Thể loại của văn bản văn chương được xây dựng trong chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 42 - 47)

chương có một vị trí đặc biệt không những bởi tầm quan trọng của loại văn bản này mà còn do tỉ lệ văn bản văn chương được đưa vào chương trình rất cao (chiếm 85% nội dung chương trình) và nhiệm vụ dạy hiểu loại văn bản này phức tạp hơn.

Văn bản văn chương là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, đoạn tạo thành một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát nhằm phản ánh đời sống và biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh những thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại đời sống thông qua việc xây dựng nhân vật, không gian, thời gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để tạo về con người của tác giả.

1.5.1. Thể loại của văn bản văn chương được xây dựng trong chương trình tiểu học tiểu học

Văn bản văn chương được thể hiện dưới nhiều thể loại, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong nội dung này, tác giả chỉ đề cập đến 2 thể loại chủ yếu của văn bản văn chương được xây dựng trong chương trình tiểu học là thơ và văn xuôi (các văn

a) Thơ

Thơ - là thể loại văn chương đầu tiên. Tất cả các loại thơ có đặc điểm cụ thể. Hay nói cách khác, thơ là một dạng văn bản đi theo nhịp với mỗi dòng và âm tiết.

Đây thường được coi là hình thức lâu đời nhất của văn học. Trước khi văn học viết được phát minh, những câu chuyện truyền miệng thường được đưa vào một số dạng thơ để làm cho chúng dễ nhớ và đọc hơn. Thơ ngày nay thường được viết ra nhưng đôi khi vẫn được thực hiện bằng cách truyền miệng.

Rất nhiều người nghĩ về vần điệu và đếm các âm tiết và dòng khi họ nghĩ về thơ, và một số bài thơ chắc chắn tuân theo các hình thức nghiêm ngặt. Nhưng các loại thơ khác có hình thức tự do đến mức chúng không có bất kỳ vần điệu hoặc các mẫu phổ biến. Thậm chí có những loại thơ xuyên dòng, chẳng hạn như thơ văn xuôi. Tuy nhiên, nói chung, một văn bản là một bài thơ khi nó có một số loại nhịp điệu và khi nó tập trung vào cách các âm tiết, từ và cụm từ phát âm khi đặt cùng nhau. Những bài thơ nặng về hình ảnh và ẩn dụ, thường được tạo thành từ những đoạn và cụm từ hơn là những câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp. Và thơ gần như luôn được viết bằng khổ thơ và dòng, tạo ra một cái nhìn độc đáo cho người đọc.

b) Truyện

Các truyện trong chương trình Tập đọc ở Tiểu học được viết lại cho ngắn gọn, đảm bảo số chữ và đầy đủ nội dung theo mức độ yêu cầu của từng lớp học. Thay vì tập trung khai thác vào yếu tố âm thanh như thơ, truyện có xu hướng tập trung vào cốt truyện và nhân vật. Giống như thơ, truyện cũng được chia thành một số lượng lớn các thể loại khác nhau. Một số thể loại này xoay quanh cấu trúc của văn bản, chẳng hạn như tiểu thuyết, tiểu sử và hồi ký, và những thể loại khác dựa trên chủ đề như lãng mạn, tưởng tượng và bí ẩn.

1.5.2. Đặc điểm của văn bản văn chương cần lưu ý khi tổ chức hoạt động đọc cho học sinh

a) Tính biểu trưng, hình tượng

Văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Đây chính là một ngôn ngữ riêng, một cách thể hiện riêng khác với các nghệ thuật khác. Chính vì vậy khi tiếp

đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệ thuật.

Để giải mã văn chương, phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm ẩn, cách nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “gây ấn tượng” khác với ngôn ngữ đời thường. Nếu chỉ biết tư duy theo lối đời thường, ta không thể hiểu được văn.

Khi nói nghệ thuật nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng, một mặt cần nhấn mạnh rằng tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách sinh động, cụ thể, cảm tính, có hình khối, đường nét, âm thanh chứ không phải phản ánh một cách trừu tượng, bằng khái niệm như trong khoa học. Mặt khác, phải xem hình tượng như một cấp độ cuối cùng của văn bản nghệ thuật mà người đọc phải hiểu được ý nghĩa của nó. Đó cũng chính là ý nghĩa của tác phẩm văn học. Ở tiểu học, khi dạy đọc hiểu các bài thơ, các trích đoạn văn xuôi miêu tả hay kí, người ta không dùng đến thuật ngữ “hình tượng”. Thường người ta chỉ nói đến hình tượng khi dạy đọc một tác phẩm tự sự trọn vẹn. Phần lớn đó là những câu chuyện kể, một thể loại chiếm tỉ lệ rất cao trong chương trình Tập đọc hiện nay. Ý nghĩa của các hình tượng trong truyện hay chính là ý nghĩa của tác phẩm thống nhất nhưng không đồng nhất với nội dung tác phẩm. Nó là điều nội dung câu chuyện mở ra trong sự tiếp nhận của nhiều người đọc khác nhau.

Để giải mã hình tượng nghệ thuật, hiểu ý nghĩa các câu chuyện phải hiểu nghĩa hàm ẩn của chúng. Để hiểu nghĩa hàm ẩn cần phải dựa vào các chi tiết nghệ thuật và mạch nghĩa của câu chuyện, có khi người đọc phải nắm được tính tượng trưng, sự tương phản của các nhân vật. Những chuyện được chọn dạy đọc ở tiểu học thường có nội dung đơn giản và ít tuyến nhân vật nên những mạch phát triển của các tình tiết thường đi theo đường thẳng.

