Những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 44)

qua đó có các biện pháp điều chỉnh, khắc phục những mặt hạn chế nhằm đạt kết quả tốt nhất trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra.

1.4.4. Kết quả quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên

Kết quả quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên được thể hiện ở:

- Trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm của sinh viên.

- Tình cảm nghề nghiệp như lòng yêu nghề, có lí tưởng nghề nghiệp trong sáng, sẵn sàng gắn bó với sự nghiệp giáo dục; lòng yêu trẻ, nhân ái, khoan dung, độ lượng với học sinh, tôn trọng nhân cách của học sinh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ học sinh, trở thành “người bạn lớn thân thiết” của các em.

- Hứng thú học tập của sinh viên đối với các môn học nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện để sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Sinh viên được trải nghiệm trong điều kiện thực tế hoặc tương tự như thực tế để xác định lại những định hướng giá trị nghề nghiệp mà mình đã được giáo dục trong trường sư phạm. Từ đó có động cơ học tập rõ ràng, có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện của bản thân. Đồng thời tạo điều kiện để phát triển động cơ nghề nghiệp đúng đắn.

Việc rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên giúp họ có bản lĩnh sư phạm vững vàng, ý chí phấn đấu vươn lên, khắc phục những yếu điểm của bản thân để tự hoàn thiện; phát triển năng lực tự đánh giá, lòng tự trọng và sự tự tin. Đó là những điều kiện đảm bảo phát triển tính tích cực của nhân cách, thể hiện sự năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

1.5. Những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)