đẳng, đại học sư phạm
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm trường cao đẳng, đại học sư phạm
Xác định mục tiêu đào tạo là yếu tố đầu tiên để định hướng việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp với việc hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên và có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình hoạt động, học tập, và rèn luyện của sinh viên theo yêu cầu đặt ra.
Mục tiêu chung: Hình thành cho sinh viên các phẩm chất, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên sẽ giảng dạy, giáo dục ở trường phổ thông.
Mục tiêu cụ thể: Hình thành cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản về hoạt động dạy học bộ môn: Kỹ năng nghiên cứu nội dung dạy học; kỹ năng soạn giáo án, tập bài giảng; rèn luyện cách phát âm chuẩn, viết chữ, và trình bày bảng đẹp, làm đồ dùng dạy học; Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc dễ hiểu; rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử các tình huống sư phạm xảy ra trong hoạt động giáo dục; rèn luyện
các kỹ năng xem xét, quan sát, ghi chép, đánh giá trong khi đi dự giờ, trao đổi học thuật, trao đổi chuyên môn…
Về kiến thức: Người học được trang bị:
- Các kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lí giáo dục, vai trò và sứ mệnh của giáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại.
- Các kiến thức cơ bản về giáo dục học, tâm lí học dạy học, đặc điểm tâm lí học sinh, các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục.
- Các phương pháp cơ bản về quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Về kỹ năng: Người học được trang bị:
- Các kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Các kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động giáo dục. - Các kỹ năng xây dựng môi trường học tập và quản lí hồ sơ dạy học.
- Các kỹ năng dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học tiên tiến. - Các kỹ năng tổ chức một số hình thức hoạt động cơ bản trong giáo dục. - Các kỹ năng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. - Các kỹ năng tổ chức, quản lí học sinh theo quy định và nhiệm vụ của giáo viên.
- Các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự đánh giá.
Về phẩm chất: Giúp người học:
- Phát triển ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Có thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức, quản lí quá trình dạy học và giáo dục. (Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT)