Bộ tiêu chí đánh giá năng lực đọc của HS lớp Ba được xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 53 - 55)

đề tài

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ngày càng đòi hỏi sự đa dạng trong phương thức và công cụ đánh giá sao cho GV có thể dễ dàng và liên tục ghi nhận các biểu hiện của người đọc về kiến thức, kĩ năng, năng lực và thái độ. Nhờ vậy, dữ liệu đánh giá được xử lí kịp thời cho mục đích thúc đẩy sự tiến bộ học tập của người học. Theo Earl (2006), hiện nay có nhiều phương pháp sẵn có cho GV thu thập, diễn giải và cho nhận xét đánh giá việc học của HS. Mặc dù có những phương pháp được sử dụng trong lúc dạy học, những phương pháp khác được sử dụng cuối bài dạy hoặc phần dạy, nhưng vẫn có những phương pháp có thể dùng cho đánh giá quá trình lẫn đánh giá tổng kết. Điều quan trọng trước hết là GV phải hiểu rõ mục đích đánh giá để từ đó chọn lựa phương pháp sử dụng phù hợp trong một ngữ cảnh cụ thể. Và để phương pháp đánh giá mang tính hiệu quả, thiết nghĩ việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phù hợp là hết sức quan trọng và cần thiết.

Bộ tiêu chí này được xây dựng dựa trên việc tìm hiểu về năng lực đọc cũng như các yếu tố cấu thành năng lực đọc ở HS lớp Ba. Bộ tiêu chí được mô tả cụ thể bằng bảng sau:

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực đọc của HS lớp Ba được xây dựng trong đề tài Tiêu chí đánh giá Nhóm mức độ phát triển của năng đọc Biểu hiện cụ thể KĨ NĂNG HIỂU Ý BỀ MẶT

- Hiểu ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

- Nhận ra nội dung thông báo (ý bề mặt) của câu và đoạn.

- Nhận diện chi tiết/sự kiện quan trọng và mối quan hệ giữa chúng.

Tiêu chí đánh giá Nhóm mức độ phát triển của năng đọc Biểu hiện cụ thể HIỂU Ý SÂU

- Tóm tắt các sự kiện chính theo trình tự của chúng và tìm ra mối liên hệ giữa chúng để tạo thành cốt truyện.

- Suy luận từ một hoặc vài, nhiều chi tiết, hành động, lời nói để suy ra tính cách nhân vật.

- Từ cốt truyện suy ra ý nghĩa của truyện (thông điệp, bài học hoặc tư tưởng mà tác giả truyện muốn hướng đến).

HIỂU Ý VƯỢT

VĂN BẢN

- Vận dụng kinh nghiệm cá nhân để giải thích thông điệp hoặc bài học, tư tưởng mà tác giả truyện muốn gửi gắm.

- Liên hệ văn bản đang đọc với một văn bản khác hoặc một tác giả khác.

- Áp dụng điều đang đọc vào một tình huống mới do em tưởng tượng hoặc do giáo viên gợi ý. - Phát biểu quan điểm, cảm xúc cá nhân về hàm ý,

nội dung truyện.

THÁI ĐỘ

- Thích thú khi tiếp nhận văn bản đọc thể hiện qua biểu cảm trên khuôn mặt.

- Thích bày tỏ cảm xúc, ý tưởng riêng của bản thân. - Sẵn sàng chia sẻ việc tìm hiểu bài đọc của mình

với người khác.

Chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí này để làm công cụ đánh giá HS trong quá trình thực nghiệm nhằm theo dõi sự tác động của các hoạt động đọc theo định hướng phát triển năng lực của HS lớp Ba. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng bảng tiêu chí này nhằm đánh giá bước đầu quá trình phát triển năng lực đọc đối với các mẫu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hoạt động đọc văn bản văn chương cho học sinh lớp ba theo định hướng phát triển năng lực (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)