Khái quát lịch sử hình thành tỉnh SócTrăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 42 - 46)

Lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng gắn với lịch sử mở mang bờ cõi của cha ông và lịch sử hình thành Nam Bộ. So với một số tỉnh trong khu vực, vùng nam sông Hậu và xứ Sóc Trăng sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn muộn hơn. Địa Lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử.

Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).

Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 3 tỉnh miền Tây là: An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1835 lại lấy vùng đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 3 huyện: Phong nhiêu,Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc, mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 2 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 3 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 2 thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn) và 20 khu, trong đó có khu Sóc Trăng. Nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền Đông Dương quy định: kể từ ngày 01/01/1900, tất cả các đơn vị cấp tỉnh

đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là chánh tham biện. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 3 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932 Thống Đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong cac stinhr Nam kỳ, trong đó có quận Phú Lộc, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc. Cho đến cuối thời Pháp thuộc, Nam kỳ gồm có 20 tỉnh, 6 thành phố và 1 khu, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.

Sau cách mạng tháng 8/1945 quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Năm 1948, Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu, do tỉnh Bạc Liêu giao cho. Trong kháng chiến chống Pháp, Sóc Trăng còn có một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.

Năm 1955, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957, tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá; trong thời gian này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập hai huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi- Vĩnh Châu, nhưng đến năm 1962 lại tách ra như cũ. Năm 1958 huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng nhập về tỉnh Cần Thơ. Năm 1961 thành lập thêm huyện Mỹ Xuyên, cùng năm này huyện Giá Rai tỉnh Sóc Trăng giao lại cho tỉnh Cà Mau. Cuối năm 1973, thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và Hồng Dân nhập về tỉnh Bạc Liêu. Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang. Huyện Châu Thành lúc này đổi tên là huyện Mỹ Tú. Cuối năm 1991, Trung ương quyết định chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm 6 huyện và 1 thị xã, đó là: Kế Sách, Vĩnh Châu, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Long Phú, Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng.

Ngày 11/01/2002, Chính phủ ra nghị định số 04/2002/NĐ-CP điều chỉnh ranh giới huyện Phú Long để thành lập huyện Cù Lao Dung. Ngày 31/10/2003, Chính phủ ra nghị định số 127/NĐ-CP về việc thành lập huyện ngã Năm. Ngày 8/02/2007,

Chính phủ ra nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc chuyển thị xã Sóc Trăng lên Thành Phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ ra nghị định số 02/NĐ-CP về việc thành lập huyện Châu Thành. Ngày 23/12/2009 Chính phủ ra nghị quyết số 64/NQ-CP quyết định thành lập huyện Trần Đề. Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố. Đến năm 2016 tỉnh Sóc Trăng cũng không có thay đổi về đơn vị hành chính.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng

STT Tên huyện/thành phố Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số 3311.87 1.312.490 396 1 TP Sóc Trăng 76.1 138.087 1.817 2 Huyện Châu Thành 236.29 102.288 433 3 Huyện Kế Sách 352.83 160.181 454 4 Huyện Mỹ Tú 368.18 107.976 293 5 Huyện Cù Lao Dung 264.82 63.886 241 6 Huyện Long Phú 263.72 113.856 432 7 Huyện Mỹ Xuyên 373.71 157.772 422 8 Thị xã ngã Năm 242.15 80.885 334 9 Huyện Thạnh Trị 287.47 86.864 302 10 Thị xã Vĩnh Châu 468.71 166.286 355 11 Huyện Trần Đề 377.98 134.409 356

(Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Trăng năm 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)