Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 88)

Trên cơ sở khung lý luận được xây dựng và những nhận định thực tiễn về quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, TP.HCM, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp: 1/ Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ; 2/ Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn; 3/ Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn. Nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn; 4/ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn; 5/ Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn trường đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ, gắn kết với nhau. Để việc quản lí hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, không nên coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào.

3.5.1. Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã được đề xuất. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp để đảm bảo tính khả thi và cần thiết của các biện pháp.

3.5.2. Nội dung khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi xây dựng bảng hỏi khảo sát chủ yếu 2 nội dung:

- Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất. - Đánh giá tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

3.5.3. Mẫu khảo sát và cách xử lý số liệu

3.5.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi a/ Đối tượng khảo sát

Trường TS phiếu Trong đó Ban giám hiệu Tổ trưởng

chuyên môn Giáo viên

Mầm non Sơn Ca 13 2 1 10 Mầm non Tuổi Ngọc 13 2 1 10 Mầm non Mạ Non 13 2 1 10 Mầm non Đồng Xanh 13 2 1 10 Mầm non Vàng Anh 13 2 1 10 Mầm non Họa Mi 13 2 1 10 Mầm non Vành Khuyên 13 2 1 10

Mầm non Hướng Dương 13 2 1 10

Mầm non Sao Mai 13 2 1 10

Mầm non Tuổi Hoa 13 2 1 10

Tổng cộng 130 20 10 100

Việc triển khai phương pháp phiếu hỏi được tiến hành theo các bước sau đây: + Bước 1: Trao đổi với đối tượng khảo sát dựa theo các câu hỏi mở để lấy thông tin xây dựng bảng hỏi chính thức dựa theo các câu hỏi mở để lấy thông tin xây dựng bảng hỏi chính thức

+ Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến từ bảng hỏi + Bước 4: Xử lí thông tin từ bảng hỏi

b/ Nội dung khảo sát

Đánh giá về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã được đề xuất. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp để đảm bảo tính khả thi và cần thiết của các biện pháp.

c/ Cách xử lý số liệu bằng phiếu

Sau khi thu phiếu thăm dò, chúng tôi dùng phần mền SPSS 22.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ %, điểm trung bình (ĐTB ), độ lệch chuẩn (ĐLC) của từng nội dung trả lời của hai nhóm đối tượng chính là CBQL và GV.

Về cách tính điểm trung bình:

Cách xác định giá trị các khoảng cách

- Điểm số được quy đổi theo thang đo bậc 4 ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia làm 4 mức, theo đó ta có cách cho điểm như sau:

+ 4 điểm cho rất cần thiết/rất khả thi + 3 điểm cho cần thiết/khả thi

+ 2 điểm cho ít cần thiết/ít khả thi

+ 1 điểm cho không cần thiết/không khả thi

Giá trị khoảng cách=(Maximum-Minimun)/n = (4-1)/4=0.75

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:

Điểm trung bình Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

Từ 1 đến cận 1.75 Không cần thiết Không khả thi Từ 1.75 đến cận 2.5 Ít cần thiết Ít khả thi Từ 2.5 đến cận 3.25 Cần thiết Khả thi Từ 3.25 đến 4 Rất cần thiết Rất khả thi

3.4.3.2. Phương pháp phỏng vấn a/ Đối tượng phỏng vấn

Để phỏng vấn sâu về Biện pháp nâng cao hiệu quản lí hoạt động tổ chuyên môn chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên các đối tượng gồm: 03 phó hiệu trưởng, 03 Tổ trưởng chuyên môn thuộc các trường mầm non trên địa bàn huyện Nhà Bè, Tp.HCM.

b/ Nội dung phỏng vấn

Phỏng vấn về các nội dung cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn của 05 biện pháp:

1/Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng giáo viên;

2/Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn;

3/ Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn;

4/Để đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn;

5/ Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn trường đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất

Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề được tiến hành theo các bước như sau:

+ Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn

+ Bước 2: Thông báo cho đối tượng về những nội dung phỏng vấn. + Bước 3: Tiến hành phỏng vấn theo các nội dung đã soạn thảo trước. + Bước 4: Xử lí thông tin thu thập được qua trao đổi.

d) Xử lý số liệu phỏng vấn

Phiếu phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng khảo sát chính là PHT và TTCM tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh gồm: 03 PHT được mã hóa bằng ký hiệu PHT1a, PHT2a, PHT3a; 03 TTCM được mã hóa bằng ký hiệu TT1a, TT2a, TT3a

3.5.4. Kết quả khảo sát

3.5.4.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp

Biện pháp 1. Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi biện pháp Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Tăng cường hướng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ

3.48 .502 2 3.65 .479 2

2

Chỉ đạo TTCM hướng dẫn GV trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp với kế hoạch chung của tổ nhưng

2.89 .685 4 2.95 .784 4

3

Giám sát, theo dõi các GV trong quá trình thực hiện kế hoạch để giúp đỡ kịp thời GV để hoàn thành mục tiêu đúng hạn.

3.59 .494 1 3.69 .465 1

4

Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ

3.46 .501 3 3.40 .492 3

Điểm trung bình chung 3.35 3.42

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng đầu tiên trong công tác quản lí, bất kỳ một hoạt động nào muốn thành công cũng cần quan tâm vào công tác lập kế hoạch. Kết quả khảo sát CBQL và GV tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả lập kế

hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ cho thấy

cả CBQL và GV đều đánh giá rất cao về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp (ĐTB chung đạt 3.35 cho mức độ cần thiết và 3.42 cho mức độ khả thi).

Trong các nội dung của biện pháp, nội dung được đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết là Giám sát, theo dõi các GV trong quá trình thực hiện kế hoạch để giúp đỡ

kịp thời GV để hoàn thành mục tiêu đúng hạn (ĐTB=3.59), nội dung này cũng được

đánh giá cao về mức độ khả thi (ĐTB=3.69). Kết quả phỏng vấn PHT1a cũng cho rằng: Cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi các giáo viên trong quá trình thực hiện, bên cạnh đó xây dựng thời gian tiến độ cụ thể cho từng kế hoạch để giáo

viên bám vào khung thời gian đó để thực hiện”.

Nội dung được đánh giá thấp nhất là Chỉ đạo TTCM hướng dẫn GV trong tổ xây

đánh giá ở mức cần thiết với ĐTB chỉ đạt 2.89 và 2.95 cho mức độ khả thi của nội dung này.

TT3a cho biết thêm: “Để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng giáo viên thì tổ trưởng chuyên môn cần hiểu rõ các bước xây dựng kế hoạch và triển khai đến cho giáo viên hiểu, sau đó hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch, kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của giáo viên”.

Kết quả phân tích ĐLC cũng cho thấy không có sự khác biệt nhiều sự lựa chọn các ý kiến giữa CBQL và GV.

Biện pháp 2. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

HT chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn chi tiết, cụ thể

3.77 .425 1 3.67 .473 2

2 Hướng dẫn TTCM xây dựng nội

dung sinh hoạt tổ chuyên môn 3.71 .457 2 3.75 .437 1 3 Đa dạng hóa các hình thức sinh

hoạt tổ chuyên môn 3.30 .461 3 2.58 .650 4

4

Tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

2.83 .793 4 2.80 .732 3

Điểm trung bình chung 3.40 3.20

Nhìn vào kết quả phân tích trong bảng 3.2 cho thấy, biện pháp này được CBQL và GV đánh giá rất cần thiết và rất khả thi nếu được áp dụng tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM sẽ mang lại hiệu quả nhất định với ĐTB chung lần lượt đạt 3.40 và 3.20.

