Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 68)

trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lí mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Quản lí việc tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ trong năm học

2.66 .613 2 2.47 .501 2

2

Quản lí việc tổ chuyên môn hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của giáo viên trong tổ

2.85 .727 1 2.62 .686 1

Trong công tác quản lí của người hiệu trưởng, thì quản lí mục tiêu là hết sức cần thiết, việc xác định các mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể giúp định hướng cho các hoạt động. Kết quả thống kê bảng trên cho thấy, công tác quản lí mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã được thực hiện thường xuyên (ĐTBchung = 2.75) và đã mang lại hiệu quả ở mức khá (ĐTB chung= 2.54).

Tuy nhiên các trường cần quan tâm đến công tác Quản lí tổ chuyên môn xây

dựngthực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ trong năm học hơn nữa để nâng

cao hiệu quả thực hiện, nội dung này chỉ được đánh giá hiệu quả ở mức trung bình với ĐTB đạt 2.47. Qua nghiên cứu kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đều xác định được một số mục tiêu của tổ phù hợp với tình hình thực tế, còn một số nội dung khác thì hầu như chưa xác định cụ thể, rõ ràng.

2.4.2. Thực trạng quản lí nội dung hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp. HCM

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lí nội dung hoạt động của tổ chuyên môn

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1 Quản lí việc tổ chuyên môn thực hiện nề

nếp sinh hoạt, họp theo quy định 3.12 .719 1 2.85 .808 2

2

Quản lí việc tổ chuyên môn xây dựng nội dung cho các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn

3.10 .816 2 2.99 .783 1

3

Quản lí việc tổ chuyên môn kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình, các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục học sinh

2.50 .667 3 2.56 .724 3

Điểm trung bình chung 2.90 2.80

Hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã được quan tâm thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả ở mức khá, với ĐTB chung cho mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả lần lượt đạt 2.90 và 2.80.

Nội dung được các trường thực hiện thường xuyên nhất là Quản lí việc tổ

chuyên môn thực hiện nề nếp sinh hoạt, họp theo quy định (ĐTB = 3.12). Ngoài ra,

công tác Quản lí việc tổ chuyên môn xây dựng nội dung cho các buổi sinh hoạt tổ

chuyên môn cũng được các trường triển khai thực hiện tốt (ĐTBth=3.10, ĐTBhq=2.99)

Các trường cần quan tâm đẩy mạnh hơn công tác Quản lí việc tổ chuyên môn kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình, các hoạt động

ngoại khóa nhằm giáo dục học sinh, mặc dù nội dung này được đánh giá thực hiện ở

mức thường xuyên và mang lại hiệu quả khá nhưng ĐTB không cao (ĐTBth=2.50, ĐTBhq=2.56)

Khi phỏng vấn sâu CBQL, PHT 4 cho biết: “Việc quản lí mục tiêu, nội dung hoạt động tổ chuyên môn được thực hiện thông qua kế hoạch hoạt động của từng tổ chuyên môn và báo cáo hoạt động của các tổ chuyên môn báo cáo cho Ban giám hiệu

nhà trường”. PHT 5 cũng cho biết: “Việc quản lí nội dung sinh hoạt TCM được thực

hiện thông qua việc quản lí các loại hồ sơ sổ sách”. Khi được hỏi GV7 cho biết: “Tại

trường, các trường phải xây dựng kế hoạch dự giờ trong tháng đối với tổ, nắm rõ lịch

kiểm tra của tổ, phối hợp cùng tổ trưởng dự giờ hoạt động giảng dạy của lớp”. GV

10 cho biết thêm: “BGH sẽ phối hợp với tổ chuyên môn để kiểm tra hoạt động sư

phạm, tay nghề giáo viên”.

Như vậy, các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh đã chú trọng đến công tác quản lí các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.

2.4.3. Quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chuyên môn là thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho các GV trong tổ, vì vậy công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Kết quả khảo sát

CBQL và GV tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Tp.HCM về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được chúng tôi xử lý và trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về công tác quản lí việc bồi dưỡng chuyên môn

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Quản lí tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, hội giảng, thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy

2.34 .476 5 2.46 .634 6

2 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên theo hàng năm 2.30 .460 7 2.60 .690 3

3

Tạo điều kiện để GV thực hiện tự bồi dưỡng; tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

2.47 .501 3 2.64 .740 2

4

Có các biện pháp động viên, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết để kế hoạch được thực hiện chất lượng và hiệu quả

2.44 .599 4 2.36 .508 7

5 Hiệu trưởng là tấm gương về sự tự học,

là người học dẫn đầu 2.53 .501 1 2.47 .501 5

6

Tạo ra môi trường học tập để mọi người cùng nhau học tập một cách chủ động và sáng tạo

