
(i) (i) (ii) (i) (ii)
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế 127.467 135.31 9
6,2% 191.50 9
41,5% Huy động vốn từ dân cư 175.593 203.58
3 16% 2248.96 22,3%
Tổng vốn huy động từ khách hàng 303.060 338.90
2 11,8% 1440.47 30%
quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay.
Biểu đồ 2.6: Biến động tổng doanh thu toàn bảng xếp hạng VNR500 giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Vietnam Report Những biến động kinh tế giai đoạn vừa qua cũng được phản ánh trong bức tranh toàn cảnh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500). Theo thống kê của Vietnam Report, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 tăng dần qua các năm công bố. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2009-2010 và 2011-2012, tăng trưởng tổng doanh thu có dấu hiệu giảm tốc. Sang năm 2013-2014, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 cũng dần ổn định hơn với tốc độ tăng tương ứng trung bình 15%/năm.
Cùng với đó, môi trường kinh doanh Việt Nam đã ghi nhận những cải thiện đáng kể, chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu (GCR) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã ghi nhận mức độ cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện, tăng 7 bậc so với báo cáo năm 2012-2013 xếp ở vị trí 68/148 nền kinh tế. Đồng thời, theo Báo cáo cập nhật về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2014, Việt Nam xếp hạng 78/189 nước, tăng 21 bậc về mức
độ thuận lợi kinh doanh so với năm 2013. Với những tiến triển đó, Việt Nam được ghi nhận là một trong những nền kinh tế mới nổi hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài. Sự khởi sắc về môi trường vĩ mô chung đã tạo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống NHTM trong đó có BIDV.
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV năm 2012-2014
Hiện nay, với quy mô dân số hơn 91 triệu dân nhưng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ ở mức 12% và tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng là 22%, tiềm năng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là rất lớn và đang là một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng của BIDV hiện tại và trong tương lai.
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV năm 2012-2014 a) Huy động vốn
Bảng 2.5: Tăng trưởng vốn huy động từ khách hàng tại BIDV năm 2012-2014
(ii) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Trong giai đoạn 2012-2014, nguồn vốn huy động của BIDV tăng trưởng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Bên cạnh sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng, trong giai đoạn vừa qua, BIDV cũng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định về nguồn huy động từ dân cư. Theo đó, năm 2012, nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh tới 36%, đạt 175.593 tỷ đồng, chiếm 56% tổng vốn huy động từ khách hàng. Trong năm 2013, tiền gửi từ dân cư tăng 16% đạt 203.583 tỷ đồng, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư/tổng vốn huy động đạt 60%. Cơ cấu vốn huy động tăng trưởng theo hướng gia tăng tính ổn định của nền vốn,
2012 2013 2014
(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)
Cá nhân 47.437 14% 58.828 15% 80.218 18%
Doanh nghiệp Nhà nước 91.477 26,9% 93.730 24% 88.510 19,9% DN có vốn đầu tư nước ngoài 8.391 2,5% 7.041 1,8% 7.836 1,7% DN ngoài Nhà nước và các tổ
chức khác 192.618 56,6% 231.436 59,2% 269.129 60,4%
Tổng cộng 339.923 100% 391.035 100% 445.69
3
100%
tiền gửi từ dân cư tăng qua các năm và đạt 248.962 tỷ đồng vào năm 2014, chiếm tỷ trọng 57% tổng tiền gửi của khách hàng. Những số liệu trên cho thấy nguồn tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn và có đóng góp quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, góp phần tạo lập nguồn vốn lớn và ổn định.
Biểu đồ 2.7: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng BIDV giai đoạn 2012-2014
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Huy động tiền gửi khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng 81% năm 2013 và 81,8% năm 2014. Tiền gửi nội tệ tăng mạnh so với năm trước cả về khối lượng (tăng 96.809 tỷ) và tỷ trọng, chiếm 91,8% tổng giá trị tiền gửi của khách hàng năm 2014. Tiền gửi ngoại tệ giảm do ngân hàng thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chính sách kết hối.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động BIDV giai đoạn 2012-2014
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Mặc dù lãi suất huy động của BIDV giảm và thấp hơn một số NHTMCP khác nhưng ngân hàng vẫn huy động được lượng vốn dồi dào từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân là do trong giai đoạn nền kinh tế trong nước chưa ổn định, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng có nhiều biến động, rủi ro cao. Bởi vậy, dù lãi suất các ngân hàng đều liên tục giảm nhưng gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư đa số người dân lựa chọn bởi tính an toàn, tiện lợi. Bên cạnh đó, cùng với uy tín và thương hiệu lâu năm, BIDV còn liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi dự thưởng với giá trị lớn nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Việc tiền gửi khách hàng dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi khách hàng thể hiện BIDV đang thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển các khách hàng cá nhân mới.
