Đề tài thực hiện khảo sát qua hai hình thức. Một là khảo sát trực tiếp và liên tục. Hai là khảo sát định kì.
a) Khảo sát trực tiếp và liên tục
Khảo sát trực tiếp và liên tục được thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 ở 4 bài đầu tiên và thực hiện trong 2 tuần (Xem phụ lục 4). Giai đoạn 2 ở 8 bài tiếp theo và thực hiện trong 4 tuần (Xem phụ lục 5). Giai đoạn 3 ở 4 bài cuối cùng và thực hiện trong 2 tuần (Xem phụ lục 6).
Trong các buổi học, GV hướng dẫn, sau đó quan sát, ghi nhận trực tiếp vào công cụ bảng kiểm các biểu hiện của HS về kĩ năng đọc và thái độ khi đọc. Cụ thể là GV theo dõi các biểu hiện, hành vi của HS trước giờ học, trong giờ học và sau giờ học đọc dựa theo các tiêu chí trong bảng kiểm. GV đánh dấu ghi nhận các biểu hiện mà HS thể hiện. Sau đó tổng hợp, thống kê các biểu hiện của HS qua các giai đoạn để thấy được sự thay đổi của các em.
b) Khảo sát định kì
Khảo sát định kì cũng được thực hiện qua 3 đợt. Đợt 1 ở tuần đầu tiên, đợt 2 ở tuần thứ 6 và đợt 3 ở tuần cuối cùng của thời gian thực nghiệm.
(1) HS đọc văn bản truyện.
(2) HS thực hiện việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận liên quan đến các mức độ yêu cầu như sau:
a) Ở mức độ biết: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến nhân vật, sự kiện diễn ra trong truyện, nhận ra nghĩa của từ trong ngữ cảnh, sắp xếp các sự kiện quan trọng theo trình tự.
b)Ở mức độ hiểu: HS tóm tắt các sự kiện chính theo trình tự và tìm ra mối liên hệ thông qua việc hoàn thành bản đồ truyện, suy ra tính cách nhân vật từ chi tiết, hành động hoặc lời nói liên quan đến nhân vật đó, từ cốt truyện suy ra ý nghĩa hoặc thông điệp mà truyện hướng đến.
c) Ở mức độ vận dụng: HS vận dụng kinh nghiệm cá nhân để giải thích thông điệp của truyện, liên hệ truyện với một truyện khác có cùng cấu trúc về nội dung, áp dụng nội dung truyện cũng như cách xử lí của các nhân vật trong truyện để xử lí tình huống do GV đưa ra, phát biểu quan điểm của cá nhân về hàm ý của truyện.
(3) HS thể hiện thái độ trong khi đọc và trả lời câu hỏi của văn bản: GV quan sát sự thích thú của HS khi đọc và trả lời các câu hỏi của văn bản, việc bày tỏ cảm xúc hoặc ý tưởng của chính HS.
Sau đó bài viết khảo sát được xem xét qua các yếu tố sau đây:
- Bài viết được đánh giá qua việc thể hiện kĩ năng và thái độ. Cụ thể như sau: - Về kĩ năng thể hiện ở 03 mức độ: hiểu ý bề mặt, hiểu ý sâu, hiểu ý vượt văn bản.
• Mức độ hiểu ý bề mặt: HS nhận ra được nhân vật hay các chi tiết chính trong truyện, nhận ra ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh và sắp xếp đúng các chi tiết theo trình tự.
• Mức độ hiểu ý sâu: HS hoàn thành bản đồ truyện qua việc tìm hiểu các chi tiết trong truyện và mối quan hệ giữa chúng, phát hiện ra tính cách nhân vật, tìm ra ý nghĩa hoặc thông điệp của truyện.
• Mức độ hiểu ý vượt văn bản: HS vận dụng kinh nghiệm cá nhân để giải thích thông điệp của truyện, liên hệ truyện với một truyện khác có cùng cấu trúc và
- Về thái độ: Sự thích thú của HS khi đọc và trả lời câu hỏi, việc bày tỏ cảm xúc hoặc ý tưởng của HS qua câu trả lời.