Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 45 - 50)

Nhà quản lí và đội ngũ giảng viên: Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Nếu Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. Người Hiệu trưởng có khả năng xử lí thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chính xác, lựa chọn phân công hợp lí đội ngũ tham

gia rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thì kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng đào tạo trong trường CĐ.

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên tham gia giảng dạy các bộ môn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải là những giảng viên có năng lực, chuyên môn, có trình độ phù hợp, nắm bắt kịp thời được sự đổi mới của PP tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp đối tượng, và điều kiện cơ sở vật chất của trường cao đẳng.

Nội dung chương trình đào tạo: Nội dung chương trình đào tạo có các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải được sắp xếp hợp lí, kiến thức đầy đủ, đảm bảo đúng khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội.

Quá trình tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên: Quá trình tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên phải được quản lí khoa học, phù hợp đặc điểm tâm lí và việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải phát huy được tính tự nguyện và tự giác của sinh viên. Quá trình tổ chức, quản lí phải được phân cấp hợp lí, có sự phân công, phân nhiệm, kiểm tra rõ ràng và có sự phối hợp tích cực giữa các lực lượng với nhau, không chồng chéo để từ đó việc tổ chức, quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được thuận lợi, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường.

Phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Có phương pháp tốt, phù hợp với đối tượng và bộ môn thì sinh viên sẽ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để hình thành kỹ năng, kỹ xảo tốt.

Điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất: Điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Điều kiện, phương tiện tốt, hiện đại, phù hợp giúp cho giảng viên, sinh viên nâng cao chất lượng cũng như có nhiều thời gian để hình thành kỹ năng, kỹ xảo thuần thục hơn.

+ Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, phù hợp cho việc giảng dạy, giáo dục sẽ giúp cho cán bộ quản lí, giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đặc biệt là hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên.

+ Các trường cơ sở thực hành, có nhiều giáo viên và giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, trường có nề nếp giảng dạy và giáo dục mẫu mực và có cơ sở vật chất tốt là môi trường thuận lợi cho sinh viên thực tập, góp phần giúp sinh viên nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Giáo trình, tài liệu: Giáo trình và tài liệu là yếu tố không thể thiếu được cho quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bởi muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo tốt, sinh viên phải tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu theo sự định hướng và dẫn dắt của giảng viên.

Sinh viên: Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, có ích cho xã hội (Cruchetxki V.A, 1981)

Sinh viên cao đẳng sư phạm được đào tạo chuyên biệt để trở thành những người giáo viên trung học cơ sở. Họ đã trưởng thành về mặt tâm - sinh lí, định hình về nhân cách, thực hiện tích cực vai trò là nguồn dự trữ để bổ sung cho đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở. Những đặc điểm tâm lí nổi bật ở sinh viên nói chung, sinh viên Cao đẳng sư phạm nói riêng là sự tự ý thức phát triển mạnh, năng lực tự đánh giá bản thân, lòng tự trọng, sự tự tin... đảm bảo cho tính tích cực của nhân cách được thể hiện và hoàn thiện. Đối với sinh viên Cao đẳng sư phạm, đây còn là giai đoạn phát triển định hướng giá trị, trong đó nổi lên là định hướng giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị về bản thân. Đó là điều kiện để thúc đẩy sinh viên nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình trong tương lai. Hoạt động học tập và rèn luyện là hoạt động chủ đạo của sinh viên Cao đẳng sư phạm.

Như vậy quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Cao đẳng sư phạm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Đó là định hướng đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới trong giáo dục phổ thông nói riêng; đổi mới về mục tiêu và phương thức đào tạo giáo viên trong các trường Cao đẳng sư phạm, chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn và phương pháp

giảng dạy của giảng viên Cao đẳng sư phạm; động cơ học tập và rèn luyện của sinh viên Cao đẳng sư phạm và các nhân tố khách quan khác. Mỗi nhân tố có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả quá trình rèn luyện, đồng thời giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Nếu có các biện pháp hợp lí để phát huy được thế mạnh của từng nhân tố sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Cao đẳng sư phạm.

Tiểu kết chương 1

Quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là việc làm vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới.

Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài về: Các khái niệm như quản lí, nghiệp vụ sư phạm và hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.

Đặc biệt luận văn phân tích và luận giải nội dung lí luận về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đặc biệt hơn nữa luận văn luận giải nội dung quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trên cơ sở các chức năng quản lí. Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong đó chỉ rõ yếu tố thuộc khách quan và chủ quan.

Phần cơ sở lí luận trên sẽ soi sáng cho quá trình điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng trong chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)