Khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa của người Khme rở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 85 - 89)

Qua tìm hiểu trên ta thấy thông qua những điệu múa uyển chuyển, những làn điệu dân gian vui nhộn, cùng với lối kiến trúc đa dạng mà độc đáo, các loại hình sân khấu phong phú của đồng bào Khmer, mà những nét nổi bật về văn hóa nghệ thuật dân tộc được tôn vinh trân trọng hơn bao giờ hết. Đồng thời cũng là tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng, phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch nếu biết khai thác đúng hướng đúng mức.

2.4. Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng

2.4.1. Khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng Trăng

Sóc Trăng là mảnh đất hội tụ nguồn TNDL nhân văn có giá trị phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Nơi đây có rất nhiều điểm du lịch mà du khách có thể đến tham quan và khám phá. Được mệnh danh là xứ sở của chùa tháp, Sóc Trăng nổi danh với những ngôi chùa không chỉ mang kiến trúc độc đáo mà còn thu hút bởi cái tên kì lạ.

Trong những ngôi chùa ở Sóc Trăng thì chùa Dơi chính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của người Khmer không chỉ hấp dẫn du khách bởi quần thể kiến trúc độc đáo mà còn bởi những câu chuyện kì bí xung quanh ngôi chùa này. Chùa Dơi tọa lạc ở đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng; theo thư tịch cổ ghi lại chùa được khởi công xây dựng từ năm 1569 và đã được tu sửa nhiều lần, năm 1999 được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hiện tỉnh Sóc Trăng đang đầu tư xây dựng khu du lịch chùa Dơi thành điểm đến hấp dẫn

du khách. Đến chùa Dơi từ bãi đậu xe du khách sẽ được đưa đón bằng xe điện vào chùa tham quan Chánh điện chùa, chiêm ngưỡng từng nét hoa văn tinh xảo ở khắp nơi trên Chánh điện, vòng theo lối đường xi măng phía sau chùa để xem những chú Dơi đậu chi chít trên cành và được hướng dẫn viên kể về những điều kỳ thú có một không hai từ những chú Dơi như chuyện tuy dơi là loài động vật ăn quả nhưng không bao giờ ăn quả chín trong vườn chùa, và chúng chỉ trú ngụ trong trong khuôn viên của chùa chứ không rời đi nơi khác mặc dù ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với nhiều bóng cây, hay chuyện chùa Dơi không bao giờ chết trong khuôn viên chùa bởi theo tín ngưỡng nơi đây là cửa sinh chứ không phải cửa tử. Tuy nhiên theo vị trụ trì tại chùa thì có một thực trạng đáng lưu ý là hiện nay số lượng đàn dơi đang ngày càng suy giảm do nạn săn bắn trái phép, nên rất cần được bảo vệ đúng mức. Một điều nữa góp phần làm nên sự đặc biệt của chùa Dơi đó là nơi đây hiện đang lưu giữ nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá buông… Tất cả những nét đặc sắc đó đã thu hút mọi người đến chùa Dơi tham quan ngày càng nhiều, hàng năm chùa Dơi đón hàng chục vạn lượt khách đến nhất là vào những ngày lễ lượng du khách đến tham quan tăng đột biến, ngày thường khoảng trăm người. Chính vì vậy, trong những năm gần đây tỉnh rất chú trọng đầu tư đến các hoạt động du lịch quanh chùa Dơi phục vụ du khách. Đặc biệt là khu du lịch chùa Dơi đang từng bức hình thành do công ty cổ phần quốc tế Satraco làm chủ đầu tư, theo dự án khu du lịch Satraco có quy mô 14.000m2 gồm các hạng mục: nhà hàng, khach sạn cao cấp tiêu chuẩn 3 – 4 sao, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, xe điện đưa rước du khách từ chợ mùa Xuân vào chùa Dơi, với mức vốn ban đầu là 26 tỷ đồng, bên cạnh đó công ty còn ứng vốn đầu tư 15 tỷ đồng để mở rộng tuyến đường vào chùa Mahatúp. Được xây dựng theo mô hình du lịch sinh thái với điểm nhấn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân tộc, giới thiệu lịch sử hình thành khu di tích… hiện một số hạng mục của khu du lịch Satraco đã được đưa vào sử dụng tương lai không xa đây sẽ là điểm dừng chân của tất cả các du khách khi đến Sóc Trăng. Tuy nhiên theo lời của phó trụ trì Linh tại chùa thì có một thực trạng đáng lưu ý là hiện nay số lượng đàn dơi đang ngày càng suy giảm do nạn săn bắn trái

