Thực trạng mục đích hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của mục đích hoạt động của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Tổ chuyên môn có chức năng giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lí lao động của giáo viên trong tổ.

3.10 .737 1 2.97 .714 1

2

Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn: Phối hợp các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn (nuôi và dạy) và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.

2.62 .716 3 2.81 .746 2

3

Tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong trường mầm non

3.05 .741 2 2.77 .705 3

Điểm trung bình chung 2.92 2.85

Việc xác định rõ ràng các mục đích hoạt động sẽ giúp hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập có tính định hướng hơn, xác định các nội dung hoạt động hướng đến đạt được mục đích.

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM cũng đã xác định rõ các mục đích hoạt

động của tổ chuyên môn. Trong đó mục đích giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt

động sư phạm, trực tiếp quản lí lao động của giáo viên trong tổ được cả CBQL và

GV đánh giá cao nhất về mức độ thực hiện (ĐTB = 3.10) và hiệu quả thực hiện (ĐTB = 2.97).

Ngoài ra, công tác tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP.HCM cũng đã xác định tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ

của người giáo viên trong trường mầm non là mục đích hoạt động của tổ, nội dung

này được các trường thực hiện thường xuyên (ĐTB =3.05). Tuy nhiên nội dung này hiệu quả đạt được ở mức khá với ĐTB chỉ đạt 2.77.

Tại các trường mầm non, tổ chuyên môn còn thực hiện các nhiệm vụ khác như

Phối hợp các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn (nuôi và dạy) và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà

trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra. Mục đích này được các trường

quan tâm đưa vào thực hiệncũng đã đạt được những kết quả nhất định (ĐTBth=2.62,

ĐTBhq=2.81).

Kết quả phỏng vấn sâu về mục đích hoạt động tổ chuyên môn: PHT1 cho rằng: “Mục đích hoạt động tổ chuyên môn: (1) nhằm nắm bắt tình hình nhân sự, trình độ chuyên môn, các hoạt động chuyên môn của từng tổ viên trong tổ về chăm sóc giáo dục trẻ; quản lí giáo viên về việc thực hiện các quy định và nghĩa vụ khác để đạt hiệu quả công việc tốt hơn. (2) Hoạt động tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, trau dồi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các thành

viên trong tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Khi được hỏi về vấn đề này TT

1 cho rằng: “Tổ chuyên môn giúp BGH quản lí chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của GV theo tổ. Đồng thời giúp nắm rõ và giúp đỡ GV giải quyết các khó khăn trong công

tác, là bộ phận tổng hợp ý kiến của GV cho BGH ”. Ý kiến GV 2 cho rằng: “Mục

đích hoạt động của tổ chuyên môn là giúp GV nắm vững các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trong giáo dục mầm non.

ĐLC của các nội dung cho thấy không có sự phân tán nhiều trong các đáp án lựa chọn của CBQL và GV, như vậy có sự đánh giá khá đồng nhất giữa các CBQL và GV về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung này. Qua đó, cho thấy được các tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, thành

phố Hồ Chí Minh nắm bắt được mục đích hoạt động của tổ ngoài việc ổ chức hoạt động của tổ theo mục tiêu, kế hoạch thì tổ chuyên môn còn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong trường mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)