Sự thể hiện của từng HS qua các bài khảo sát định kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 90 - 113)

Kết quả các bài khảo sát được trình bày theo từng HS để nhìn thấy rõ sự thay đổi của các em. Trong từng bài khảo sát, người viết trình bày việc đánh giá HS qua sự thể hiện kĩ năng và thái độ. Trong đó, sự thể hiện kĩ năng bao gồm sự thể hiện 03 mức độ: hiểu ý bề mặt, hiểu ý sâu, hiểu ý vượt văn bản.

HỌC SINH A

Bảng 3.2. Thể hiện năng lực đọc của HS A qua 3 khảo sát định kì

Kĩ năng Khảo sát định kì

Trước TN Giữa TN Sau TN

Hiểu ý bề mặt 56 68 70 Hiểu ý sâu 52 65 68 Hiểu ý vượt văn bản 50 60 63

Sự phát triển kĩ năng đọc của HS A qua 3 bài khảo sát trước, giữa và sau TN được thể hiện rõ qua bảng 3.2 và đây cũng là căn cứ để chúng tôi hoàn thành biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển kĩ năng đọc của HS A qua 3 giai đoạn

56 52 50 68 65 60 70 68 63 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hiểu lớp nghĩa bề mặt Hiểu lớp nghĩa sâu Hiểu lớp nghĩa vượt văn bản

Trước TN

Giữa TN

Về kĩ năng:

a) a) Hiểu ý bề mặt

Trước thực nghiệm, HS chỉ nhận biết đúng nhân vật chính trong truyện và bước đầu nhận biết các sự kiện chính trong truyện, đạt mức 56%. Trải qua quá trình tham gia các hoạt động được tổ chức trong luận văn, ngoài việc nhận biết chính xác sự kiện chính diễn ra trong truyện, HS còn hiểu đúng ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh (cụ thể là hai từ “háo hức” và “ngượng ngập”). Lúc này mức độ đạt được tăng lên 68%. Đến cuối của thời gian thực nghiệm, kĩ năng này đạt mức 70% vì HS biết chú ý đến đặc điểm của nhân vật xuất hiện trong truyện. Ngoài ra, em cũng thể hiện việc nhận biết chính xác các chi tiết trong truyện qua việc sắp xếp đúng thứ tự của các chi tiết theo đúng diễn biến của truyện.

b) Hiểu ý sâu

Ban đầu, HS hoàn thành bản đồ truyện thông qua việc tìm kiếm các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong truyện. Tuy nhiên, khi kết nối hành động của nhân vật để suy ra tính cách nhân vật hoặc tìm ra ý nghĩa truyện thì em mới diễn đạt được ở mức độ đơn giản, chưa diễn đạt thật sự đầy đủ ý nghĩa của truyện nên chỉ đạt 52%. Qua thời gian thực nghiệm, HS đã có sự tiến bộ, đạt 65%, thể hiện cụ thể như sau: HS hoàn thành bản đồ truyện thông qua việc tìm kiếm các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong truyện. Bên cạnh đó, HS bước đầu đã biết suy luận từ chi tiết trong truyện để tìm ra thông điệp mà tác giả muốn hướng đến. Tuy nhiên, em mới chỉ ghi ngắn gọn nội dung thông điệp mà chưa thể hiện hết những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đến sau quá trình thực nghiệm, mức độ đạt được của kĩ năng đạt 68% vì HS hoàn thành bản đồ truyện thông qua việc tìm kiếm các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong truyện. Từ việc hoàn thành bản đồ truyện, HS biết khai thác chi tiết để có thể giải thích, suy luận ra tính cách nhân vật (câu trả lời ở câu 5: “Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.”). Cảm xúc của HS cũng được thể hiện trong chính câu trả lời về thông điệp của truyện (câu trả lời ở câu 6: “Em cảm nhận có mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời.”).

