Sự thể hiện của từng HS qua quá trình học đọc tại lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 113 - 194)

Thực nghiệm được thực hiện trên 6 HS (A, B, C, D, E, F) của lớp Ba A Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Công cụ sử dụng để khảo sát HS qua quá trình học đọc tại lớp là bảng kiểm. Người viết trình bày các kết quả khảo sát theo từng giai đoạn.

KĨ NĂNG ĐỌC Ở MỨC ĐỘ HIỂU Ý BỀ MẶT

Các biểu hiện cho thấy sự thể hiện kĩ năng đọc ở mức độ biết được khảo sát qua bảng kiểm.

Dưới đây là sự thể hiện của 6 HS lần lượt qua 3 giai đoạn.

Bảng 3.10. Thể hiện mức độ hiểu ý bề mặt qua 3 giai đoạn của 6 HS

Mức độ Năng lực đọc

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

1 21 42 75

2 38 46 17

3 29 8 8

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Mức độ Năng lực đọc

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

Biểu đồ 3.9. Thể hiện mức độ hiểu ý bề mặt qua 3 giai đoạn của 6 HS

Kết quả khảo sát các biểu hiện hiểu biết về đọc của HS trong các giai đoạn (Xem từ phụ lục 5 đến phụ lục 9)

Kết quả khảo sát ở 2 tuần học đầu tiên của giai đoạn 1 cho thấy HS đã thể hiện được kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý bề mặt dựa trên bài làm, đặc biệt các em đều biết

nhận diện chi tiết, sự kiện quan trọng. HS thường xuyên thực hiện kĩ năng này thông qua việc trả lời các câu hỏi trong giờ Tập đọc nên sự thể hiện ở mức độ 2 chiếm (46%). Các biểu hiện được thể hiện ở mức độ 1 và mức độ 3 không cao (21% và 29 %) và biểu hiện được thể hiện ở mức độ 3 có nhưng chiếm tỉ lệ thấp (12%). Dựa vào kết quả này, GV có thể điều chỉnh và bổ sung các kế hoạch, bài tập giúp HS nâng cao hiểu biết về kĩ năng đọc.

Kết quả theo dõi trong giai đoạn 2 của 4 tuần học tiếp theo cho thấy HS đã cải thiện dần kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý bề mặt. Sau 4 tuần học, các biểu hiện kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý bề mặt của HS đã thay đổi. Mức độ 1 và 2 tăng dần, mức độ 3 và 4 giảm. HS thể hiện thêm biểu hiện hiểu nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Do đó, mức độ nhận biết của HS đang dần được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Kết quả khảo sát ở đợt 3 cho thấy sự thay đổi của HS so với đợt 1 và đợt 2. Dù vẫn duy trì mức độ 3 là 8% nhưng mức độ 2 giảm nhanh (17%) và mức độ 1 tăng vọt (75%). Các biểu hiện được thể hiện ở mức độ 1 (vượt trông đợi) là sắp xếp

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Mức độ Năng lực đọc

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

diện các chi tiết, sự kiện và kết nối, sắp xếp chúng theo thứ tự theo yêu cầu.

Qua 3 giai đoạn, sự thay đổi của HS biểu hiện rõ rệt. Kết quả thu được cho thấy HS thể hiện mức độ 1 tăng dần, các em nhận diện và sắp xếp các chi tiết theo trình tự, hiểu được nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Mức độ 2, mức độ 3 và mức độ 4 giảm dần chứng tỏ kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý bề mặt của HS đã dần được cải thiện.

KĨ NĂNG ĐỌC Ở MỨC ĐỘ HIỂU Ý SÂU

Các biểu hiện cho thấy sự thể hiện kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý sâu được khảo sát qua bảng kiểm. Dưới đây là sự thể hiện của HS lần lượt qua 3 giai đoạn.

