Các nguyên tắc xây dựng hoạt động đọc trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 55 - 57)

2.2.1.1. Nguyên tắc giao tiếp

Năng lực chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Năng lực cũng chỉ có thể bộc lộ thông qua hoạt động. Mỗi môn học có loại hoạt động đặc thù của nó. Hoạt động đặc thù của môn Tiếng Việt là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp là khả năng trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, âm thanh,… Chính vì vậy, khi tổ chức quá trình dạy học Tiếng Việt cần tổ chức thông qua các hoạt động ngôn ngữ với hình thức đa dạng kết hợp với nhiều phương tiện dạy học khác nhau nhằm tăng cường tương tác hai chiều giữa GV-HS, giữa HS-văn bản đọc. Ngoài ra, việc này còn giúp tạo ra môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.

Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung các hoạt động dạy học được thiết kế đều lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích. Trong từng hoạt động, chúng tôi đều đưa ra mục tiêu cụ thể nhằm hình thành một trong bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho HS. Trong mỗi hoạt động đều yêu cầu HS phải giao tiếp: giao tiếp giữa HS với HS, giao tiếp giữa GV-HS và giao tiếp giữa HS và văn bản đọc.

2.2.1.2. Nguyên tắc tích hợp

Tích hợp là một nguyên tắc sống còn để dạy học phát triển năng lực người học. Thuật ngữ năng lực ở đây được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hành động. Năng lực hành động không phải là tổng số các kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học được trang bị mà là sự thể hiện tổng hòa các kiến thức, kĩ năng, thái độ, là năng lực tích hợp hiểu biết và khả năng thực hành của người học thể hiện trong việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó, trong thực tế sử dụng, không một kĩ năng ngôn ngữ nào có thể được thực hiện mà không đi với một

và viết. Do đó, việc xây dựng hoạt động rèn kĩ năng đọc cho HS theo định hướng phát triển năng lực phải đảm bảo nguyên tắc tích hợp. Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này, HS sẽ có điều kiện phát triển đầy đủ cả 4 kĩ năng chủ yếu của môn Tiếng Việt là nói, nghe, đọc và viết.

Các hoạt động được thiết kế trong đề tài đều thể hiện nguyên tắc tích hợp như sau:

Tích hợp trong nội môn: Đó là sự kết hợp dạy các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói trong từng hoạt động với dạy các tri thức đơn giản về Tiếng Việt.

Tích hợp xuyên môn: Ngữ liệu dùng trong các hoạt động đã góp phần cung cấp các tri thức về tự nhiên và xã hội cho học sinh. Thông qua các hoạt động, thông qua việc thảo luận trong nhóm, trong lớp về nội dung các hoạt động, học sinh được mở rộng vốn từ, học được cách diễn đạt bằng Tiếng Việt và các quy tắc sử dụng Tiếng Việt theo các phong cách chức năng khác nhau. Học sinh có nhiều cơ hội để ứng xử bằng Tiếng Việt thích hợp với các ngữ cảnh khác nhau.

2.2.1.3. Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của HS

Chương trình GDPT 2018 rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học: chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình và được phát triển.

Theo nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của HS, mỗi hoạt động trong đề tài đều được mô tả rõ mục tiêu của hoạt động, phương tiện chuẩn bị và các bước thực hiện hoạt động đó. Trong phần các bước thực hiện, đặc biệt chú trọng đến vai trò chủ động của mỗi HS để tự hoàn thành hoạt động được giao. Như chương trình GDPT 2018 đã đề cập trong phần phương pháp dạy kĩ năng đọc: Tuỳ vào đối tượng HS ở từng lớp và thể loại của văn bản văn chương mà vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như: đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, vẽ tranh, làm phim,

động được xây dựng trong đề tài đa dạng về mặt hình thức nhằm tạo cơ hội tương tác giữa HS-HS, hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm đôi và bước đầu dạy học dự án. Cuối cùng, khi xây dựng các hoạt động, chúng tôi cũng chú ý đến việc tăng cường sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để giảm thời gian làm việc của giáo viên, tăng thời gian làm việc cho học sinh.

2.2.1.4. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh

Theo nguyên tắc này, việc tổ chức các hoạt động đọc phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của HS tiểu học, phải dựa vào sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng Việt vốn có của HS và đặc điểm của quá trình tiếp nhận và tạo lập ngôn bản của HS. Chính vì vậy, trong phần xây dựng các hoạt động, chúng tôi dựa trên việc phát triển kĩ năng đọc văn bản thông qua các ý (ý bề mặt, ý sâu và ý vượt ngoài nội dung văn bản) để xây dựng các hoạt động tương ứng sao cho phù hợp với việc tìm hiểu từng ý. Mặt khác, nội dung các hoạt động cũng được sắp xếp tăng dần theo độ khó nhằm giúp học sinh ngày càng hoàn thiện kĩ năng đọc, dần trở thành một người đọc độc lập trong học tập và cuộc sống.

Mỗi hoạt động được xây dựng đều chú ý hình thành cho HS cách học, phương pháp tiếp nhận và tạo lập văn bản; thực hành, luyện tập và vận dụng với nhiều kiểu văn bản văn chương khác nhau nhằm tăng hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó, trong từng hoạt động, chúng tôi chú ý đến việc khuyến khích HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe, đảm bảo vai trò chủ động của HS khi tiếp nhận một văn bản văn chương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)