Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 103 - 131)

Bảng 3.1.Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lí

Mức độ cần thiết Mức độ cần thiết (Số lương, Tỷ lệ %) Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 0 0,0% 0 0,0% 5 16,13% 26 83,87%

Xây dựng kế hoạch hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 7 22,58% 24 77,42% Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 5 16,13% 26 83,87% Chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 4 12,9% 27 97,1% Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện

nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 8 25,80% 20 74,19%

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cần thiết.

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lí Mức độ khả thi Mức độ khả thi (Số lương, Tỷ lệ %) Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 0 0,0% 0 0,0% 6 19,36% 25 80,64%

Xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 4 12,9% 27 87,1% Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 5 16,13% 26 83,87% Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 7 25,58% 24 77,42% Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

0 0,0% 0 0,0% 11 35,48% 20 64,52%

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi.

Như vậy những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả QL, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp. Mặt khác, lãnh đạo nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có và điều kiện CSVC của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc xử lí những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn công tác quản lí, những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng đổi mới giáo dục với thực trạng còn hạn chế.

Kết quả điều tra khảo nghiệm cho thấy cả 5 biện pháp đều khả thi và cần thiết đối với việc quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lí công tác đào tạo trường CĐSP nói chung và quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng” tác giả thu được kết luận như sau:

1.1. Về mặt lí luận

Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm bao gồm bốn chức năng quản lí: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

1.2. Về thực tiễn

Tất cả sinh viên đều được đánh giá là đạt yêu cầu về trình độ các kỹ năng của chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được đánh giá mức độ trung bình.

Căn cứ cơ sở lí luận và hạn chế thực tiễn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV trường CĐSP Sóc Trăng bao gồm: 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; 2. Xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; 3. Tổ chức thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; 4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; 5.Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp mà đề tài đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao quản lí hoạt động rèn luyện NVSP cho SV trường CĐSP Sóc Trăng.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng

- Nhà trường cần nâng cao hơn nữa nhận thức cho các đối tượng tham gia hoạt động rèn luyện NVSP, đặc biệt là CBQL; sửa đổi quy chế về kinh phí chi cho việc

bị, kinh phí chi cho rèn luyện NVSP;

- Nhà trường thường xuyên, liên hệ với Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT để giảng viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.

- Phòng Đào tạo, BGH phải quan tâm, chú ý hơn nữa về công tác thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện NVSP cho SV.

- Tuyển giảng viên mới phải đủ chuẩn, hoặc trên chuẩn về bằng cấp và chú trọng hơn nữa đó là chất lượng chuyên môn của bằng cấp.

2.2. Đối với các khoa, tổ chuyên môn

- CBQL, giảng viên hiện đang giảng dạy cũng phải tạo điều kiện để nâng cao trình độ cho đủ chuẩn, hoặc trên chuẩn.

- Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất về nội dung, thời gian tổ chức, quản lí hoạt động rèn luyện NVSP của các đối tượng tham gia rèn luyện NVSP cho SV.

- Sau khi giảng viên đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về, Trưởng khoa, tổ phải lên kế hoạch cho giảng viên truyền đạt lại các nội dung đã lĩnh hội được cho các giảng viên không được đi tập huấn.

- Tất cả các kế hoạch liên quan đến hoạt động rèn luyện NVSP phải được xây dựng từ đầu năm học và thông báo cho giảng viên và SV được biết, để họ chủ động trong kế hoạch cá nhân.

- Trong các buổi chào cờ đầu tuần, họp chuyên môn, luôn nhắc nhở giảng viên, SV thực hiện tốt hoạt động rèn luyện NVSP.

- Cố vấn học tập trong các buổi sinh hoạt lớp nhắc nhở SV chú trọng việc rèn luyện NVSP.

2.3. Đối với các cơ sở thực tập sư phạm

- Lựa chọn các trường đáp ứng được các tiêu chí về CSVC, trình độ chuyên môn của giáo viên...

- Lựa chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, và kinh nghiệm rèn luyện NVSP cho SV để hướng dẫn SV trong quá trình TTSP.

- Giáo viên trường thực hành phải được tập huấn về cách hướng dẫn, đánh giá rèn luyện NVSP cho SV trong quá trình thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013. Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1986). Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ĐHSP, số 125 ngày 15/4/1986. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2003). Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng, được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-BgiáodụcĐT, ngày 01/8/2003, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Kế hoạch hành động của Ngành Giáo dục về việc triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diên giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bùi Hiện, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hưu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển Giáo dục học, Nxb TĐBK.

