Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lí hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 77)

huyện Nhà Bè, Tp.Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả nhất định.

Các CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong trường, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Các tổ trưởng chuyên môn là những người có phẩm chất và năng lực tốt đáp ứng được yêu cầu công việc, làm tấm gương để các GV trong tổ noi theo.

Các trường đã bước đầu xác định được rõ ràng các mục đích, nội dung hoạt động của tổ, cũng như phương pháp, phương tiện hoạt động của tổ chuyên môn.

Công tác quản lí tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã thực hiện tốt công tác quản lí mục tiêu, quản lí nội dung hoạt động của tổ cũng như quản lí phương pháp, phương tiện hoạt động của tổ.

2.5.2. Mặt hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như:

- Việc lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng giáo viên trong tổ chưa tốt.

- Công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn chưa được các trường chú trọng.

- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chưa được thực hiện thường xuyên, đa dạng các hình thức.

- Công tác quản lí hoạt động đánh giá hoạt động tổ chuyên môn chưa được các trường thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

- Sự phối hợp giữa TCM với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường chưa thống nhất và đồng bộ.

2.5.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn hoạt động tổ chuyên môn

Công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nhà trường. Mỗi yếu tố đều có những tác động nhất định đến hiệu quả quản lí. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL và GV các trường mầm non huyện Nhà Bè, TP.HCM về các yếu tố

khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn. Kết quả khảo sát được phân tích, trình bày trong các bảng dưới đây:

2.5.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC TH 4 3 2 1

1 Có chế độ chính sách dành cho

tổ chuyên môn 63.0 37.0 0.0 0.0 3.63 .484 4

2

Trường có quy chế làm việc, quy chế phối hợp và giáo viên thực hiện đúng theo quy chế đã ban hành

36.3 41.1 22.6 0.0 3.14 .758 6

3

Các quy định về chức năng, nhiệm vụ tổ chuyên môn, quy định về hồ sơ sổ sách cụ thể, rõ ràng

71.2 28.8 0.0 0.0 3.71 .454 3

4 Quy chế hoạt động của tổ theo

quy định 75.3 24.7 0.0 0.0 3.75 .433 2

5

Tổ trưởng chuyên môn có năng lực, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao

83.6 16.4 0.0 0.0 3.84 .372 1

6

Đảm bảo sự thông tin 2 chiều giữa BGH và TTCM thường xuyên và hiệu quả

54.8 32.9 12.3 0.0 3.42 .703 5

Điểm trung bình chung 3.58

Kết quả thống kê cho thấy, các yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, TP.HCM với ĐTB chung đạt 3.58.

Trong đó, yếu tố được CBQL và GV đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất là Tổ

trưởng chuyên môn có năng lực, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao với ĐTB

đạt 3.84 và có đến 83.6 % CBQL và GV đánh giá yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả quản lí hoạt động của tổ chuyên môn. Như vậy, rõ ràng hầu hết các trường đều đã nhìn nhận vai trò của tổ trưởng chuyên môn cũng như năng lực, phẩm chất của tổ trưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ.

Bên cạnh đó, CBQL và GV cũng cho rằng hiệu quả công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống quy chế, quy định hiện hành:

Quy chế hoạt động của tổ theo quy định, Các quy định về chức năng, nhiệm vụ tổ chuyên môn, quy định về hồ sơ sổ sách cụ thể, rõ ràng với ĐTB lần lượt là 3.75 và 3.71.

2.5.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC TH 4 3 2 1

1

Trình độ của tổ trưởng chuyên môn ảnh hưởng đến hoạt động tổ chuyên môn

0.0 75.3 24.7 0.0 2.75 .433 6

2

Sự phối hợp giữa TTCM với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường 30.1 65.8 4.1 0.0 3.26 .526 2 3 Phẩm chất, năng lực quản lí của TCM 85.6 14.4 0.0 0.0 3.86 .352 1 4 Nhận thức của CBQL, TTCM, GV. Ý thức xây dựng hoạt động tổ chuyên môn của giáo viên

24.0 32.9 43.2 0.0 2.81 .799 5

5 Việc quản lí hoạt động TCM 32.2 45.2 22.6 0.0 3.10 .737 3 6 Việc quy hoạch, bổ nhiệm tổ

trưởng, tổ phó 28.1 51.4 20.5 0.0 3.08 .696 4

Bên cạnh các yếu tố chủ quan, hiệu quả công tác quả lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan từ phía nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy, các các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng “nhiều” đến công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn. (ĐTBchung = 3.14).

CBQL và GV khi được khảo sát cho rằng Phẩm chất, năng lực quản lí của TCM chưa tốt nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí tổ chuyên môn tại trường, nguyên nhân này được 85.6% CBQL và GV đánh giá ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy trong công tác quản lí, các trường cần tăng cường hơn nữa hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lí bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng chuyên môn.

Bên cạnh đó, CBQL và GV cũng cho rằng chưa có sự phối hợp thống nhất và

đồng bộ giữa TTCM với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường cũng là một

trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn (ĐTB = 3.26)

Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng ít nhất đến hiệu quả hoạt động của tổ là trong các yếu tố là Trình độ của tổ trưởng chuyên môn ảnh hưởng đến hoạt động tổ chuyên

môn với ĐTB chỉ đạt 2.75, có đến 24.7% CBQL và GV cho rằng yếu tố này ít ảnh

hưởng.

