Thực trạng nội dung hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung hoạt động tổ chuyên môn

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Xây dựng kế hoạch cụ thể công tác chuyên môn trong tổ, về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo từng hoạt động trong phân phối chương trình;

2.46 .600 8 2.37 .538 8

2

Hướng dẫn xây dựng và quản lí việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên, công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ cuối năm học...

3.01 .685 4 2.91 .694 4

3

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng

3.16 .651 3 3.01 .714 3

4

Trao đổi thống nhất mục đích yêu cầu từng bài dạy đối với những kiến thức nào là cơ bản cần khắc sâu cho trẻ, dùng phương pháp nào, sử dụng đồ dùng dạy học nào cho có hiệu quả, tổ chức dưới hình thức nào để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới nhanh nhất, có hiệu quả nhất, ứng dụng có hiệu quả trong thực tế nhiều nhất.

2.85 .636 5 2.60 .659 6

vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; cử người tham gia thanh tra sư phạm giáo viên trong tổ khi có yêu cầu.

6

Tổ chức các khâu phát động thi đua, đăng kí thi đua, đúc rút tổng kết kinh nghiệm, học tập và vận dụng những bài học kinh nghiệm điển hình tiên tiến; có kế hoạch phấn đấu cụ thể từng bước trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc.

2.75 .741 7 2.56 .664 7

7

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, tổ chức tham gia đóng góp ý kiến, bỏ phiếu tín nhiệm các danh hiệu thi đua như: giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua cơ sở, người tốt việc tốt...

2.79 .667 6 2.65 .558 5

8

Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt các hoạt động dân chủ trong trường học, thực hiện nghiêm túc lề lối tác phong làm việc trong tổ

3.55 .499 2 3.38 .488 1

9 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/1

tháng 3.65 .478 1 3.18 .776 2

Điểm trung bình chung 2.98 2.79

Công tác triển khai các nội dung hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè thực hiện thường xuyên (ĐTBchung = 2.98) mang lại hiệu quả ở mức khá (ĐTBchung = 2.79).

Các nội dung được các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, TP.HCM quan tâm thực hiện rất thường xuyên là:

+ Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt các hoạt động dân chủ trong trường học, thực hiện nghiêm túc lề lối tác phong làm việc trong tổ (ĐTB = 3.55).

Tuy nhiên, một số nội dung hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường vẫn chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả như: Xây dựng kế hoạch cụ thể công tác chuyên môn trong tổ, về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo từng hoạt

động trong phân phối chương trình (ĐTBth=2.46, ĐTBhq=2.37) hay công tác Tổ chức

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; cử người tham gia kiểm tra sư phạm giáo viên trong tổ khi có yêu

cầu (ĐTBth=2.44, ĐTBhq=2.33).

Nhìn chung các nội dung hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, TP.HCM đã được triển khai thực hiện thường xuyên (ĐTBchung = 2.98) và hiệu quả mang lại ở mức khá, tuy nhiên, ĐTB đạt được không cao (ĐTBchung = 2.79).

Kết quả thu nhận được, chúng ta có thể thấy hầu hết các trường các trường mầm non công lập ở huyên Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đều nắm bắt được các nội dung hoạt động tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc thực hiện từng nội dung cho thấy kết quả thu được chưa đồng đều như việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn hay công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ chưa được thực hiện thường xuyên. Qua nghiên cứu hồ sơ của tổ chuyên môn có thể thấy hầu như các trường mầm non công lập ở huyên Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đều có xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tuy nhiên kế hoạch chưa thể hiện rõ đặc thù của từng tổ, chưa có những hoạt động riêng phù hợp với tình hình thực tế của tổ chuyên môn, chủ yếu bám vào kế hoạch chung của nhà trường.

2.3.5.Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của tổ chuyên môn

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng

2

Trao đổi thống nhất mục đích yêu cầu từng bài dạy đối với những kiến thức nào là cơ bản cần khắc sâu cho trẻ, dùng phương pháp nào, sử dụng đồ dùng dạy học nào cho có hiệu quả, tổ chức dưới hình thức nào để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới nhanh nhất, có hiệu quả nhất, ứng dụng có hiệu quả trong thực tế nhiều nhất.

2.85 .636 3 2.60 .659 3

3

Khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ và thực hiện tốt quy chế chuyên môn + Nắm được kết quả học tập của trẻ ở từng lĩnh vực để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;

+ Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện các mục tiêu giáo dục.

+ Các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

+ Thống nhất trong tổ về các hình thức và biện pháp khảo sát trẻ theo các chỉ số ở từng lứa tuổi cụ thể, về kiến thức kỹ năng theo từng lĩnh vực, thói quen chào hỏi, kỹ năng sống của trẻ...

3.20 .639 1 2.93 .740 2

Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè thực hiện thường xuyên (ĐTBchung = 2.98) mang lại hiệu quả ở mức khá

(ĐTBchung = 2.79).

Các nội dung được các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, TP.HCM quan tâm thực hiện rất thường xuyên là:

Khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ và thực hiện tốt quy chế chuyên môn: Nắm được kết quả học tập của trẻ ở từng lĩnh vực để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện các mục tiêu giáo dục; Các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng; Thống nhất trong tổ về các hình thức và biện pháp khảo sát trẻ theo các chỉ số ở từng lứa tuổi cụ thể, về kiến thức kỹ năng theo từng lĩnh vực, thói quen chào hỏi, kỹ năng sống của trẻ...(ĐTB=3,20)

Kết quả phỏng vấn PHT4 cho rằng nội dung hoạt động tổ chuyên môn: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

trẻ; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên”. Về nội dung này, TT 2 cho biết: “Nội dung

hoạt động của tổ chuyên môn của trường đảm bảo việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng; Báo cáo tình hình hoạt động của lớp về chăm sóc giáo dục trẻ trong tháng, những hạn chế về chuyên môn và thảo luận hướng khắc phục; Thảo luận, học tập

bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ ”.

Tuy nhiên, một số nội dung hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường vẫn chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả như: công tác Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; cử người

tham gia kiểm tra sư phạm giáo viên trong tổ khi có yêu cầu (ĐTBth=2.44,

ĐTBhq=2.33). Từ kết quả như trên, có thể thấy được do khi xây dựng kế hoạch, người

tổ trưởng chuyên môn chưa căn cứ đặc thù của tổ, chưa có những hoạt động riêng phù hợp với tình hình thực tế của tổ, chủ yếu bám vào kế hoạch chung của nhà trường nên hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên vẫn chưa thể hiện rõ đặc trưng, đặc thù của từng tổ chuyên môn, vẫn dựa vào các nội dung bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường. Qua nghiên cứu biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn, tác giả nhận thấy các trường mầm non

công lập ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh có thể hiện đầy đủ các nội dung hoạt động tổ chuyên môn, tuy nhiên nội dung hoạt động chưa có nhiều cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. Hầu như khi tổ chức việc sinh hoạt tổ chuyên môn hình thức chủ yếu là họp tổ chuyên môn, tổ trưởng đánh giá lại công tác tháng qua, triển khai nội dung công tác tháng tới, các ý kiến của tổ viên chủ yếu là đề nghị trang bị thêm đồ dùng đồ chơi, sửa chữa cải tạo một số khu vực xung quanh lớp và nhà trường. Còn các nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, việc tổ chức chuyên đề chưa có nhận định và đánh giá sâu để rút ra những ưu điểm, hạn chế khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

2.3.6. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động tổ chuyên môn

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Tổ chức giờ dạy minh họa, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm, dự giờ giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, đánh giá kết quả trên trẻ.

2.64 .938 1 2.60 .659 2

2 Phương tiện: tài liệu chuyên môn, trang

thiết bị khác 2.48 .601 2 2.62 .686 1

3 Hình thức hoạt động: Tổ chức chuyên đề,

hội thảo 2.22 .415 3 2.29 .487 3

Điểm trung bình chung 2.44 2.50

Kết quả bảng trên cho thấy có tỉ lệ thuận trong đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện so với mức độ hiệu quả của các phương pháp, phương tiện dạy học.

