Cách thức đánh giá việc học đọ c Đánh giá dựa vào sự thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 38)

lực-kĩ năng

Namdi, (2005) và Lapp et al (2007) nhấn mạnh đánh giá ban đầu và đánh giá liên tục-quá trình (ongoing) là quan trọng trong tiến trình dạy đọc nhằm phát triển thói quen, hứng thú và năng lực đọc độc lập cho người HS.

Tiến trình dạy đọc được điều khiển (geared) thực hiện nhằm hướng đến việc HS thể hiện năng lực đọc của mình trong thực tế. Cụ thể, chương trình dạy ngôn ngữ nói chung và literacy nói riêng cung cấp một khung (framework) mô tả tiến trình phát triển của các kĩ năng đọc để hỗ trợ giáo viên nhận thức và có hiểu biết đúng và sâu về đánh giá năng lực đọc, và tóm tắt, nắm bắt được các kết quả học tập cần đánh giá khi thiết kế, tổ chức dạy học đọc. Các phương diện cơ bản của việc học đọc được đánh giá là: khả năng ngôn ngữ nói, nhận thức về văn bản in, thái độ phẩm chất học tập bao gồm động cơ và ý thức tham gia học tập, vốn từ, kiến thức về chữ cái, khả năng đọc thông/đọc trôi chảy, khả năng đọc hiểu.

Chương trình cũng hướng dẫn giáo viên nhiều loại tiến trình đánh giá bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết để giúp giáo viên có khả năng phân biệt và đáp ứng các nhu cầu của HS trong lớp học. Đánh giá quá trình nghĩa là đánh giá

được khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau đề hằng ngày dễ dàng thu thập được thông tin về việc đọc của HS. Các công cụ đánh giá thuộc phương thức đánh giá quá trình được sử dụng đó là: kể/thuật chuyện, hội thoại và hội thảo với HS, sản phẩm vẽ và viết của HS, phỏng vấn, phiếu ghi nhận hành vi đọc (running records), kể lại miệng, đánh giá điền khuyết bằng cách nói hay viết (cloze assessment), câu hỏi tìm hiểu bài đọc, hồ sơ học viết (writing portfolios) bao gồm nhật kí đọc và các bài viết phản hồi sau đọc của HS và các phương tiện, biểu mẫu tự nghiệm, tự báo cáo tự đánh giá ( reflective tools, self report).

Nói chung, hệ thống các công cụ đánh giá quá trình thể hiện quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát của giáo viên và cách thức họ thiết lập và duy trì được trang thái cân bằng xã hội của lớp học. Nghĩa là, đánh giá của GV cần giúp HS tiến bộ trong quá trình phát triển các năng lực và phẩm chất đọc, đồng thời làm cho lớp học trở thành một môi trường xã hội phức hợp mà ở đó mọi người tương tác với nhau theo muôn vàn cách như thể trong cuộc sống song vẫn trong vòng trật tư, kỉ luật và hợp tác. Đặc biệt, chương trình dạy đọc nhấn mạnh việc GV sử dụng thông tin đánh giá để nhận biết được khả năng đọc của HS, biết tìm ra văn bản thích hợp với trình độ, nhu cầu, quan tâm của trẻ, cũng như phương pháp tổ chức học tập thích hợp cho các phần học đọc hướng dẫn, đọc độc lập tại lớp. Đây được xem là những yêu cầu có tính pháp định trong dạy học đọc. Trong đánh giá quá trình, sự tham gia của phụ huynh HS vào việc thu thập thông tin đánh giá (ví dụ việc đọc của con cái họ tại nhà) cũng được xem là một phần quan trọng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cân bằng giữa đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết cũng được đưa ra với những yêu cầu có tính pháp định khá cụ thể. Chẳng hạn trong chương trình dạy đọc của Anh và Singapore và Úc, các kì thi theo định kì sử dụng hệ thống các bài test chuẩn mực (standardized test) cũng như định hướng rèn luyện để HS có thể tham gia tốt các kì thi quốc gia cũng như quốc tế như PISA đã được công bố.

viên giảng dạy cùng khối lớp trao đổi thông tin đánh giá của lớp mình với các lớp khác. Từ đó, các giáo viên hợp tác thảo luận để đạt đến một sự hiểu biết thống nhất về các chuẩn học tập khi họ áp dụng thang đánh giá hay công cụ đánh giá các sản phẩm và kết quả đọc của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)