Bảng 3.11. Thể hiện mức độ hiểu ý sâu qua 3 giai đoạn của 6 HS

Mức độ Năng lực đọc

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

1 11 33 72

2 44 55 22

3 28 6 6

Kết quả khảo sát ở 2 tuần học đầu tiên của giai đoạn 1 cho thấy HS đã thể hiện được kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý sâu dựa trên bài làm, đặc biệt các em đều biết suy luận từ chi tiết, hành động để suy ra tính cách nhân vật. Tuy nhiên, HS mới chỉ thể hiện việc hiểu một phần tính cách nhân vật nên mức độ 2 chiếm (44%). Một số HS suy luận chặt chẽ hơn, thể hiện ở mức độ 1 (11%), mức độ 3 không cao (28%) và biểu hiện được thể hiện ở mức độ 4 có nhưng chiếm tỉ lệ thấp (17%).

Ở giai đoạn này, kết quả theo dõi trong giai đoạn 2 của 4 tuần học tiếp theo cho thấy HS đã cải thiện dần kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý sâu. Sau 4 tuần học, các biểu hiện kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý sâu của HS đã thay đổi. Mức độ 1 và 2 tăng dần, mức độ 3 và 4 giảm. Cụ thể: mức độ 1 (33%), mức độ 2 (55%), mức độ 3 và 4 đều giảm còn 6%. (HS thể hiện thêm biểu hiện tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện chính trong truyện để bước đầu hiểu thông điệp của truyện. Có thể nói, mức độ hiểu của HS đang dần được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Kết quả khảo sát ở đợt 3 cho thấy sự thay đổi của HS so với đợt 1 và đợt 2. Dù vẫn duy trì mức độ 3 là 6% nhưng mức độ 2 giảm nhanh (22%) và mức độ 1 tăng vọt (72%). Các biểu hiện được thể hiện ở mức độ 1 (vượt trông đợi) là từ cốt truyện suy ra ý nghĩa, thông điệp của truyện. Để làm được điều này, đòi hỏi HS đã phải thực hiện tốt việc phân tích, tổng hợp các chi tiết, sự kiện, tìm ra mối quan hệ giữa chúng để tìm ra được thông điệp của truyện.

Qua 3 giai đoạn, sự thay đổi của HS biểu hiện rõ rệt. Kết quả thu được cho thấy HS thể hiện mức độ 1 tăng vọt (từ 11% đến 72%), HS thể hiện việc hiểu thông điệp, ý nghĩa của truyện thông qua việc kết nối và suy luận từ các chi tiết, nhân vật trong truyện. Mức độ 2 và mức độ 3 giảm dần. Mức độ 4 dần về 0, chứng tỏ kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý sâu của HS đã dần được nâng cao.

KĨ NĂNG ĐỌC Ở MỨC ĐỘ HIỂU Ý VƯỢT VĂN BẢN

Các biểu hiện cho thấy sự thể hiện kĩ năng đọc ở mức độ vận dụng được khảo sát qua bảng kiểm. Dưới đây là sự thể hiện của HS lần lượt qua 3 giai đoạn.

Bảng 3.12. Thể hiện mức độ hiểu ý vượt văn bản qua 3 giai đoạn của 6 HS

Mức độ Năng lực đọc

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

1 17 38 71

2 46 40 25

3 29 16 4

4 8 4 0

Qua 2 tuần học đầu tiên của giai đoạn 1 cho thấy HS đã thể hiện được kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý vượt văn bản dựa trên bài làm, đặc biệt các em đều biết liên hệ truyện đang đọc với một truyện khác có cùng cấu trúc nội dung. Tuy nhiên, HS cũng còn giới hạn ở việc vận dụng kinh nghiệm cá nhân để giải thích thông điệp, tư

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Mức độ Năng lực đọc

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

(46%). Mức độ 3 không cao (29%) và biểu hiện được thể hiện ở mức độ 4 có nhưng chiếm tỉ lệ thấp (8%).

