Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; cử người tham gia kiểm tra sư phạm giáo viên trong tổ khi có yêu cầu. Trao đổi thống nhất mục đích yêu cầu từng bài dạy đối với những kiến thức nào là cơ bản cần khắc sâu cho trẻ, dùng phương pháp nào, sử dụng đồ dùng dạy học nào cho có hiệu quả, tổ chức dưới hình thức nào để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới nhanh nhất, có hiệu quả nhất, ứng dụng có hiệu quả trong thực tế nhiều nhất. Sinh hoạt chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm phát triển của trẻ. Ký duyệt giáo án của GV (Bùi Thúy Nam, 2014).

Quản lí, kiểm tra: Tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm của GV (kiểm tra hồ sơ, việc thực hiện quy chế chuyên môn, dự giờ, khảo sát chất lượng giáo dục của GV trong tổ. Phân công thao giảng, dự giờ giáo viên. Thảo luận, đánh giá tiết thao giảng của giáo viên trong tổ.

Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên, đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên). Căn cứ theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn. Khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ và thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Nắm được kết quả học tập của trẻ ở từng lĩnh vực để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; Thống nhất trong tổ về các hình thức và biện pháp khảo sát trẻ theo các chỉ số ở từng lứa tuổi cụ thể, về kiến thức kỹ năng theo từng lĩnh vực, thói quen chào hỏi, kỹ năng sống của trẻ... Triển khai các quy định liên quan đến thực hiện nhiệm vụ và công tác chuyên môn đến từng cá nhân trong tổ. Thảo luận và thống nhất về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục phát sinh trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ do thành viên tổ nêu ra (Nguyễn Thị Nguyệt, 2010).

Tổ chức các khâu phát động thi đua, đăng kí thi đua, đúc rút tổng kết kinh nghiệm, học tập và vận dụng những bài học kinh nghiệm điển hình tiên tiến; có kế hoạch phấn đấu cụ thể từng bước trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc.

Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt các hoạt động dân chủ trong trường học, thực hiện nghiêm túc lề lối tác phong làm việc trong tổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)