Giới thiệu chung về dân tộc Khmer tỉnh SócTrăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

Địa bàn tỉnh Sóc Trăng là nơi có sự đan xen giữa 3 dân tộc Kinh Khmer Hoa cùng sinh sống và là một trong những điểm tụ cư lâu đời của các lớp cư dân cổ. Theo tài liệu dân tộc học thu thập được ở các chùa cổ của người Khmer tại tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, người Khmer đã định cư, lập nghiệp ở vùng ĐBSCL nói chung trong khoảng cuối thế kỷ XI.

Sóc Trăng chính là tỉnh có số lượng người Khmer đông nhất ở ĐBSCL. Tính đến năm 2016, người Khmer chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh. Tuy nhiên trong sự phân bố dân tộc Khmer có sự chênh lệch giữa các huyện, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Dân số và tỷ lệ dân tộc Khmer phân theo huyện tại Sóc Trăng năm 2016

STT Tên huyện / thành phố Dân số (người) Tỷ lệ so với tổng số dân (%) Toàn tỉnh 403.049 30.7 1 Thành Phố Sóc Trăng 32.070 23.2 2 Huyện Châu Thành 48.941 47.9 3 Huyện Kế Sách 17.490 10.9 4 Huyện Mỹ Tú 26.657 24.7 5 Huyện Cù Lao Dung 4.077 6,2 6 Huyện Long Phú 32.517 28.5 7 Huyện Mỹ Xuyên 52.272 33.1 8 Thị Xã Ngã Năm 5.366 6.6 9 Huyện Thạnh Trị 29.800 34.3 10 Thị Xã Vĩnh Châu 87.886 52.8 11 Huyện Trần Đề 65.973 49.1

Ngay từ thời kỳ đầu định cư, lập nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng cũng như vùng ĐBSCL, người Khmer đã tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giềng nhỏ bám sát đất trồng trọt (trên các giồng đất) và tổ chức nó thành những đơn vị xã hội tự quản gọi là phum. Đơn vị cao hơn phum và gồm nhiều phum gọi là sóc, các gia đình trong phum đều có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Trong quá trình sinh sống các phum của dân tộc Khmer đã có sự giao lưu kết nối với làng xóm của người Kinh và người Hoa tạo nên sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc. Nên qui mô các phum cũng được mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ bó buộc trong mối quan hệ huyết thống.

Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Nam Tông, hầu hết các phum, sóc đều có sự hiện hữu của ngôi chùa. Đó không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa mà còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer nên được chú trọng xây dựng rất tỉ mỉ khang trang. Kể từ lúc sinh ra cho đến lúc trở về cát bụi người Khmer đều gắn bó mật thiết với ngôi chùa nên chùa Khmer có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Cũng như người Kinh, dân tộc Khmer ngay từ thủa ban đầu định cư đã dựa vào nền tảng kinh tế chính là hoạt động sản xuất nông nghiệp, họ tập trung vào việc trồng trọt, chăn nuôi và một phần nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy nên người Khmer có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp mà họ đã tích lũy được từ bao đời, họ áp dụng vào đặc điểm sinh thái vùng đất của mình và đã đem lại hiệu quả như: sắp xếp mùa vụ, làm đất, cách điều hòa tưới tiêu nước vào đồng ruộng, cả cách chăm sóc và thu hoạch cây trồng, biết chọn những giống lúa thích hợp với mỗi loại đất khác nhau… Trên những nền đất rẫy, nhất là những giồng đất người Khmer cùng với người Hoa đã canh tác trồng nhiều loại trái cây và các loại hoa màu có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, họ còn rất khéo léo khi khá thuần thục các nghề thủ công như: làm gốm, dệt vải, làm bún, nấu rượu, đan lát… góp phần tăng thu nhập cho người dân nơi đây và bảo lưu các làng nghề truyền thống. Chính vì hoạt động kinh tế hầu hết của đồng bào người Khmer vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp cổ truyền nên trong đời sống vật chất vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự cần cù nỗ lực trong lao động, những chính sách của đảng và nhà nước trong việc phát triển kinh tế

của người Khmer, hiện nay đời sống của bà con đã ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm đó là những thành công bước đầu trên con đường phát triển của cộng đồng người Khmer tại tỉnh Sóc Trăng.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)