Bùi Minh Hiền. (2006). Quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chỉ thị 40-/CT-TW của Ban Bí thư. (2004). Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và rèn luyện giáo dục. Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính thị Quốc gia. Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo. (1997). Một sổ khái niệm về QL giáo dục. Trường cán bộ quản lí Giáo dục - Đào tạo,. Hà Nội.

Đinh Thị Thu Hằng. (2012). Quản lí hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên khoa Giáo dục mầm non - Trường Cao đẳng sư pham Trung uonge Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2005). Nxb Chính trị quốc gia.

Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Trung Thanh. (1999). Kiến tập và thực tập sư phạm.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Hữu Hải. (2014). Quản lí học đại cương. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2005). Kỉ yếu hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt

Nam. “Nghề và nghiệp của người giáo viên”, Nxb Giáo dục Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Thoa. (2014). Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục.

Nguyễn Văn Khôi. (2011). “Giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh”. Tạp chí Giáo dục. 253 (1), tr. 2- 4, Hà Nội.

Nguyễn Văn Khởi. (2011). Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế.

Phạm Minh Hạc. (2001). Quản lí nhà trường. Nxb Chính trị Quốc gia.

Phạm Minh Thụ. (chủ nhiệm 2010). Giải pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm cho học viên hệ đào tạo giảng viên ở Học viện Chính trị hiện nay. Hà Nội.

Phạm Ngọc Anh. (2004). Nội dung và biện pháp bồi dưỡng trình độ sư phạm cho GV trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ quản lí giáo dục, Đại học Giáo dục.

Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí. (2003). Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nxb ĐHSP Hà Nội.

Phạm Văn Chín. (2010). Thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường ĐHSP Hà Nội. Tháng 1/2010.

Quốc hội, Luật Giáo dục (2005). Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT, Ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông.

Trần Bá Hoành. (1995). Chất lượng giáo viên. Sách dùng cho các trường ĐHSP và Cao đẳng Sư phạm. Hà Nội.

tiễn. Nxb Thống kê. Hà Nội.

Trần Kiểm. (2011). Khoa học quản lí Giáo dục một số vấn đề lí luận và thực tiễn,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trần Kiểm. (2011). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Trần Khánh Đức. (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.

Nxb Giáo dục.

Trần Thị Hương. (Chủ biên, 2011). Giáo dục học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.

Vũ Dũng. (chủ biên) (2000). Từ điển tâm lí học. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Vũ Duy Yên. (2011). Phong cách sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vũ Thị Bích Ngân. (2015). Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (Dành cho CBQL, GV)

Kính gửi Thầy/Cô!

Em đang thực hiện đề tài “Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng”. Kính đề nghị Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hoặc hoặc ghi phần trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của Thầy/Cô.

Trân trọng cảm ơn!

A. Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin dưới đây:

1. Đơn vị công tác: ...

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Thầy/Cô là: Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Giảng viên 4. Thâm niên: Dưới 10 năm Từ 10 - 20 năm Trên 20 năm 5. Trình độ: Đại học Sau Đại học

B. PHẦN CÂU HỎI

Câu 1: Xin thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến về mục tiêu của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay. (Nếu thầy/ cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn ký tự ở đầu ý kiến dó, Có thể chọn nhiều ý kiến)

a/.Thực hiện hoạt động của kế hoạch đào tạo của nhà trường.

b/. Sinh viên có được kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lí giáo dục; vai trò và sứ mệnh của giáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại.

c/ Sinh viên có được ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học và giáo dục.

d/. SV có được các kiến thức cơ bản về giáo dục học, tâm lí học dạy học, đặc điểm tâm lí học sinh, các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục.

e/. Có điểm thực tập để nhận bằng tốt nghiệp.

f/. Sinh viên hình thành được các kỹ năng xây dựng môi trường học tập và quản lí hồ sơ dạy học.

g/. Sinh viên hình thành được các kỹ năng sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục và kỹ năng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.

h/ Sinh viên hình thành các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; các kỹ năng ứng xử sư phạm, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự đánh giá.

i/. Sinh viên hình thành được các kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động giáo dục.

Câu 2. Thầy/Cô vui lòng đánh giá chung sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay đạt được mức độ nào ở từng mục tiêu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm dưới đây: TT Mục tiêu Các mức tự đánh giá Chưa đạt Đạt Khá Tốt 1

Sinh viên có được kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lí giáo dục; vai trò và sứ mệnh của giáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại.

2

SV có được các kiến thức cơ bản về giáo dục học, tâm lí học dạy học, đặc điểm tâm lí học sinh, các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục

3

Sinh viên hình thành được các kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động giáo dục.

môi trường học tập và quản lí hồ sơ dạy học.

5

Sinh viên hình thành được các kỹ năng sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chứ1q1c dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 103 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)