Một kết quả khác cũng đáng nghi nhận là Nhận thức của CBQL, TTCM, GV

chưa cao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn.

Giáo viên chưa có ý thức xây dựng tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả có đến 43.2%

CBQL và GV cho rằng yếu tố này ít ảnh hưởng. Tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM các tổ chuyên môn đã trở thành một bộ phận cần thiết và quan trọng trong hoạt động của nhà trường, vì vậy các GV cũng đã ý thức được trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và phát triển tổ chuyên môn phát triển vững mạnh.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác này và quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy:

Hoạt động của các TCM trong các trường tổ chuyên môn ở các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh các năm học qua có nhiều chuyển biến tích cực. TTCM các trường đã tác động bằng nhiều biện pháp thiết thực để các thành viên trong tổ chuyên môn tích cực hoạt động, có năng lực sư phạm để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra. Các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn của các hiệu trưởng đề ra là hợp tình hợp lý, được tập thể giáo viên đồng thuận, bước đầu có nhiều kết quả, giải quyết được nhiều vấn đề về chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng quản lí chuyên môn trong nhà trường.

Các tổ trưởng tổ chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của TCM ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các giáo viên; năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vực chuyên môn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra. Tuy nhiên trong công tác quản lí TCM ở các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh cũng còn nhiều mặt hạn chế như việc lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng giáo viên trong tổ chưa tốt; nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa có nhiều chuyển biến theo hướng mới; công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn chưa được chú; chưa đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn; sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn trường bảm bảo sự đồng bộ và thống nhất. Do đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn ít nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp.

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

CÔNG LẬPỞ HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Căn cứ đề xuất đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, TP.HCM:

- Quyết định 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 Ban hành điều lệ trường mầm non, trong đó quy định rõ về nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường mầm non.

- Chỉ thị số 2919/CT-BGDDT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục.

- Công văn số 3945/BGDDT-GDMN v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019

- Nghị quyết số 40/2000/QH ngày 09/12/2000 của Quốc hội trong đó có đề ra mục tiêu: “Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổ mới trang thiết bị dạy học”.

3.1.2. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận đề xuất biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM dựa trên những lý luận về nội dung hoạt động của tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại trường mầm non.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Tp.HCM.

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình đội ngũ CBQL, GV, HS và CSVC tại các trường mầm non huyện Nhà Bè, Tp.HCM.

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Tp.HCM và phân tích nguyên nhân của thực trạng đã trình bày ở chương 2.

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất cần xem xét trong mối quan hệ tổng hòa, tương tác với các nhân tố khác trong hệ thống quản lí hoạt động

giáo dục tại các Trường mầm non. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối, hỗ trợ nhau và thúc đẩy lẫn nhau để góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực đã và đang được những kết quả nhất định. Do đó, các biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực phải đảm bảo tính kế thừa, cần phải tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được.

3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả, mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giáo dục tại các Trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM nhằm đạt mục tiêu: phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong công tác đào tạo tại trường, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn hoạt động đào tạo quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng trường và có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào công tác quản lí tổ chuyên môn.

3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, TP.HCM

Từ cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn nói trên, tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh gồm:

3.3.1.Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên mônvà kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ

a/Mục tiêu biện pháp

Việc lập kế hoạch giúp cho TTCM cũng như các GV trong tổ xác định được mục tiêu công việc cần hoàn thành, các nội dung, hoạt động nào sẽ triển khai để đạt được mục tiêu đề ra.

- Tăng cường hướng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ. Với vai trò là người quản lí thì năng lực lập kế hoạch đối với TTCM là hết sức cần thiết. Để lập được kế hoạch hoạt động của tổ hiểu quả, TTCM cần:

+ Xác định rõ các căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động

+ Các kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu cần đạt, thời gian hoàn thành, điều kiện thực hiện biện pháp

+ Các nội dung, hoạt động nào sẽ triển khai, sử dụng phương pháp, phương tiện nào để đạt được mục tiêu đã đưa ra

+ Căn cứ vào kế hoạch chung của tổ trong năm học, xây dựng, chi tiết thành các kế hoạch hàng tháng, tuần để thực hiện mục tiêu đã đề ra và nhiệm vụ được giao

- Chỉ đạo TTCM hướng dẫn GV trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp với kế hoạch chung của tổ.

- Giám sát, theo dõi các GV trong quá trình thực hiện kế hoạch để giúp đỡ kịp thời GV để hoàn thành mục tiêu đúng hạn.

- Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch cá nhân của từng GV trong tổ. Việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch công việc giúp HT, TTCM đánh giá được hiệu quả làm việc của GV, những khó khăn cần khắc phục kịp thời.

c/ Cách thức thực hiện biện pháp

- Phổ biến cho GV về tầm quan trọng và cách thức xây dựng một kế hoạch hiệu quả. Chỉ đạo TTCM tổ chức sinh hoạt chuyên môn về cách lập kế hoạch cá nhân cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 77)