c) Hiểu ý vượt văn bản

Ngay ban đầu, HS biết liên hệ nhân vật trong truyện với một truyện khác có cùng cấu trúc về nội dung. HS trình bày suy nghĩ của bản thân ở mức độ đơn giản (câu trả lời chỉ trình bày một ý: “Em suy nghĩ ra rằng cậu bé thông minh.), chủ yếu chỉ xoay quanh một phần của thông điệp tác giả muốn truyền tải mà chưa bao quát hết ý nghĩa thật sự mà tác giả muốn hướng đến. Khi tưởng tượng hành động của nhân vật qua một đoạn văn ngắn, HS chỉ trình bày bằng một câu với ý tưởng đơn giản, chưa thật sự mang tính đột phá nên đạt mức 50%. Trải qua hai tuần thực nghiệm, khi áp dụng nội dung truyện để xử lí một tình huống mới, HS biết đưa ra cách giải quyết đơn giản, chưa mang nhiều dấu ấn cá nhân của chính HS. Tương tự, việc phát biểu ý kiến cá nhân về thông điệp của truyện cũng chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản (thể hiện bằng một câu: “Em cảm nhận là tình bà cháu thật tuyệt vời.”), đạt mức độ 60%. Sau khi tham gia thực nghiệm, mức đạt được của kĩ năng là 63% vì HS bộc lộ nhiều cảm xúc và dấu ấn cá nhân khi liên hệ giữa bản thân và tình huống trong truyện (câu trả lời câu hỏi số 8: “Em sẽ nói: Mẹ ơi! Con yêu mẹ lắm.”). Khi trả lời câu hỏi áp dụng điều đã học vào tình huống mới, HS cũng trả lời được nhiều ý tưởng hơn chứ không còn đơn thuần là một câu trả lời đơn giản (câu trả lời câu hỏi 9: “Cậu bé lớn lên và học giỏi. Cậu sống bên mẹ thật hạnh phúc.”).

Về thái độ:

Ban đầu,HS chỉ đơn giản là trả lời các câu hỏi của truyện chứ chưa thể hiện nhiều cảm xúc và ý tưởng trong câu trả lời. Sau hai tuần, trải qua các hoạt động, HS bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bản thân trong câu trả lời của mình qua việc bắt đầu câu trả lời bằng các cụm từ: “Em sẽ nói…”, “em cảm nhận là…”. Đến sau thời gian thực nghiệm, HS chủ động và thích thú khi bày tỏ cảm xúc cá nhân thông qua câu trả lời của chính HS. Ngoài ra, HS cũng chủ động chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của mình với mọi người.

HỌC SINH B

Bảng 3.3. Thể hiện năng lực đọc của HS B qua 3 khảo sát định kì Kĩ năng Trước TN Khảo sát định kì

Giữa TN Sau TN

Hiểu ý bề mặt 58 70 72 Hiểu ý sâu 52 66 71 Hiểu ý vượt văn bản 52 61 70

Sự phát triển kĩ năng đọc của HS B qua 3 bài khảo sát trước, giữa và sau TN được thể hiện rõ qua bảng 3.3 và đây cũng là căn cứ để chúng tôi hoàn thành biểu đồ 3.2:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển kĩ năng đọc của HS B qua 3 giai đoạn

58 52 52 70 66 61 72 71 70 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hiểu lớp nghĩa bề mặt

Hiểu lớp nghĩa sâu Hiểu lớp nghĩa vượt văn bản

Trước TN Giữa TN Sau TN

Về kĩ năng:

a) Hiểu ý bề mặt

Khi bắt đầu thực nghiệm, HS nhận biết đúng nhân vật chính trong truyện và bước đầu nhận biết các sự kiện chính trong truyện. Tuy nhiên, khi đưa ra cách giải thích về mối quan hệ giữa chi tiết với nội dung truyện, HS chỉ nhận biết ở mức độ đơn giản chứ liên kết được ý nghĩa chi tiết với ý nghĩa của truyện (câu trả lời câu hỏi số 3: “Để xem cậu bé có thông minh không nên nhà vua muốn thử tài cậu bé.”), HS đạt mức 58%. Trong quá trình thực nghiệm, HS có sự tiến bộ, đạt 70% vì ngoài việc nhận biết chính xác sự kiện chính diễn ra trong truyện, HS còn hiểu đúng ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh (cụ thể là hai từ “háo hức” và “ngượng ngập”). Đến sau quá trình thực nghiệm, HS thể hiện việc nhận biết chính xác các chi tiết trong truyện qua việc sắp xếp đúng thứ tự của các chi tiết theo đúng diễn biến của truyện. Điều này cho thấy học sinh có sự tiến bộ đáng ghi nhận, đạt mức 72%.

b) Hiểu ý sâu

Ban đầu, HS tìm kiếm và chọn lọc các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong truyện để hoàn thành bản đồ truyện. Tuy nhiên, em chưa kết nối được các chi tiết đã tìm được để giải thích được cách hiểu của mình về cách xây dựng nhân vật của truyện, em mới diễn đạt được ở mức độ đơn giản (câu trả lời câu hỏi số 5: “Em nghĩ người có tài là người có thể giải quyết mọi việc một cách thông minh.”). Từ đó, HS cũng chỉ dừng lại ở việc hiểu một phần ý nghĩa câu chuyện (câu trả lời câu hỏi số 7: “Ca ngợi cậu bé thông minh, nhanh trí.”). HS dừng ở mức độ 52%. Đến giữa quá trình thực nghiệm, khi tìm kiếm các chi tiết tiêu biểu trong truyện, HS đồng thời biết giải thích vì sao lại xuất hiện chi tiết đó. Qua đó, HS hiểu ra tính cách nhân vật thông qua chi tiết trong truyện (câu trả lời câu số 6: “Cậu bé là một người nhân hậu và yêu thương bà của mình.”). Từ đó, HS dễ dàng để tìm ra ý nghĩa và bài học rút ra được từ câu chuyện (câu trả lời câu hỏi số 7: “Không nên chê bai khuyết điểm của người khác và phải yêu quý mọi người.”). Qua đó, em có sự tiến bộ rõ rệt, đạt 66%. Đến giai đoạn sau thực nghiệm, HS hoàn thành bản đồ truyện thông qua việc tìm kiếm các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong truyện. Qua đó có thể kết nối các chi

