Cơ sở đề xuất định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 108 - 111)

* Cơ sở lí luận

Ngành Du lịch đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và định hướng tới 2020 với các mặt sau:

Định hướng thị trường: Tiếp tục phát triển các thị trường Đông Á – Thái Bình

Dương (Nhật, Trung Quốc, ASEAN), Châu Âu (Đức, Pháp, Anh), Bắc Mỹ (Hoa Kì). Chú trọng thị trường bắc Au, Uc, New zealand và các thị trường truyền thống, các nước SNG, Đông Âu).

Sản phẩm du lịch: phát triển du lịch sinh thái và văn hóa.

Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thiết lập đại diện du lịch.

Đầu tư phát triển: Các khu du lịch quốc gia, các sản phẩm du lịch có tính cạnh

tranh, tôn tạo và nâng cấp các điểm du lịch, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch, tăng đầu tư ngân sách nhà nước lên 3 – 4% và tổng đầu tư các ngành sản xuất dịch vụ.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường số lượng, chất lượng đội

ngũ, hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Hợp tác quốc tế, song phương, khu vực, các tổ chức quốc tế.

Theo quyết định số 2473/ QĐ – TTg, quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Quyết định số 124/2003/ QĐ – TTG phê duyệt đề án bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành.

Để thực hiện việc nâng tầm du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 05 (về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025). Theo đó, phát triển du lịch theo hướng du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, lịch sử tại các điểm chùa, các điểm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung đầu tư khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhanh, bền vững; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ưu tiên phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lễ hội gắn với du lịch sinh thái. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, hình thành hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch liên vùng, mở rộng hợp tác du lịch Sóc Trăng gắn với các tỉnh trong vùng. Tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh…

Quyết định số 23/2011/QĐ – UBND ngày 24/6/2011 quy định những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là một trong các chính sách tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư các dự án du lịch tại Sóc Trăng.

QĐ số 526/ QĐHC – CTUBND về phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo quyết định này, loại hình du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng được tỉnh Sóc Trăng ưu tiên phát triển.

* Cơ sở thực tiễn

Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh có 72km bờ biển, với 3 của sông lớn: Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh cùng nhiều hệ thống sông ngòi. Ngoài ra, Sóc trăng còn có hệ thống các cù lao nối tiếp nhau dài hơn 50km dọc theo bờ sông Hậu chạy ra biển Đông. Các vườn cây ăn trái, bãi cát, bãi bồi, hệ thực vật rừng ngập mặn ven biển phù hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sinh thái miệt vườn và du lịch đường sông, đường

biển. Thêm vào đó, các tuyến Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu đã tạo cho Sóc Trăng có vị thế thuận lợi cả về giao thông đường thủy và đường bộ, khá thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế.

Sóc Trăng còn là vùng đất mang bản sắc văn hóa, lễ hội độc đáo của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư lâu đời, với tổng dân số hơn 1,3 triệu người, chiếm khoảng 13% so với tổng dân số ĐBSCL. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng, tiêu biểu nhất là lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia và tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công sự kiện Festival Đua ghe ngo của khu vực ĐBSCL từ năm 2013.

Đặc biệt, Sóc Trăng là tỉnh được nhiều du khách biết đến là xứ sở của các ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo, như: chùa Mahatúp (chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa Bốn Mặt; cùng với 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 32 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các di tích này đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách đến khám phá và trải nghiệm với 2 loại hình đặc trưng là loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng, khám khá kiến trúc nghệ thuật và loại hình du lịch về nguồn. Bên cạnh đó, ẩm thực Sóc Trăng cũng là một trong những điều hấp dẫn du khách khi đến khám phá vùng đất này.

Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 14 – NQ/TU, ngày 18 – 11 – 2004 của tỉnh ủy khóa X về phát triển thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh, hoạt động du lịch của tỉnh có chuyển biến khá tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư, nhiều điểm du lịch mới được đưa vào hoạt động. Vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch được cải thiện. Lượng khách và doanh thu du lịch đều có bước tăng trưởng khá.

Tuy nhiên ngành du lịch của tỉnh dù thời gian qua đạt được những bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn vốn thu hút đầu tư vào du lịch còn ít, kết cấu hạ tầng du lịch còn thiếu, chưa xây dựng nhiều sản phẩm

tế là lượng khách lưu trú ở Sóc Trăng không nhiều, thời gian lưu trú không lâu cũng ảnh hưởng đến doanh thu du lịch của tỉnh. Hầu hết các điểm du lịch phát triển tự phát, thiếu sự tác động tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước; hệ thống các dịch vụ đi kèm như: nhà hàng, khách sạn, bãi đỗ xe, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực còn hạn chế; hoạt động lễ hội còn đơn điệu, chưa gắn kết với các hoạt động quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư…

Như vậy có thể nói việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)