b) Hoạt động tín dụng bán lẻ
Dư nợ tín dụng tại BIDV só sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt dư nợ tín dụng từ hoạt động bán lẻ ngày càng tăng về giá trị cũng như tỷ trọng.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại BIDV giai đoạn 2012-2014
(ii) Tỷ trọng so với tổng dư nợ tín dụng (%) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)
Hoạt động thanh toán 830.148 30,2% 942.581 28,4% 1.126.722 27,7% Hoạt động bảo lãnh 786.916 28,6% 894.525 27% 1.089.504 26,7%
Hoạt động ngân quỹ 26.550 1% 31.966 1% 27.163 0,7
%
Dịch vụ đại lý 82.425 3% 110.636 3,3% 140.036 3,4
% Hoạt động bảo hiểm 562.067 20,4% 608.280 18,4% 697.108 17% Dịch vụ khác 463.652 16,8% 726.298 21,6% 990.171 24,6%
Tổng thu nhập từ
hoạt động dịch vụ 2.751.758 100% 3.314.286 100% 4.070.704 100%
Chi phí từ hoạt động
dịch vụ 615.746 - 852.810 - 1.178.465 -
Lãi thuần hoạt động
dịch vụ 2.136.012 - 2.461.476 - 2.892.239 -
Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2013, dư nợ bán lẻ đạt 58.828 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng 36,4% trong năm 2014, đạt mức 80.218 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ cũng có sự chuyển dịch khi tỷ trọng dư nợ từ hoạt động bán lẻ tăng từ 14% năm 2012 lên 18% năm 2014. Ngân hàng chủ trương gia tăng quan hệ với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị cho vay khách hàng của BIDV bởi ngân hàng nhiều năm liền đã khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực bán buôn. Việc dịch chuyển cơ cấu tín dụng cũng là định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn này khi ngân hàng tích cực mở rộng lĩnh vực bán lẻ, tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ BIDV giai đoạn 2012-2014
Dư nợ hoạt động bán lẻ (tỳ đồng)
—■—Táng trường tin dụng bán lẻ (%)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Với đề án sáp nhập MHB vào BIDV dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 5/2015, BIDV càng có điều kiện tập trung phát triển lĩnh vực tín dụng bán lẻ bởi MHB có thế mạnh ở thị trường nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là ngân hàng chuyên về bán lẻ với dư nợ từ khách hàng cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm khoảng 60% tổng dư nợ trong những năm gần đây. Thế mạnh lâu nay của BIDV là phát triển dịch vụ tài chính ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, việc sáp nhập này giúp BIDV đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng khu vực nông nghiệp, ngành nghề mà trước đây BIDV chưa tập trung khai thác.
Trong những năm tới, với nền khách hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ngân hàng xác định lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV và BIDV phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn.
c) Hoạt động cung ứng dịch vụ
Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng BIDV giai đoạn 2012-2014
Thu từ dịch vụ thanh toán (triệu đồng) 830.148 942.581 1.126.722
Thanh toán trong nước
Số lượng giao dịch (triệu) 9,4 11,7 14,9
Doanh số thanh toán (nghìn tỷ đồng) 5.660 5.843 8.886
Thanh toán quốc tế và TTTM
Doanh số thanh toán XNK (tỷ USD) 5,36 10,6 13
(i) Kết quả thực hiện trong năm (triệu đồng) (ii) Tỷ trọng so với tổng thu từ dịch vụ (%)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo tài chính ngân hàng BIDV năm 2012-2014 43
Hoạt động cung ứng dịch vụ có sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ. Nhờ đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới liên kết và phâm phối, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thu dịch vụ ròng giai đoạn 2012 - 2014 của BIDV tăng trưởng bình quân 16%/năm, liên tục nhiều năm giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam về thu dịch vụ ròng. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/Tổng thu nhập hoạt động giai đoạn 2012 - 2014 duy trì ổn định ở mức 8%. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng thu nhập từ các dòng dịch vụ bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn 2012-2014. Trong năm 2012, mặc dù có những khó khăn chung của nền kinh tế, các khách hàng truyền thống đã hạn chế các dịch vụ như thanh toán, tài trợ thương mại, tuy nhiên thu thuần dịch vụ của BIDV vẫn đạt 2.136 tỷ đồng, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2011. Năm 2013, lãi ròng từ dịch vụ tăng 15,2%, đạt 2.461 tỷ đồng và thu về 2.892 tỷ đồng vào năm 2014.
• Hoạt động thanh toán
Dịch vụ thanh toán (bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế) là mảng hoạt động có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào tổng thu từ hoạt động dịch vụ của BIDV trong giai đoạn 2012-2014.
Thu nhập từ hoạt động thanh toán liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2013, lãi ròng từ hoạt động thanh toán đạt 889.840 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2012. Trong năm 2014, BIDV thu về 1.056.077 triệu đồng lãi từ dịch vụ thanh toán, tăng 19% so với năm 2013, chiếm 28% tổng thu dịch vụ ròng.
Thanh toán trong nước là dịch vụ thế mạnh của BIDV với số lượng giao dịch và doanh số thanh toán không ngừng tăng lên trong những năm qua. Số lượng giao dịch