Ý nghĩa, đích thông báo của chuyện được rút ra nhờ lôgic của các chi tiết mà chính ngôn từ không trực tiếp nói ra. Đó là những khoảng trống, khoảng lặng trong tác phẩm mà người đọc phải tự lấp đầy như một tất yếu.

những phát biểu trực tiếp của nhà văn hoặc nhân vật. Nhiều khi, phải phân tích suy luận mới rút ra được hàm ý của câu chuyện.

Như vậy, không hiểu được cái nghĩa, cái lí, cái tình của văn chương, không hiểu được đặc điểm phản ánh bằng hình tượng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa đa nghĩa, vừa mang tính độc đáo, mới mẻ của văn chương, chúng ta sẽ không tìm được chìa khóa để hiểu văn bản văn chương được.

b) Tính nghệ thuật

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất nhân văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và độc đáo của văn chương còn có những sắc thái riêng mà các nghệ thuật khác không có. Ngôn ngữ văn chương phải trau chuốt, cô đọng, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Một tác phẩm văn học có giá trị phải là sự hài hòa của nội dung và hình thức, tình ý chứa chan mà lời lẽ phải dạt dào. Vì vậy, dạy đọc hiểu văn bản văn chương còn phải cho HS tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung.

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức không chỉ hiện ra trong toàn bộ văn bản mà ngay trong từng yếu tố, từng cấp độ của văn bản ở trên tất cả các bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Việc tìm hiểu tác phẩm văn học phải bắt đầu từ việc khám phá văn bản ngôn từ của nó.

Nói về hình thức của tác phẩm, trước hết đó là phương diện âm thanh, nhạc tính. Nó có vai trò không nhỏ trong tác phẩm văn chương, nhất là trong thơ. Chính âm thanh, nhạc tính đã góp phần rõ rệt để tạo ra giọng văn, giọng thơ. Vì vậy có những bài tập đọc ở tiểu học chỉ cần để HS trực tiếp cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc thơ. Nó sẽ giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương. Tất nhiên những yếu tố âm thanh không tồn tại một cách cô lập mà bằng cả hình ảnh, ý nghĩa do lời nói tạo nên.

Tiếp đó là phương diện từ vựng. Từ ngữ trong văn bản văn chương thường mang tính gợi tả, gợi cảm. Chính vì thế, trong các bài miêu tả, lớp từ láy được sử

Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng các nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất là đắc địa. Khi giải mã văn chương, phải nắm được các thế đối lập về nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ mới hiểu văn bản và chỉ ra được sự tài tình của việc dùng từ. Trong văn chương, các từ không chỉ được dựng đứng lên, có hình có khối, gợi tả mà chúng còn được sử dụng với tất cả nghĩa biểu thái để bộc lộ hết cái tình của người dùng từ.

Nếu việc nắm các thế đối lập của từ trong hệ thống ngôn ngữ là rất cần thiết, nó cho phép chúng ta chỉ ra cái “đắc địa”, sự tài tình của việc lựa chọn từ trong trục dọc của ngôn ngữ, thì những hiểu biết về những nét nghĩa chung của một trường từ vựng cũng không kém phần quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều bài tập đọc ở tiểu học. Giá trị của tác phẩm văn chương là sự hài hòa, lan tỏa, cộng hưởng của cả một trường từ. Chính nét nghĩa chung, sự hòa đồng, cộng hưởng này sẽ tạo ra những giá trị ngữ nghĩa mới của văn bản.

Một đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật là sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài tập đọc ở tiểu học là so sánh, ẩn dụ (so sánh ngầm), hoán dụ, nhân hóa, hòa hợp. Những cách dùng từ đặc sắc cùng với các biện pháp tu từ đã làm cho lớp ngôn từ nghệ thuật kết lại thành những hình ảnh văn chương lung linh màu sắc tạo nên vẻ đẹp của phần Tập đọc trong bộ SGK tiểu học suốt từ lớp 1 đến lớp 5.

Về phương diện cú pháp, trước hết nhờ từ ngữ mang tính biểu trưng mà tác phẩm văn học thường có những cách kết hợp từ bất thường, gây ấn tượng, không hề có trong ngôn ngữ đời thường.

Cấu trúc ngữ pháp thơ không phải lúc nào cũng như cú pháp lời nói thường. Lời thơ được nén lại, nên nhiều khi muốn giải mã câu thơ phải thêm từ ngữ để lấp đầy.

Trong văn bản nghệ thuật, các kiểu câu theo mục đích nói khác nhau được sử dụng đan xen rất linh hoạt, đặc biệt là những câu cảm thán, câu hỏi tu từ được sử dụng tài tình đã phát huy được hiệu quả nghệ thuật.

Nói đến phương diện ngữ pháp của văn bản nghệ thuật, cần phân biệt lời nhân vật và lời tác giả, những nhận định, những lời bàn trực tiếp hay những câu trực tiếp bộc lộ cảm xúc, cần phân biệt những câu miêu tả và nhận định. Nhiều khi, sự hiểu biết này sẽ giúp người đọc nhanh chóng khám phá ra đích thông báo, đích tác động của văn bản.

Bàn về cú pháp văn chương cần chú ý đến các biện pháp tu từ cú pháp như điệp ngữ, đảo ngữ. Chúng có giá trị nhấn mạnh, gây ấn tượng về sự vật, hiện tượng, cảm xúc.

Nói đến nghệ thuật ngôn từ, nhiều bài văn, bài thơ lại có thành công đặc sắc ở lập luận, cấu tứ. Vấn đề bút pháp thường ít được nhắc đến khi bàn về dạy đọc hiểu ở tiểu học. Dù vậy, nhiều khi, sự quan tâm đến bút pháp sẽ giúp chúng ta tháo gỡ những vướng mắc khi đọc hiểu một cách dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)