2.32 .469 6 2.48 .601 4

7 Kiểm tra đôn đốc và đánh giá nghiêm túc

để việc bồi dưỡng chất lượng và hiệu quả 2.28 .451 8 2.22 .415 9 8 Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học

tập và tự bồi dưỡng 2.51 .502 2 2.75 .713 1

9

Tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí

2.26 .440 9 2.36 .483 7

10

Hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng phát triển đổi mới hoạt động dạy học

11 Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ kế cận

quản lí tổ chuyên môn 1.65 .478 11 2.03 .604 10

Điểm trung bình chung 2.26 2.39

Nhìn vào kết quả thống kê trong bảng trên thấy, quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại các trường mầm non huyện Nhà Bè, Tp.HCM mới chỉ được các trường thực hiện thỉnh thoảng với ĐTBchung chỉ đạt 2.26 và đạt hiệu quả ở mức “trung bình” (ĐTBchung = 2.39).

Trong đó, chỉ có nội dung Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập và tự bồi

dưỡng được cả CBQL và GV đánh giá cao về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện

với ĐTB lần lượt đạt 2.51 và 2.75. Một nội dung khác cũng được các trường thực hiện thường xuyênHiệu trưởng là tấm gương về sự tự học, là người học dẫn đầu

(ĐTB=2.53), tuy nhiên nội dung này lại chưa được đánh giá cao về hiệu quả thực tiện, chỉ xếp thứ hạng 5 và ĐTB đạt 2.47.

Ngoài ra, các trường cũng đã bước đầu quan tâm đến công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị mình và đã thực hiện khá tốt các nội dung khác như Tạo điều kiện để GV thực hiện tự bồi dưỡng; tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

(ĐTB =2.47) hay Có các biện pháp động viên, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết

để kế hoạch được thực hiện chất lượng và hiệu quả (ĐTB = 2.44).

Một số nội dung chưa được các trường quan tâm thực hiện nhiều và hiệu quả đạt được cũng không cao với ĐTB đạt được cho các nội dung khá thấp

+ Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ kế cận quản lí tổ chuyên môn. Đây là việc

làm hết sức cần thiết, tuy nhiên nội dung này được đánh giá thực hiện không thường

xuyên với ĐTB chỉ đạt 1.65 cho mức độ thực hiện và 2.03 cho hiệu quả thực hiện.

+ Hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và

bồi dưỡng phát triển đổi mới hoạt động dạy học. Với xu hướng đổi mới phương pháp

dạy học hiện nay thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết. Nhưng nội dung mới chỉ được các trường thực hiện dừng lại ở mức thỉnh thoảng với ĐTB chỉ đạt 1.85 và hiệu quả mang lại ở mức trung bình với ĐTB đạt 2.01.

Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ quan trọng, là người giúp đỡ hiệu trưởng quản lí, giám sát hoạt động của tổ, nhưng kết quả khảo sát cho thấy các trường lại chưa tạo điều kiện nhiều cho các TTCM tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ quản , nội dung này cũng không được đánh giá cao cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện (ĐTBth=2.26, ĐTBhq=2.36).

Kết quả phân tích ĐLC cũng cho thấy, không có sự phân tán lớn giữa các câu trả lời, điều này chứng tỏ có sự đồng nhất về các đánh giá của CBQL và GV tại các trường mầm non nêu trên.

Nhìn chung, công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, TP.HCM chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu hồ sơ tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè cho thấy nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ giống với nội dung bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường, chưa thấy nội dung riêng của từng tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Hình thức triển khai các nội dung bồi dưỡng chuyên môn chưa có nhiều mới lạ, nhằm thu hút, hấp dẫn giáo viên.

2.4.4. Thực trạng công tác quản lí việc đánh giá hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện công tác quản lí hoạt động đánh giá hoạt động tổ chuyên môn

STT Nội dung

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1

Quản lí việc tổ chuyên môn tham gia đánh giá và xếp loại giáo viên trong tổ(theo chuẩn nghề nghiệp và các quy định hiện hành)

2.89 .789 2 2.55 .499 2

2

Quản lí việc tổ chuyên môn tổ chức công tác bồi dưỡng GV thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn

1.73 .444 5 1.99 .532 3

3

Quản lí việc tổ chuyên môn tổ chức hoạt động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc hực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của GV

2.05 .652 3 1.97 .621 4

4

Đánh giá nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên; Kết quả bồi dưỡng của giáo viên

5 Đánh giá thời gian, nề nếp sinh hoạt;

nội dung sinh hoạt tổ 2.93 .767 1 2.93 .711 1

Điểm trung bình chung 2.28 2.27

Trong công tác quản lí, hoạt động kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng, giúp CBQL, GV thu được các thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên công tác quản lí hoạt động đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, TP.HCM chỉ được các trường thực hiện thỉnh thoảng với ĐTBchung=2.28 và mang lại hiệu quả chỉ ở mức trung bình (ĐTBchung= 2.27).

