a) Các hoạt động được tổ chức hệ thống theo ba tầng tiếp nhận nội dung của văn bản đọc: bề mặt, sâu, vượt văn bản.
Từ việc tìm hiểu định nghĩa và cấu trúc của năng lực đọc, chúng ta có thể nhận thấy đọc là một hoạt động phân tích các ý của văn bản. Để đi vào con đường đọc hiểu văn bản đọc một cách đầy đủ, chúng ta cần sơ bộ hình dung văn bản này bao gồm những yếu tố nào? Phải nói ngay rằng, cấu trúc văn bản đọc nói chung và văn bản văn chương là một hiện tượng hết sức phức tạp gồm nhiều yếu tố (nhiều ý)
ý của văn bản là ba nhóm mức độ phát triển kĩ năng đọc tương ứng: Biết, hiểu và vận dụng.
Ý bề mặt thể hiện qua ngôn từ của văn bản. Các từ, câu, đoạn đều có nghĩa. Và người đọc trước hết phải nhận ra mặt chữ, vang lên trong đầu cái âm thanh mang nghĩa của từ đó; rồi phải hiểu nghĩa của từ ấy trong ngữ cảnh của câu, đoạn. Các từ ngữ rất đa dạng, đòi hỏi người đọc tối thiểu phải hiểu nghĩa của chúng. Nói cách khác, văn bản ngôn từ có nghĩa: nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa đoạn. Các nghĩa ấy xây dựng nên trong tâm trí người đọc một ý nghĩa trực tiếp của văn bản. Khi tìm hiểu ý bề mặt (nghĩa hiển ngôn), người đọc đang trả lời các nội dung sau: sự vật hay sự việc trong văn bản đang đọc là gì? Diễn ra ở đâu và diễn ra khi nào?
Ở ý thứ hai-ý sâu của văn bản (nghĩa hàm ngôn), người đọc sẽ hình thành kĩ năng diễn giải những gì chứa đựng trong văn bản. Khi đọc văn bản, người đọc cần quan tâm các nội dung như sau: một đoạn văn thể hiện, gợi ý hoặc nhân cách hóa điều gì? Một biện pháp nghệ thuật nào đó có nghĩa là gì? Đồng thời, chính bản thân người đọc cũng đang phân tích những nội dung họ đọc được trong văn bản qua các kĩ năng: giải thích, phân loại, so sánh, đối chiếu và hoạt hóa kiến thức nền.
Ở ý vượt văn bản, người đọc vượt ra ngoài văn bản để kết nối với ý nghĩa trong thực tế cuộc sống. Khi tìm hiểu ý này, người đọc đang hình thành những câu hỏi về tinh thần như: Văn bản này kết nối với cuộc sống của tôi như thế nào? Ý nghĩa của văn bản với cuộc sống của mọi người? Ý nghĩa về đạo đức hay giá trị nhân văn của văn bản là gì? Tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? Với mức độ vận dụng, chính người đọc sẽ kết nối văn học với kinh nghiệm của riêng họ và với ý nghĩa của cuộc sống xung quanh.
Tuy có thể phân biệt ba phương diện ý nghĩa trên, song trong thực tế, chúng gắn bó với nhau rất chặt chẽ, sự phân biệt chỉ có tính chất ước lệ. Như vậy khi tổ chức các hoạt động đọc văn bản cần bám sát cấu trúc của văn bản như đã phân tích ở trên để tổ chức hệ thống các hoạt động đọc theo ba tầng tiếp nhận nội dung của văn bản đọc: bề mặt, sâu, vượt văn bản tương ứng với ba mức độ của kĩ năng đọc là: biết, hiểu và vận dụng.
b) Kết nối chặt chẽ dạy đọc với dạy viết các hoạt động đa dạng có tính trải nghiệm thực tế như: hát, diễn kịch, làm sản phẩm
Phối hợp dạy đọc với viết là một trong những định hướng nổi bật của việc dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực. Kết quả của nhiều nghiên cứu đã khẳng định có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa đọc và viết vì cả hai đều liên quan mật thiết đến tiến trình tạo lập ý nghĩa. Mối liên hệ này chỉ ra rằng đọc và viết là những kĩ năng ngôn ngữ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau (Lapp et al, (2007).
Dạy viết trong readers’workshop:
Trong suốt phần học Đọc được hướng dẫn, HS tham gia đọc văn bản theo nhóm, thực hiện một số hoạt động viết trong quá trình tương tác giữa HS với văn bản và HS với HS khi đọc văn bản dưới hướng dẫn, tổ chức hoạt động của giáo viên.
Trong đọc thầm không gián đoạn hay đọc độc lập, HS sẽ viết vào nhật kí đọc (reading logs), trong đó các em viết thời gian, số trang đọc, tóm tắt nội dung đọc, các hoạt động đã thực hiện, và những cảm nghĩ, nhận xét về điều đã đọc, những thích thú có được từ đọc. Hoặc HS thể hiện phản hồi của mình sau đọc bằng cách viết nhật kí hoặc tư công trình mô tả như kiểu những mục tin trên báo (journal writing).
Ngoài ra, ở cách tổ chức học đọc mang tên “Nhà hát của người đọc” cung cấp cho người học một phương cách tham gia vào việc đọc lặp lại một văn bản văn chương trong một ngữ cảnh có mục đích và ý nghĩa. Phương pháp dạy học này là một cách giảng dạy bổ trợ giúp gia tăng mức độ trôi chảy trong đọc, nâng cao việc hiểu văn bản cũng như làm cho trẻ quan tâm và nhiệt thành đến việc học đọc. Trong hình thức tổ chức học đọc này, HS hóa thân thành các nhân vật hoặc sắm vai thể hiện nhân vật. Tuy nhiên, không như các vở kịch truyển thống, các “vở kịch” trong lối học Nhà hát của người đọc không đòi hỏi phải có trang phục hay cảnh vật phức tạp. Người họcchủ yếu sử dụng giọng nói và biểu cảm của gương mặt cùng với vài phương tiện đơn giản sẵn có để thể hiện nội dung văn bản.
Học sinh và giáo viên hóa trang thành những nhân vật để đóng kịch, thể hiện lại một câu chuyện nào đó. Hoặc học sinh hóa trang thành những nhân vật mà mình thích trong các câu chuyện để đến nghe kể chuyện, hoặc tham gia vào các sự kiện đọc sách của trường (như những Buổi tối đọc sách với gia đình – Family Reading Nights; các Hội nghị về đọc – Reading Conferences).
Ngoài các hình thức đã đề cập ở trên, các hoạt động nghệ thuật khác như vẽ, hát, làm sản phẩm là một cách tuyệt vời để thúc đẩy phát triển khả năng đọc viết và ngôn ngữ. Những đứa trẻ vẽ tranh về những câu chuyện chúng đã đọc sẽ cải thiện khả năng đọc hiểu và được thúc đẩy để đọc tài liệu mới (Deasy & Stevenson, 2002). Nghệ thuật phát triển các kỹ năng biểu cảm và phản xạ để tăng cường viết, và cũng thúc đẩy nhận thức các kiến thức về không gian, kiến thức thị giác và sáng tạo bằng lời nói.