rong cá mắm sặc các loại mặc dù đã được bảo vệ và ban quản lí chùa chấn chỉnh, phần nào ảnh hưởng đến mĩ quan của chùa Dơi.

Một ngôi chùa mang nhiều nét cổ kính, biểu trưng cho vẻ đẹp chùa chiền của Sóc Trăng, đó chính là chùa Chén Sà Lôn hay còn gọi là chùa Chén Kiểu. Nằm trên quốc lộ 1A xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cách Thành phố Sóc Trăng 12km. Với nét kiến trúc vô cùng độc đáo gây ấn tượng đến khách tham quan khi đến thăm chùa, cái tên chùa Chén Kiểu được người dân gọi vì bên trong ngôi chùa được trang trí họa tiết bằng mảnh vỡ của chén đĩa tạo thành, các họa tiết trang trí cũng rất sinh động đã làm nên điểm khác biệt hiếm hoi của ngôi chùa này, tại đây còn lưu giữ bộ đồ gỗ khảm trai rất quí; chính những điều đó là yếu tố mang lại một lượng du khách đông đảo không kém chùa Dơi. Đây là một trong 18 điểm đến du lịch mà du khách không thể bỏ lỡ khi có dịp về Sóc Trăng. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch các hoạt động du lịch vấn còn những tồn tại như điểm du lịch chưa có bãi xe đậu, nên gây khó khăn cho các đoàn du lịch khi đến tham quan, phải đậu xe cả ở trong khuôn viên chùa, ven đường đã tạo hình ảnh thiếu chỉn chu khi chưa thực sự nhận được quan tâm của tỉnh. Rối đến các hàng rong bày bán lề đường, nạn ăn xin còn diễn ra, chèo kéo khách làm mất đi sự thân thiện hiếu khách của người Khmer trong lòng du khách. Bên cạnh đó, chùa Sà Lôn vẫn chưa có đội ngũ hướng dẫn viên thuyết minh, nên phần nào ảnh hưởng đến sự tìm hiểu của du khách khi mà chỉ tự tìm hiểu hoặc hỏi các vị sư, trụ trì ở trong chùa.

Một ngôi chùa có tuổi thọ đến 500 năm, được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Đó chính là chùa Khleang tọa lạc ở số 71, đường Mậu Thân, nằm kề thành phố Sóc Trăng nên rất thuận lợi cho du khách đến tham quan. Chùa Khleang được Bộ văn hóa – thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, nơi đây còn lưu giữ những nét kiến trúc khắc gỗ của nghệ nhân Khmer, đặc biệt là toàn bộ phần mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm triết lí và mối giao hòa giữa phật – con người – trời của người Khmer. Chùa Khleang, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia luôn được bảo quản chu đáo, thời gian mở cửa phục vụ tham quan rất lưu động tất cả các ngày trong

tuần đã góp phần thu hút du khách xa gần khi đến với Sóc Trăng. Mỗi ngày du khách đến thăm chùa cũng khá đông, trong đó có cả du khách nước ngoài tập trung vào ngôi chánh điện.