cậu bé hiểu mẹ đã hi sinh tất cả vì mình.”), hiểu ra tính cách nhân vật (câu trả lời ở câu 5: “Em thấy người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì cậu bé.”). HS cảm nhận được ý nghĩa của truyện được (câu trả lời ở câu 6: “Câu chuyện gợi cho em về tình thương của mẹ.”). HS biểu hiện mức độ phát triển kĩ năng đọc, đạt mức 71%.

c) Hiểu ý vượt văn bản

Giai đoạn trước thực nghiệm, mức độ hiểu ý vượt văn bản của HS đạt 52% vì HS biết liên hệ nhân vật trong truyện với một truyện khác có cùng cấu trúc về nội dung nhưng chưa lí giải được sự tương đồng giữa hai nhân vật. Khi tưởng tượng hành động của nhân vật qua một đoạn văn ngắn, HS có liên hệ với ý nghĩa câu chuyện tuy nhiên HS trình bày suy nghĩ của bản thân ở mức độ đơn giản, câu trả lời chỉ trình bày một ý (câu trả lời câu hỏi số 9:“Sau khi trở thành người tài, cậu bé đã đem tài năng của mình giúp đất nước và người nghèo.”). Việc cảm nhận thông điệp của truyện vẫn chủ yếu chỉ xoay quanh một phần của thông điệp mà tác giả muốn truyền tải, chưa thể hiện rõ những suy nghĩ của bản thân HS (câu trả lời câu hỏi số 10: “Em nghĩ cậu bé rất thông minh và em muốn trở thành người giống cậu bé.”). Đến giai đoạn giữa thực nghiệm, khi áp dụng nội dung truyện để xử lí một tình huống mới, HS đã diễn đạt đơn giản suy nghĩ của mình nhưng chưa thể hiện cảm xúc của bản thân (câu trả lời câu hỏi số 8: “Em sẽ nói: Cảm ơn bà vì đã an ủi cháu.”). Đồng thời, khi áp dụng giải quyết tình huống của truyện, HS chưa thể hiện sự liên hệ với cuộc sống của riêng mình (câu trả lời câu hỏi số 10: “Em chưa bao giờ gặp tình huống tương tự.”) HS có tiến bộ nhưng chưa nhiều, đạt 61%. Sau giai đoạn thực nghiệm, HS liên hệ và giải thích được điểm tương đồng giữa hai nhân vật trong hai truyện có cùng cấu trúc (câu trả lời câu hỏi số 7: “Câu chuyện gợi em nhớ đến câu chuyện về người mẹ đuổi theo Thần Chết để lấy lại con mình.”). HS bộc lộ nhiều cảm xúc và dấu ấn cá nhân khi liên hệ giữa bản thân và tình huống trong truyện (câu trả lời câu hỏi số 8: “Em sẽ nói: Cảm ơn mẹ vì mẹ đã cứu con trong đám lửa đó”). Khi trả lời câu hỏi áp dụng điều đã học vào tình huống mới, HS trả lời được ý tưởng khi sử dụng từ ngữ diễn đạt (câu trả lời câu hỏi 9: “Sau đó, cậu bé đã xin lỗi mẹ và hai người về nhà.”). HS có sự tiến bộ rõ rệt, đạt 70%.

Về thái độ

Giai đoạn trước thực nghiệm, HS phần lớn chỉ trả lời các câu hỏi của truyện ở mức độ đơn giản chứ chưa thể hiện nhiều cảm xúc và ý tưởng cũng như sự thích thú trong câu trả lời. Trong quá trình thực nghiệm, HS bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bản thân trong cách trả lời câu hỏi (bắt đầu bằng cụm từ “Em sẽ nói…”). Đến giai đoạn sau thực nghiệm, Trong từng câu trả lời, HS chủ động bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân. Ngoài ra, HS cũng chủ động chia sẻ cách giải quyết vấn đề của riêng mình.

