Các yếu tố về tâm lí-xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 38 - 41)

HS tiểu học

Trong giai đoạn Tiểu học, đặc biệt là lứa tuổi lên 9 - 10 tuổi, dưới tác động của hoạt động học, nhận thức của HS đã có những bước phát triển mới: Trẻ đã biết tổ chức các hành động nhận thức của mình một cách có ý thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhận thức (nhiệm vụ học). Sở dĩ HS Tiểu học có khả năng này vì trong hoạt động nhận thức của các em, thành phần chủ định ngày càng phát triển và chiếm ưu thế.

Khả năng tổ chức các hành động nhận thức của HS Tiểu học được thể hiện ở hai phương diện.

+ Thứ nhất: Tổ chức các hành động nhận thức hiệu quả. Trẻ đã biết cách tổ chức các hành động quan sát, ghi nhớ có chủ định, tập trung chú ý, phân tích, so sánh… để làm cho các hành động nhận thức mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Thứ hai: Phối hợp các hành động nhận thức để giải quyết nhiệm vụ học cụ thể. Các em không triển khai các hành động nhận thức theo từng mục đích riêng của chúng mà đã biết tổ chức và phối hợp các hành động nhận thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ học. Ở giai đoạn này các em đã tự định hướng, tự giải quyết và tự kiểm soát, tự đánh giá kết quả. Ở giai đoạn này đã có sự phát triển tổng hòa các quá trình tâm lý như tri giác, chú ý, tưởng tượng và tư duy...

Có thể nói, trong giai đoạn Tiểu học, lứa tuổi 9 - 10 tuổi được xem là giai đoạn có sự phát triển mạnh về mặt nhận thức. Đây được xem là cơ sở quan trọng để phát triển hứng thú học tập, hứng thú của các em đối với các môn học đã có sự thay đổi. Ở một số môn học thật sự nhận được sự quan tâm đặc biệt của các em, nhưng có những môn các em chưa có sự chú ý cần thiết, điều này được phản ánh qua nhiều biểu hiện như thái độ, kết quả học tập… Tuy chưa phải là những hứng thú thực sự

các giai đoạn sau.

Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật về trí tuệ ở trẻ tám chín tuổi là sự ham thích học hỏi, làm việc và có nhiều sáng kiến. Nhìn chung, ở nhiều trẻ chín tuổi đã thể hiện tính kiên trì theo đuổi thực hiện đến cùng một công việc không vượt quá khả năng. Ngoài ra, trẻ cũng thể hiện sự chín chắn, biết suy nghĩ, biết phác họa chương trình và dự liệu công việc. Trẻ biết tìm nguyên nhân, tìm cách cải tiến nếu khi làm việc không thành công.

Về mặt xã hội, trẻ tiểu học đang trong giai đoạn hình thành và phát triển sự nhận thức về bản thân và về người khác, nghĩa là phát triển khả năng nhận ra những xúc cảm, những động cơ và những ý định (Lefrancois, 1995). Xúc cảm là trung tâm đối với hoạt động nhận thức này của trẻ. Khả năng này gia tăng theo tuổi và kinh nghiệm tích lũy. Khi phát triển, các em trải qua những trạng thái xúc cảm phức tạp và những kĩ năng nhận thức, ngôn ngữ và xã hội ngày càng gia tăng làm cho trẻ có thể điều khiển những xúc cảm cũng như thể hiện cảm xúc của mình theo những cách mà nền văn hóa của các em chấp nhận.

Một yếu tố quan trọng trong sự phát triển tình cảm và xã hội của trẻ là phẩm chất của mối quan hệ được phát triển qua sự gắn bó với những người quan trọng như bố mẹ, người chăm sóc trẻ và thầy cô giáo trong thời thơ ấu. Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của trẻ sau này, cũng như suốt 10 năm đầu của cuộc đời. Quan niệm về bản thân (self-concept) là một tập hợp các niềm tin mà trẻ có về những đặc điểm của riêng mình (Berk, 2013). Tập hợp niềm tin này thay đổi theo kinh nghiệm và sự phát triển, luôn bị tác động bởi những người quan trọng và bởi những điều mà trẻ nghĩ những người quan trọng này nghĩ về mình. Khi trẻ đến trường, sự thể hiện của các em được đánh giá trong sự so sánh với những người khác và trong tiến trình tự đánh giá bản thân và điều này trở thành một yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển quan niệm về bản thân của trẻ.

Nói cách khác, như L.X. Vygotsky đã chỉ ra vai trò quan trọng của sự tương tác xã hội trong việc học và sự phát triển nhận thức của trẻ, trong đó ngôn ngữ là nhân tố quan trọng, không thể tách rời khỏi ngữ cảnh xã hội và văn hóa. Trẻ lớp ba

khác biệt giữa người và vật, giữa những sức mạnh khách quan và những sự thúc đẩy tâm lí chủ quan của con người. Và trên tất cả, trẻ tám tuổi đang bước ra khỏi “trung tâm tự kỉ” để nhận ra mình là một trong số những người khác, đang hăng hái hoạt động và vui đời.

Quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như trí tuệ của học sinh tiểu học trong nhà trường tiểu học cần tính đến đặc điểm phát triển về mặt nhận thức xã hội cũa học sinh như vừa nêu trên.

Sự phát triển về ngôn ngữ là một phương tiện cần thiết giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ và nhận thức xã hội. Những quan niệm, ý tưởng chỉ có thể phát triển trong trẻ khi các em đã có thể sử dụng ngôn ngữ. Trẻ nhỏ có xu hướng nhận thức ý nghĩa tình cảm của sự vật đối với các em trước khi nhận thức đặc tính khách quan như màu sắc, hình dáng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào tuổi đi học tiểu học, trẻ đã có thể có đến khoảng từ 3000 đến 10.000 từ thuộc ngôn ngữ nói mà nghĩa của chúng ngày càng trừu tượng. Việc phát âm gần như hoàn thành, các em sử dụng được các câu gồm nhiều từ, hình thức ngữ pháp ngày càng phức tạp hơn. Các em cũng có thể duy trì nội dung của một cuộc đàm thoại và điều chỉnh lời nói theo những trông đợi xã hội. Vào năm cuối của bậc tiểu học, hầu hết trẻ có vốn từ khoảng 30.000 từ, sử dụng được nhiều cấu trúc câu phức tạp và có thể trình bày ý kiến của mình trong các cuộc hội thoại (Vialle, Lysaght & Verenikina, 2000). Trẻ có thể hiểu nghĩa từ và sử dụng từ, tuy nhiên việc hiểu nghĩa này còn mang tính chất trực quan cụ thể. Chẳng hạn trẻ có khuynh hướng giải nghĩa bằng cách chỉ ra ý nghĩa, hoặc mục đích sử dụng có tính chất cá nhân của các sự vật.

Bước vào tuổi học, bước vào nhà trường, trẻ em bước qua ngưỡng cửa quan trọng của sự phát triển và giáo dục toàn diện cũng như về ngôn ngữ. Tuổi học bắt đầu với việc học chữ, tiếp đó là học giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Chữ viết và ngôn ngữ viết tạo ra một bước nhảy vọt trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đồng thời trong hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lí, trong toàn bộ quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết không thay thế giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà là bổ sung, một sự bổ sung cực kì quan trọng. Chúng ta đều biết rằng giao

tính trực tiếp, tính tức khắc, tính sinh động. Ngôn ngữ nói gắn liền với con người, được hỗ trợ bởi sự có mặt của con người, bên cạnh ngôn ngữ còn có sự có mặt hàng loạt phương tiện, cách thức diễn đạt và giao tiếp khác hỗ trợ cho nó: nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, nhất là giọng nói. Trong giai đoạn học tiểu học, tiếp tục phát triển ngôn ngữ nói cho HS là cơ sở để hình thành ngôn ngữ viết, ngôn ngữ văn hóa của các em. Thật vậy, dạy và phát triển khả năng đọc viết cho trẻ thông qua các hoạt động ngôn ngữ nói đa đạng, bằng cách tạo cơ hội cho trẻ khai thác vận dụng kinh nghiệm ngôn ngữ nói là một chiến lược dạy học tiếng mẹ đẻ tích cực và hiệu quả đã được khẳng định trên thế giới (Cambourne,2000).

Tóm lại, sự phát triển về nhận thức và xã hội ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác đến người khác và bao gồm khã năng xem xét quan điểm của người khác, cảm xúc của họ, ý thức về bản thân, tình bạn và lập luận đạo đức. Sự phát triển về trí tuệ ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, học tập và giải quyết vấn đề và liên quan đến sự phát triển như một công cụ học tập và tương tác xã hội. Sự tác động qua lại giữa ba lĩnh vực phát triển trí tuệ, xã hội và ngôn ngữ giúp trẻ trong tất cả các tương tác với thế giới. Trong những qua trình phát triển ấy, ngôn ngữ là chất xúc tác cho sự tương tác, chẳng hạn như, trong một trò chơi trẻ sẽ dùng ngôn ngữ để hướng dẫn hành động, sự phát triển thể chất giúp trẻ có thể tham gia trò chơi, mức độ phát triển xã hội giúp trẻ trong thực hiện việc hợp tác kĩ năng-điều mà việc chơi với nahu luôn đòi hỏi và mức độ phát triển về trí tuệ giúp trẻ tạo lập các quy tắc chơi (Nelson, et, 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)