Kết quả theo dõi trong giai đoạn 2 của 4 tuần học tiếp theo cho thấy HS đã cải thiện dần kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý vượt văn bản. Sau 4 tuần học, các biểu hiện kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý vượt văn bản của HS đã thay đổi. HS thể hiện việc áp dụng điều đang học vào giải quyết một tình huống mới với những suy nghĩ của riêng các em. Chính vì vậy, mức độ 1 tăng nhanh lên 38% và mức độ 2 giảm còn 42 %, mức độ 3 và 4 đều giảm xuống 16% và 4%. Có thể nói, mức độ hiểu ý vượt văn bản của HS đang dần được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Quan sát biểu đồ ở đợt 3 cho thấy sự thay đổi của HS so với đợt 1 và đợt 2. Mức độ 3 đã giảm còn 4%, mức độ 2 giảm nhanh (25%) và mức độ 1 tăng vọt (71%). Các biểu hiện được thể hiện ở mức độ 1 (vượt trông đợi) là phát biểu quan điểm, cảm xúc cá nhân về hàm ý, nội dung truyện. Biểu hiện này thể hiện được mức độ hiểu ý vượt văn bản ở mức độ cao của HS, chứng tỏ chính các em đã hóa thân vào các nhân vật để có thể hiểu được truyện một cách sâu sắc nhắc.

Qua 3 giai đoạn, sự thay đổi của HS biểu hiện rõ rệt. Kết quả thu được cho thấy HS thể hiện mức độ 1 tăng vọt (từ 17% đến 71%), HS thể hiện việc vận dụng kinh nghiệm cá nhân để giải thích, xử lí tình huống thực tế, áp dụng để giải thích thông điệp, ý nghĩa của truyện. Mức độ 2 và mức độ 3 giảm mạnh. Mức độ 4 dần về 0, chứng tỏ kĩ năng đọc ở mức độ hiểu ý vượt văn bản của HS đã dần nâng cao.

THÁI ĐỘ ĐỌC

Các biểu hiện cho thấy sự thể hiện thái độ đọc được khảo sát qua bảng kiểm. Dưới đây là sự thể hiện của HS lần lượt qua 3 giai đoạn.

Bảng 3.13. Thể hiện thái độ qua 3 giai đoạn của 6 HS

Mức độ Năng lực đọc

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

1 17 44 78

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Mức độ Năng lực đọc

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Kết quả khảo sát ở 2 tuần học đầu tiên của giai đoạn 1 cho thấy HS đã thể hiện thái độ học tập đáp ứng trông đợi của GV. Cụ thể, các em chủ động đọc và tìm hiểu câu trả lời cũng như các yêu cầu của GV đưa ra. Vì thế, đánh giá ở mức độ 2 đạt 67%. Một số HS thể hiện thái độ đọc tích cực qua việc thể hiện các câu trả lời của các em nên mức độ 1 đạt 17%, một số HS vẫn còn chưa chủ động khi đọc và tìm hiểu truyện nên mức độ 3 thể hiện 16%.

Kết quả theo dõi trong giai đoạn 2 của 4 tuần học tiếp theo cho thấy HS đã cải thiện dần thái độ đọc. Sau 4 tuần học, các biểu hiện về thái độ đọc của HS đã thay đổi. HS chủ động trong việc bày tỏ cảm xúc, ý tưởng riêng của bản thân qua các câu trả lời của chính các em. Chính vì vậy, mức độ 1 tăng nhanh lên 44% và mức độ 2 tăng 50 %, mức độ 3 giảm xuống 6%. Có thể nói, thái độ đọc của HS đang dần được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Kết quả theo dõi trong giai đoạn 3 cho thấy HS đã có sự tiến bộ vượt bậc về thái độ đọc. Các biểu hiện về thái độ đọc của HS đã thay đổi rõ rệt. HS chủ động trong việc đọc và tìm hiểu văn bản, hứng thú khai thác các câu hỏi để đi tìm nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Chính vì vậy, mức độ 1 đạt 22% và mức độ 2 tăng lên 78%, không còn thể hiện ở mức độ 3. Có thể nói, lúc này HS đã chủ động và thích thú với việc rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu văn bản.

thấy HS thể hiện mức độ 1 tăng vọt (từ 17% đến 78%), HS thể hiện việc thích thú khi tiếp nhận văn bản đọc thể hiện qua biểu cảm trên khuôn mặt, sẵn sàng chia sẻ việc tìm hiểu bài đọc của mình với người khác. Mức độ 2 giảm mạnh. Mức độ 3 dần về 0, chứng tỏ HS đã ngày càng thích thú với việc đọc.

