Kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

một số nước trên thế giới

Thực tế phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, những địa phương, những quốc gia quan tâm, ưu tiên đầu tư cho quản lý, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo phát triển TNDL đúng đắn, hợp lí, khoa học, có hiệu quả, thì ngành du lịch phát triển mang lại hiệu quả cao về Kinh tế - Xã hội - Môi trường Đó cũng chính là hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch lâu dài không chỉ tính lợi ích trước mắt mà vẫn duy trì được bản sắc nguyên thủy, đảm bảo lợi ích cộng đồng Phát triển TNDL nhân văn hiện nay đang trở thành xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mà còn làm hồi sinh các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, những truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp.

Thông qua việc tìm hiểu cách thức tổ chức cách thức tổ chức du lịch văn hóa của các quốc gia trên thế giới sẽ là bài học kinh nghiệm quí giá cho sự phát triển du lịch ở nước ta. Một số quốc gia đã rất thành công trong việc khai thác TNDL nhân văn và đã lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc như việc chấn hưng văn hóa truyền thống và bảo tồn kiến trúc ở cố đô Luang Prabang ở Lào ; hoặc việc phát triển mô hình làng văn hóa dân tộc ở Hàn Quốc… sẽ là nguồn kinh nghiệm đắt giá cho những quốc gia đang lấy du lịch văn hóa làm thế mạnh như ở Việt Nam.

Bước sang thế kỉ mới, du lịch thế giới cũng có nhiều đổi thay. Xu hướng dễ nhận thấy trong tương lai gần là sự gia tăng nhanh về mặt số lượng du khách trên toàn thế giới, khi kinh tế ngày càng phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng cao; Có sự xã hội hóa thành phần du khách không chỉ những người giàu hay những thương gia, những người có trình độ nhận thức cao mới thưởng thức TNDL nhân văn, mà sẽ bao gồm nhiêù thành phần với cơ cấu khác nhau. Bên cạnh đó địa bàn tham quan cũng thay đổi từ Châu Âu cổ kính đô thị hóa mạnh mẽ sang châu Á trẻ trung, năng động và có nhiều kỳ bí (Địa lí Du lịch Việt Nam, tr.97). Du khách phương Tây quan tâm đến văn hóa, lịch sử và đền đài Châu Á.

1.2.2. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng

Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, thế giới đã ghi nhận Việt Nam như là một điểm đến an toàn của du khách. Bằng chứng là năm 2000, thủ đô Hà Nội được trao danh hiệu “ thủ đô vì hòa bình “, du khách đến Việt Nam không phải lo lắng bởi xung đột. Điều đó đã tạo môi trường thuận lợi cho du khách đến tham quan và các doanh nghiệp đầu tư cho du lịch lý tưởng. Bên cạnh đó các chương trình hành động quốc gia về du lịch tiếp tục được tập trung và triển khai. Nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa du lịch đã được tổ chức như Fesival Huế, Lễ hội Văn hóa du lịch biển Đà Nẵng, Lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa… Du lịch Việt Nam cũng đã chủ trì hoặc tham gia tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng châu Á – Thái Bình Dương về du lịch văn hóa gắn với xóa đói giảm nghèo tại Huế,… Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang ngày càng khai thác có hiệu quả nguồn TNDL nhân văn.

Việt Nam cũng như nhiều địa phương đang thực hiện khá thành công trong việc khai thác những thế mạnh của TNDL nhân văn, đặc biệt là việc đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách du lịch. Hai thành phố tiêu biểu là Huế và phố cổ Hội An đã xây dựng được bản sắc của mình trong phát triển du lịch văn hóa, đây đều là những nơi có TNNV hết sức phong phú, có di sản văn hóa thế giới, nhưng vẫn không ngừng tự làm mới những sản phẩm du lịch quen thuộc của mình mà vẫn giữ được nét đặc trưng Đặc biệt phải ra sức bảo tồn lưu giữ nguồn tài

nguyên quí giá đó. Đây chính là cách làm du lịch hiệu quả và bền vững, là bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, thực hiện du lịch cho nhiều địa phương khác của cả nước, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.

Ở tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có nhiều lợi thế về TNDL nhân văn, nơi đây có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống; Nổi tiếng với địa danh có nhiều chùa chiền, đa dạng trong sinh hoạt, có những lễ hội, nét ẩm thực độc đáo đã trở thành thương hiệu của tỉnh Sóc Trăng.

Tận dụng những thế mạnh đó, tỉnh đã có những bước tiến mới trong hoạt động du lịch như không ngừng tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương trong và ngoài nước ; có chính sách ưu đãi đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp tham gia khai thác và phát huy tốt TNDL vốn có; bên cạnh đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực; ra sức bảo vệ, tôn tạo nguồn TNDL nhân văn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo nét văn hóa đặc thù cho vùng … Tất cả những điều đó, đã góp phần đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)