CBQL và GV tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, TPHCM cho rằng HT chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn chi tiết, cụ thể

được đánh giá cao cả về mức độ cần thiết và khả thi với ĐTB dao động từ 3.67 đến 3.77.

Kết quả phỏng vấn PHT1a và PHT 2a cũng cho rằng: “Để tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, nhà quản lí cần hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp tình hình thực tế

của tổ, nội dung họp đa dạng phong phú”. Ngoài ra, PHT3a cũng cho biết thêm: “Để

tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, nhà quản lí cần quán triệt các tổ, nhóm chuyên môn chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tốt bài dạy minh họa, chú ý đến chuyển giao chương trình giáo dục có hệ thống và mức độ phù hợp với các đối tượng trẻ. Thực hiện hiệu quả việc dự giờ, rút kinh nghiệm giờ

dạy theo yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn”.

Nội dung được đánh giá thấp nhất về mức độ cần thiết là Tăng cường giám sát,

đánh giá việc thực hiện nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn (ĐTB=2.83), còn nội dung

đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá thấp nhất về mức

độ khả thi của biện pháp với ĐTB chỉ đạt 2.58.

Biện pháp 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn

Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho TTCM

Stt Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ TTCM, GV trong tổ, xác định rõ các nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng

3.83 .382 2 3.50 .752 1

2

Tăng cường tập huấn, hỗ trợ các GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới hoạt động dạy học

3.86 .344 1 3.07 .783 4

3 Đa dạng hóa các hình thức tổ

giá hiệu quả của từng hình thức tổ chức bồi dưỡng.

4

HT chỉ đạo TTCM tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, hoạt động sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa

3.57 .497 5 2.78 .791 5

5

HT chỉ đạo TTCM đánh giá hiệu quả tự bồi dưỡng của các GV trong tổ

3.18 .622 6 2.74 .754 6

6

Tạo điều kiện khuyến khích cho các TTCM, các GV tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và tự bồi dưỡng

3.79 .412 3 3.38 .688 2

7

Động viên, khuyến khích và có hình thức khen thưởng rõ ràng cho hoạt động bồi dưỡng của TCM và tự bồi dưỡng của GV.

2.82 .825 7 2.66 .722 7

Điểm trung bình chung 3.54 3.05

Kết quả khảo sát cho thấy, biện phápTăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn được

CBQL và GV các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đánh giá cao cả về tính cần thiết với ĐTBchung=3.54, và khả thi của biện pháp (ĐTBchung=3.05).

Có đến 5/7 nội dung của biện pháp được CBQL và GV đánh giá tính cần thiết của biện pháp ở mức “rất cần thiết”, với ĐTB các nội dung dao động từ 3.57-3.86. Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là Tăng cường tập huấn, hỗ trợ các GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới hoạt động dạy học (ĐTB=3.86)

và thấp nhất là HT chỉ đạo TTCM tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, hoạt động sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa (ĐTB=3.57).

Khi được phỏng vấn, PHT2a và TT3a đều cho rằng: “Để tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn nhà quản lí cần xây dựng kế hoach phát triển nguồn tổ trưởng chuyên

môn và có kế hoạch bồi dưỡng cho lực lượng này về chính trị và chuyên môn”. Ngoài ra, PHT 3a cũng cho rằng để tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, Nhà quản lí cần tạo điều kiện khuyến khích cho các TTCM, các giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và tự bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, TT2a cho rằng: “Để tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn, nhà quản lí cần chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa.”

Hai nội dung chỉ được đánh giá mức độ cần thiết và khả thi ở mức cần thiết

HT chỉ đạo TTCM đánh giá hiệu quả tự bồi dưỡng của các GV trong tổ (ĐTB cho

mức độ cần thiết là 3.18 và ĐTB cho mức độ khả thi là 2.74) và Động viên, khuyến khích và có hình thức khen thưởng rõ ràng cho hoạt động bồi dưỡng của TCM và tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 88)