TỔNG HỢP SỰ THỂ HIỆN CỦA HS QUA QUÁ TRÌNH HỌC ĐỌC TẠI LỚP

Các biểu hiện của HS về năng lực đọc theo 3 tiêu chí có xu hướng tăng dần qua 3 giai đoạn.

HS chủ động thể hiện kĩ năng đọc ở mức độ biết qua việc xác định nhanh và chính xác các nhân vật, sự kiện trong truyện. Qua đó, các em dễ dàng sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo trình tự của truyện. Một trong những nguyên nhân HS có thể biểu hiện mức độ 1 ở một số tiêu chí đánh giá ngay giai đoạn đầu là do các em đã thường xuyên được thực hiện việc đọc và trả lời các câu hỏi có liên quan ở trong các giờ Tập đọc thường ngày.

Với việc thể hiện được kĩ năng đọc ở mức độ biết kết hợp với sự động viên, khuyến khích của GV, HS có sự thay đổi tích cực về kĩ năng đọc ở mức độ hiểu. HS chủ động tìm hiểu ý sâu của văn bản để hiểu được tính cách nhân vật qua các chi tiết, hành động của nhân vật đó. Kết nối các chi tiết, HS có thể chủ động xây dựng lại cốt truyện để rút ra thông điệp mà truyện hướng đến.

Ở sự thể hiện kĩ năng đọc ở mức độ vận dụng, ban đầu HS còn ngại ngùng, lúng túng khi thể hiện quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân qua các câu trả lời. Nhưng chỉ ngay sau đó, HS đả thể hiện sự thích thú khi tiếp nhận văn bản. Qua đó, các em được tự do bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân và cả cách xử lí tình huống được rút ra từ truyện.

Chính vì thể hiện tốt kĩ năng đọc ở mức độ vận dụng nên về tiêu chí thái độ khi đọc, HS cũng thể hiện sự tiến bộ rõ rệt qua thời gian. Từ sự miễn cưỡng lúc ban đầu, bây giờ HS chủ động và thích thú tìm hiểu văn bản. Qua đó, HS bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tế và sẵn sàng chia sẻ điều đó cùng các bạn của mình.

Hình 3.1. Bài làm của học sinh qua các hoạt động dạy đọc trong bài “Các em nhỏ và cụ già”

Tiểu kết chương 3

Nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, khả thi của các hoạt động rèn kĩ năng đọc cho HS lớp Ba theo định hướng phát triển năng lực đã biên soạn, chúng tôi xây dựng công cụ thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm bao gồm:

- 10 kế hoạch bài dạy và bảng kiểm đánh giá năng lực đọc của HS giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3 để quan sát quá trình rèn luyện kĩ năng đọc theo hướng phát triển năng lực đọc của HS qua các buổi học.

- 3 bài khảo sát năng lực đọc của HS và thang đo kết quả giai đoạn đầu vào, giai đoạn giữa kì và giai đoạn đầu ra.

Qua sự quan sát hàng ngày và qua các bài khảo sát định kì, các mức độ đánh giá năng lực đọc có sự thay đổi. Các mức độ tăng dần qua từng giai đoạn cho thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt về cả 2 tiêu chí: kĩ năng (thể hiện qua 3 mức độ: biết, hiểu và vận dụng) và thái độ.

KĨ NĂNG ĐỌC Ở MỨC ĐỘ HIỂU Ý BỀ MẶT

Việc nhận diện các chi tiết, nhân vật trong văn bản thể hiện chính xác. Từ đó có thể chủ động sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo một trình tự yêu cầu kết hợp với việc hiểu nghĩa từ trong ngữ cảnh cho thấy HS đang ngày càng nâng cao kĩ năng đọc ở mức độ biết. Đây cũng là mức độ nền tảng để GV có thể làm căn cứ xây dựng các hoạt động giúp HS phát triển kĩ năng đọc ở các mức độ cao hơn.

KĨ NĂNG ĐỌC Ở MỨC ĐỘ HIỂU Ý SÂU

HS chủ động tìm hiểu ý sâu của văn bản để hiểu được tính cách nhân vật qua các chi tiết, hành động của nhân vật đó. Kết nối các chi tiết, HS có thể chủ động xây dựng lại cốt truyện để rút ra thông điệp mà truyện hướng đến. Để có thể làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 113 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)