HỌC SINH C

Bảng 3.4. Thể hiện năng lực đọc của HS C qua 3 khảo sát định kì

Kĩ năng Khảo sát định kì

Trước TN Giữa TN Sau TN

Hiểu ý bề mặt 70 75 83 Hiểu ý sâu 68 73 81 Hiểu ý vượt văn bản 66 70 80

Sự phát triển kĩ năng đọc của HS C qua 3 bài khảo sát trước, giữa và sau TN được thể hiện rõ qua bảng 3.4 và đây cũng là căn cứ để chúng tôi hoàn thành biểu đồ 3.3 70 68 66 75 73 70 83 81 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Trước TN Giữa TN Sau TN

Về kĩ năng:

a) Hiểu ý bề mặt

Giai đoạn trước thực nghiệm, HS đạt mức độ 70% vì HS nhận biết đúng nhân vật chính trong truyện và bước đầu nhận biết các sự kiện chính trong truyện. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đặc điểm của một chi tiết diễn ra trong truyện, HS chỉ đưa ra cách giải thích đơn giản chứ chưa nhận biết nguyên nhân sâu xa lí giải cho chi tiết đó (câu trả lời câu hỏi số 3: “Vì nhà vua muốn thử tài cậu bé.”). Đến giai đoạn giữa thực nghiệm, HS đạt mức 75% vì ngoài việc nhận biết chính xác sự kiện chính diễn ra trong truyện, HS còn hiểu đúng ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh (cụ thể là hai từ “háo hức” và “ngượng ngập”). Đến giai đoạn sau thực nghiệm, HS thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đạt mức 83% vì nhận biết chính xác các chi tiết trong truyện qua việc sắp xếp đúng thứ tự của các chi tiết theo đúng diễn biến của truyện.

b) Hiểu ý sâu

Lúc bắt đầu thực nghiệm, HS hoàn thành bản đồ truyện thông qua việc tìm kiếm các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong truyện. Tuy nhiên, khi kết nối hành động của nhân vật để suy ra tính cách nhân vật, em mới diễn đạt được ở mức độ đơn giản (câu trả lời câu hỏi số 6: “Nhà vua là người quan sát kĩ hành động của cậu bé.”). Từ đó, HS cũng chỉ dừng lại ở việc hiểu một phần ý nghĩa câu chuyện (câu trả lời câu hỏi số 7: “Câu chuyện ca ngợi cậu bé thông minh.”). HS đạt 68%. Trải qua giai đoạn thực nghiệm, mức độ tăng đến 73%. Khi HS tìm kiếm các chi tiết tiêu biểu trong truyện, HS đồng thời biết giải thích vì sao lại xuất hiện chi tiết đó. Qua đó, HS chủ động khai thác các chi tiết để có thể nhận ra ý nghĩa xuất hiện của chi tiết đó trong truyện (câu trả lời câu số 5: “Qua những lời an ủi, em cảm nhận bà của cậu bé là người tốt bụng và hiểu tâm trạng cậu bé.”). Tuy nhiên, khi kết nối chi tiết để tìm ra ý nghĩa câu chuyện thì HS mới chỉ hiểu ra một phần ý nghĩa mà chưa liên kết được từ ý nghĩa đó, em rút ra được điều gì cho bản thân (câu trả lời câu hỏi số 6: “Mọi người đều có giá trị riêng” và câu trả lời câu hỏi số 7: “Dù đẹp hay xấu mọi người đều có vẻ riêng.”). Sau giai đoạn thực nghiệm, HS có sự tiến bộ khi HS hoàn thành bản đồ truyện thông qua việc tìm kiếm các chi tiết, sự kiện chính diễn ra trong

nhân vật (câu trả lời câu hỏi số 4: “Vì cậu bé rất thương mẹ và tự hào về mẹ.”), hiểu ra tính cách nhân vật (câu trả lời ở câu 5: “Mẹ là người có thể hi sinh tất cả vì con.”). Cảm xúc của HS cũng được thể hiện dạt dào, mang đậm dấu ấn cá nhân trong chính câu trả lời về thông điệp của truyện (câu trả lời ở câu 6: “Người mẹ thương con vô cùng, sẵn sàng hi sinh vì con. Mẹ là báu vật của em.”). HS đạt 81%.

c) Hiểu ý vượt văn bản

Ban đầu, HS biết liên hệ nhân vật trong truyện với một truyện khác có cùng cấu trúc về nội dung. Khi tưởng tượng hành động của nhân vật qua một đoạn văn ngắn, HS trình bày suy nghĩ của bản thân ở mức độ đơn giản, câu trả lời chỉ trình bày một ý (câu trả lời câu hỏi số 9:“Cậu bé sẽ làm quan, giúp đỡ vua.”). Việc cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 90 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)