Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 111 - 113)

* Mục tiêu

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mang tính chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường; cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư đồng bộ ; sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu, mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh; thu hút ngày càng nhiều khách du lịch; là một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.

*Chỉ tiêu chủ yếu

Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất một điểm du lịch cấp quốc gia, một khu du lịch và 7 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận; đến năm 2025, có thêm ít nhất 1 điểm du lịch cấp quốc gia, 1 khu du lịch và 3 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận.

Duy trì lượng khách du lịch tăng bình quân 7% / năm, doanh thu tăng bình quân 20%. Đến năm 2020, lượng khách du lịch đến Sóc Trăng đạt 1,7 triệu người / năm; trong đó, khách lưu trú là 560 000 người; khách quốc tế là 75 000.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, đưa vào hoạt động Khu du lịch sinh thái Hồ bể, Khu du lịch sinh thái Song Phụng, Khu du lịch sinh thái cồn Mỹ Phước, Khu du lịch sinh thái rừng bần ngập mặn Cù Lao Dung, Khu du lịch sinh thái Mỏ Ó, Khu du lịch văn hóa tín ngưỡng.

3.1.3. Đề xuất định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, nhưng ngành du lịch của Sóc Trăng vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch

còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư vào du lịch còn khiêm tốn, các dự án kêu gọi đầu tư vào du lịch triển khai còn lúng túng, chậm tiến độ so với phê duyệt của UBND tỉnh. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh còn kém, chưa đáp ứng dược yêu cầu thu hút khách tham quan, việc kết nối tour, tuyến từ các điểm tham quan chưa thực hiện tốt, từ đó làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của tỉnh.

Để du lịch Sóc Trăng trở thành ngành kinh tế quan trọng, và việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer đạt hiệu quả, tỉnh cần một định hướng phát triển du lịch có tầm chiến lược, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Thứ nhất, quy hoạch phát triển du lịch dựa trên lợi thế so sánh, tập trung đầu tư các dự án phát triển sản phẩm có tính đặc thù, riêng biệt.

Thứ hai phát triển du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, lịch sử tại các điểm chùa, các điểm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh,…; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.

Thứ ba, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh. Do điều kiện tự nhiên, nên các sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng thường trùng lắp, nên khó phát triển du lịch riêng lẻ của mỗi tỉnh. Việc liên kết giữa các địa phương sẽ xây dựng được cơ chế hợp tác phát triển du lịch trên cơ sở xây dựng sản phẩm đặc thù, phù hợp với tài nguyên du lịch của từng tỉnh, theo hướng hạn chế phát triển sản phẩm du lịch trùng lắp.

Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của địa phương, góp phần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường văn hóa - lễ hội, văn hóa tâm linh và sinh thái cho các khu vực khai thác du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh…

Thứ năm, xây dựng các khu bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử của người Khmer, xây dựng các làng văn hóa của người Khmer, để tạo dấu ấn riêng biệt cho du lịch tỉnh Sóc Trăng.

3.2. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)