Nội dung quản lí được các trường thực hiện tốt nhất là hoạt động Đánh giá

thời gian, nề nếp sinh hoạt; nội dung sinh hoạt tổ cùng đạt ĐTB = 2.93 cho cả mức

độ thực hiện và hiệu quả thực hiện.

Công tác bồi dưỡng GV chưa được các trường quan tâm thực hiện nên công

tác Quản lí việc tổ chuyên môn tổ chức công tác bồi dưỡng GV thông qua các hoạt

động của tổ chuyên môn Đánh giá nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên; Kết quả

bồi dưỡng của giáo viên cũng chưa được các trường thực hiện thường xuyên và có

hiệu quả, ĐTB cho hai nội dung lần lượt là 1.73, 1.82 cho mức độ thực hiện và 1.99, 1.92.

Khi phỏng vấn sâu các CBQL và GV, PHT2 cho biết: “Đánh giá hoạt động tổ

chuyên môn thông qua việc đánh giá tay nghề của GV trong tổ”, ý kiến của PHT 5

về vấn đề này: “Việc đánh giá hoạt động tổ chuyên môn được thực hiện thông qua các giờ kiểm tra theo quy định hoặc kiểm tra đột xuất; đồng thời sau các buổi kiểm tra, sẽ thảo luận để rút ra các ưu điểm và khuyết điểm để các GV khác rút kinh nghiệm

cho bản thân và bồi dưỡng chuyên môn cho mình”. TT 5 cho biết thêm: “Việc quản

lí đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn được thực hiện thông qua việc kiểm tra, dự giờ thăm lớp các giáo viên trong tổ; BGH tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn để lắng nghe ý kiến và giải đáp thắc mắc, kiến nghị của GV; Kiểm tra, theo dõi,

ký duyệt các văn bản, sổ họp chuyên môn của tổ theo tháng, theo quý”.

Qua nghiên cứu sổ biên bản họp tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy các tổ trưởng chuyên môn chưa Quản lí tốt việc tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng GV thông qua các hoạt

động của tổ chuyên môn Đánh giá nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên; Kết quả

giá về công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn, trong kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn chưa có nội dung đánh giá việc tự bồi dưởng của giáo viên và kết quả bồi dưỡng.

2.4.5. Thực trạng quản lí phương pháp, phương tiện hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM

Trong công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn thì nội dung quản lí phương pháp, phương tiện để thực hiện các hoạt động là cần thiết và quan trọng. Kết quả khảo sát được thống kê và trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về hoạt động quản lí phương pháp, phương tiện hoạt động tổ chuyên môn tại các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh Stt Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1

Quản lí việc tổ chuyên môn báo cáo với hiệu trưởng tình hình hoạt động của tổ và kiến nghị, đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề tổ chuyên môn

2.77 .611 2 2.83 .503 1

2

Trao đổi, phỏng vấn tổ trưởng, tập thể hoặc cá nhân giáo viên.

2.32 .469 4 2.49 .578 4

3

Nghiên cứu hồ sơ của tổ, hồ sơ của giáo viên, hồ sơ các lớp; xem xét tài liệu lưu trữ của tổ

3.14 .639 1 2.73 .748 3

4

Dự sinh hoạt tổ nghe báo cáo của TTCM; cách thức, nội dung sinh hoạt của tổ

2.59 .571 3 2.75 .619 2

5 Tiến hành kiểm tra chéo

một nội dung kiểm tra thống nhất

Điểm trung bình chung 2.62 2.63

Kết quả cho thấy, trong các phương pháp, phương tiện để quản lí thì nội dung

Nghiên cứu hồ sơ của tổ, hồ sơ của giáo viên, hồ sơ các lớp; xem xét tài liệu lưu

trữ của tổ được các trường mầm non công lập, huyện Nhà Bè, Tp.HCM thực hiện

thường xuyên (ĐTB = 3.14); đồng thời công tác báo cáo lại với hiệu trưởng tình hình hoạt động của tổ và kiến nghị, đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề tổ chuyên môn

cũng được các trường thực hiện khá thường xuyên. (ĐTB= 2.77).

Trao đổi với TT4 cho biết: “ Các tổ chuyên môn họp định kỳ theo quy định và

BGH sẽ quản lí thông qua biên bản họp của mỗi tổ”, ý kiến của GV3 về vấn đề này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non công lập ở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 68)