ÔngTăng Sai Pary,trưởng Ban quản trị chùa Khleang, cho biết: “Khách du lịch trong và ngoài nước thường đến tham quan chùa Khleang. Ban Quản trị chùa đã làm lộ, bãi đậu xe, trồng cây xanh tạo bóng mát và vẻ mỹ quan trong khuôn viên chùa. Khi có du khách đến, chùa tổ chức người hướng dẫn, thuyết minh, thuyết trình những nét văn hóa của đồng bào Khmer, các hoạt động thường xuyên tại chùa…”. Chứng tỏ công tác tổ chức thức hiện hoạt động du lịch của chùa đã có sự quan tâm đúng mức, tạo nên cảnh quan văn minh nơi cửa chùa bởi hiện tượng bầy bán hàng rong rồi nạn ăn xin không xuất hiện. Tuy nhiên nơi đây còn một số vấn đề cần lưu tâm đó là vẫn chưa có đội hướng dẫn viên du lịch, gây khó khăn cho du khách khi muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa của người Khmer, đây cũng là hạn chế của hầu hết các điểm du lịch ở Sóc Trăng. Bên cạnh đó, hầu như không có cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách, vấn đề ẩm thực cùng cơ sở lưu trú phạm vi gần chùa còn mang tính lẻ tẻ khó lòng níu chân du khách.

Công trình khá nổi tiếng tại Sóc Trăng, nổi bật với lối kiến trúc mang đậm phong cách chùa của người Khmer, đó là Bảo tàng Khmer nằm đối diện với chùa Khleang tại phường 6 thành phố Sóc Trăng đã trở thành một điểm tham quan bổ ích cho du khách. Đến với nhà trưng bày văn hóa Khmer, khách tham quan sẽ được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ như: nhóm tượng người và muôn thú làm bằng gốc cây, bình linh cách đây hơn 200 năm; những ngôi nhà sàn nhà ở, cùng các nông cụ như cày, bừa, trục phá đất đều được làm bằng tre gỗ. Các du khách còn được biết thêm về loại hình nghệ thuật sân khấu Robăm và Dù kê; các mô hình ghe Ngo, lễ cúng trăng, nghệ thuật kiến trúc, trang phục… Có thể nói đến tham quan phòng trung bày văn hóa Khmer du khách sẽ được khám phá những nét đặc sắc nhất những giá trị văn hóa vật chất và cả văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đặc biệt là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Khmer Sóc Trăng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Nơi đây còn níu chân

như: thời gian mở cửa tất cả các ngày trong tuần, có chỗ đậu xe trong khuôn viên rất ngăn nắp, khi đoàn khách đến có bộ phận ban quản lý tiếp nhận, và có một điểm khác biệt so với các điểm du lịch khác là đã có thuyết minh viên đáp ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu của du khách. Chính vì vậy hàng năm bảo tàng đón hàng chục ngàn khách du lịch tới.

Một điểm du lịch nữa mà khách du lịch khó có thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng, đó là chùa Bốn Mặt nằm cách thành phố Sóc Trăng khoảng 6km thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Ngôi chùa là quần thể kiến trúc có giá trị văn hóa truyền thống đậm nét của người Khmer và lưu giữ những câu chuyện linh thiêng kì bí. Đi từ ngoài cổng vào trung tâm chính điện ngôi chùa là những hàng cây thốt nốt xanh tươi tạo cảm giác thoáng mát; tới đây du khách còn có cơ hội gặp đoàn sư đi khất thực, đó cũng là một hoạt động sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống tụ tập của người dân. Và cái tên Chùa Bốn Mặt sẽ lí giải được sự tò mò của du khách khi bước vào chùa, du khách sẽ chú ý đến vị trí trên cao nhất, mổi bật nhất trên đỉnh chùa là tháp với đầu tượng Phật 4 mặt gọi là Maha Prum. Chùa Bốn mặt được đánh giá là địa điểm văn hóa điển hình của địa phương với các thiết kế tiêu biểu như: phòng đọc sách, phòng trưng bày hiện vật, nhóm nhạc ngũ âm, đội ca múa nhạc và câu lạc bộ ghe Ngo với hàng trăm thành viên tham gia… chính vì vậy Chùa Bốn Mặt được Trung ương và địa phương trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích đóng góp trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa địa phương, xứng đáng là một cơ sở thờ tự tiêu biểu. Đây cũng là điểm du lịch thu hút nhiều người hành hương cũng như những khách du lịch thích đi phượt đơn lẻ đến Sóc Trăng.

2.4.2. Phát triển các loại hình tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)