Về mức độ thực hiện, để thực hiện hoạt động tổ chuyên môn, các trường đã sử dụng

tất cả các phương pháp, phương tiện nêu trên với ĐTB chung khá cao (ĐTB = 2.44), trong đó các phương pháp, phương tiện được sử dụng thường xuyên nhất để thực hiện tốt hoạt động tổ chuyên môn là “Tổ chức giờ dạy minh họa, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm, dự giờ giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, đánh giá kết quả trên trẻ” (ĐTB=2.64). Về mức độ hiệu quả, CBQL và GV đánh giá rất cao mức độ hiệu quả của tất cả các phương pháp, phương tiện với điểm trung bình chung rất cao

(ĐTB=2.50), trong đó ý kiến “Phương tiện: tài liệu chuyên môn, trang thiết bị khác”

(ĐTB=2.62) và phương pháp “Tổ chức giờ dạy minh họa, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm, dự giờ giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, đánh giá kết quả trên

trẻ” (ĐTB=2.60) là hai nội dung được đánh giá hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sự chênh

lệch giữa các đánh giá về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả không cao, điều này cho thấy các phương pháp, phương tiện thường xuyên được sử dụng mang lại lại hiệu quả cao trong sự đánh giá của CBQL và GV.

Chúng tôi cũng ghi nhận các ý kiến phỏng vấn sâu của các CBQL và GV về phương pháp, phương tiện hoạt động TCM. TT 3 cho biết: “Các trường thực hiện việc dự giờ, kiểm tra, tổ chức chuyên đề, tọa đàm, hội thảo, tập huấn để thực hiện

hoạt động tổ chuyên môn”. Ý kiến PHT5 cho biết: “phương pháp gồm: thảo luận,

họp nhóm, đánh giá các giờ hoạt động, các giờ tham dự hoạt động tại trường mầm

non. Trường sử dụng các phương tiện như: Sách, máy chiếu, tài liệu, hình ảnh”. Ý

kiến của GV 6 cũng cho rằng: “Các TCM luôn dành thời gian để tổ chức chuyên đề, giờ học để các thành viên trong tổ được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp nhau

cùng tiến bộ”.

2.3.7. Thực trạng công tác đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về công tác đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Hướng dẫn các thành viên trong tổ chức từng bước nâng cao ý thức tự kiểm tra

2.30 .460 2 2.20 .400 2

2

Trong quá trình kiểm tra chú ý đến công tác tư vấn, thúc đẩy sự tiến bộ đối tượng được kiểm tra. Tăng cường biện pháp kiểm tra trực tiếp

2.45 .499 1 2.34 .476 1

Điểm trung bình chung 2.37 2.27

Hoạt động đánh giá nói chung hay đánh giá hoạt động tổ chuyên môn rất quan trọng, giúp CBQL đánh giá hoạt động của tổ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn. Kết quả thống kê cho thấy, công tác đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM vẫn chưa được thực hiện thường

xuyên ĐTBchung chỉ đạt 2.37 và mang lại hiệu quả cũng chưa cao (ĐTBchung= 2.27). ĐLC của các nội dung khá thấp cho thấy không có sự chênh lệch về sự lựa chọn giữa các CBQL và GV.

Kết quả phỏng vấn CBQL và GV cũng ghi nhận để đánh giá hoạt động tổ chuyên môn các trường thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, dựa vào các nhiệm vụ được phân công để rà soát, đánh giá nhiệm vụ của giáo viên hoặc thông qua các buổi kiểm tra tay nghề GV theo định kỳ. Việc đánh giá các giáo viên trong tổ về việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu là do Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đánh giá.

Như vậy, tổ trưởng chuyên môn các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM cần quan tâm nhiều hơn đến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn tại trường để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ. Các cán bộ quản lí cần tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa cho các tổ trưởng chuyên môn phát huy năng lực và nghiệp vụ quản lí. Kết quả phỏng vấn các CBQL và GV chúng tôi cũng ghi nhận công tác đánh giá hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu thông qua kiểm tra sổ sách hoặc báo cáo từ các tổ trưởng chuyên môn, còn hạn chế kiểm tra, đánh giá trực tiếp.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.Hồ Chí Minh lập, huyện Nhà Bè, Tp.Hồ Chí Minh

2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lí mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 61)