Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 53 - 59)

Dân cư và nguồn lao động

Theo Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2016, tổng số dân của tỉnh Sóc Trăng là 1.312.490 người, mật độ dân số đạt 396 người/km2. Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh (843.974 người, chiếm 64,3%), Khmer (403.049 người, chiếm 30,7%), Hoa (65.896 người, chiếm 5%) cùng chung sống chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này từ khi có giặc ngoại xâm cho tới lúc được yên

bình. Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần nhân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng… tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân thành, đó là bản tính truyền thống của người dân Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng. Đây chính là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch khi tới tham quan tỉnh Sóc Trăng, du khách thấy được sự mến khách của người dân nơi đây và rất sẵn lòng quay lại lần thứ 2. Bên cạnh đó sự giao thoa của 3 dân tộc trong đời sống sinh hoạt cũng tạo nên tính đa dạng trong văn hóa, mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, điều này hấp dẫn du khách tới tìm hiểu. Như vậy yếu tố con người cũng góp phần tạo dựng nên sức hút cho sự phát triển tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ cho hoạt động du lịch của vùng (Nguồn: Sóc Trăng.gov.vn).

Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2016 của Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, dân số hoạt động kinh tế của tỉnh là 686.835 người. Đặc điểm người lao động ở Sóc Trăng vốn cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp… từ nhiều thế hệ truyền lại. Bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động cũng không ngừng được cải thiện nhờ những thành tựu của văn hóa, giáo dục, y tế. Đó chính là nguồn lực rất cần thiết cung ứng cho sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn, rất cần đến nguồn nhân lực có trình độ có kiến thức hiểu biết. Tuy nhiên, ta thấy lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Cũng là vấn đề mà tỉnh cần quan tâm trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội.

Cơ sở hạ tầng

giao thông của tỉnh đã được hình thành. Từ Sóc Trăng, du khách có thể đi lại các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL tương đối dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tuyến quốc lộ được mở rộng và xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn hơn 3.700 km. Khoảng cách từ Sóc Trăng đến các tỉnh, thành lân cận như: Bạc Liêu 50 km, thành phố Cần Thơ 63 km, Cà Mau 117 km, TP. Hồ Chí Minh 237 km. Có 4 quốc lộ được xem là tuyến đường huyết mạch của khu vực ĐBSCL chạy qua địa bàn tỉnh.

Quốc lộ 1A là quốc lộ dài nhất kéo dài từ Bắc vào Nam; đến TP. Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau tạo sự kết nối giữa Sóc Trăng với các tỉnh lân cận.

Quốc lộ 60 có chiều dài khoảng 110 km, bắt đầu từ ngã ba Trung Lương, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đi qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và kết thúc tại TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Quốc lộ 60 được xây dựng giúp rút ngắn đường đi từ Tp. Mỹ tho đến Tp. Sóc Trăng trên 50 km so với đi theo tuyến quốc lộ 1A.

Quốc lộ Nam sông Hậu, (quốc lộ 91C), dài 165 km xuất phát từ Tp. Cần Thơ qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Từ khi sử dụng tuyến quốc lộ Nam sông Hậu, đã tạo điều kiện thuận lợi giữa các tỉnh có thể trao đổi hàng hóa nói riêng và với khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, chạy song song tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Tuyên sđường này hoạt động giúp giảm lượng xe lưu thông trên Quốc Lộ 1A và rút ngắn khoảng cách từ Cần Thơ đi Cà Mau.

Ngoài ra ở hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh các công trình xây dựng giao thông nông thôn đã được nâng cấp, xi măng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Về đường thủy có tuyến đường biển quốc tế và trong nước qua cửa sông Hậu vào cảng Cần Thơ. Từ Sóc Trăng có thể đi đến hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh, với 8 tuyến đường thủy và 13 chiếc tàu. Xuất phát từ Bến tàu cao tốc tại Bến Ninh Kiều, TP. Cần Thơ về đến Sóc Trăng sẽ rút ngắn lộ

trình hơn so với đi bằng đường bộ: đến thị trấn Kế Sách đường thủy ngắn hơn đường bộ 41km, đến thị trấn Ngã Năm ngắn hơn 44km, đến cảng Trần Đề ngắn hơn 20 km. Thông qua hệ thống đường thủy, Sóc Trăng có thể đi đến tất cả các tỉnh ở khu vực Nam Bộ và ngược lại sẽ tạo được mối quan hệ liên vùng. Với sự thuận lợi về giao thông như trên, Sóc Trăng đã góp phần thu hút lượng khách du lịch đến đầu tư, giao thương, buôn bán, tham quan, thưởng thức các điểm du lịch của vùng.

- Hệ thống điện nước và thông tin liên lạc

Mạng lưới điện đã được phát triển bước đầu đạt được thành tựu đó là 100% xã đều đã có điện trung thế, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn. Tại trung tâm thành phố, lưới điện đã cung cấp đủ nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cho hoạt động du lịch. Đặc biệt việc hoàn thành và đã đưa vào sử dụng điện 22KVA vượt sông Hậu sang các xã ở Cù lao Dung, phong Nẫm và Mỹ Phước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội khu vực này.

Việc cung cấp nước sạch cho người dân cũng là vấn đề được chính quyền tỉnh quan tâm. Hầu hết các huyện và thành phố đều có nước sinh hoạt do công suất của nhà máy nước được nâng cấp lên tới 35.000m3/ ngày. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng đều qua các năm: năm 2008 là 88.4%, 2010 là 91.53%, 2012 là 96% và đến 2016 chiếm 97.04% (Nguồn: Cục Thống kê Sóc Trăng 2016). Đây cũng là yếu tố thuận lợi để cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho du khách khi tới tham quan tại địa phương.

Một tín hiệu rất đáng mừng đó là dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh hiện nay đã đáp ứng nhu cầu thông tin, kết nối của tỉnh. Có thể tiến kịp với sự phát triển kinh tế của tỉnh và của cả nước. Bưu điện Sóc Trăng kể từ khi đi vào hoạt động với đầy đủ loại hình dịch vụ đã tạo điều kiện cho sự kết nối thông tin trong tỉnh và ngoài tỉnh được nhanh chóng và kịp thời. Tất cả các xã, phường trong tỉnh đều đã có bưu điện là một bước tiến mới trong sự phất triển kinh tế của tỉnh, đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu phục vụ khách du lịch.

Có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng ngày càng được hoàn thiện sẽ tạo đà cho sự phát triển của hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với sự phát triển của tài

- Hệ thống giáo dục

Nhìn chung hệ thống giáo dục tỉnh Sóc Trăng có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, với đầy đủ các cấp học đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho nhiều đối tượng. Tính đến 30 tháng 09 năm 2016 toàn tỉnh Sóc Trăng có 443 trường học, lớp học phổ thông ở các cấp. Cùng thời điểm đó tổng số học sinh phổ thông đạt 206.550 học sinh, trong đó cấp tiểu học là 116.604 học sinh, cấp trung học cơ sở là 72.809 học sinh. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đạt 12.987 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 6.688 người, giáo viên trung học cơ sở là 4.416 người, giáo viên trung học phổ thông là 1.883 người (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2016).

Có thể nói giáo dục Sóc Trăng trong thời gian qua đã có sự chuyển mình theo hướng tích cực, không ngừng đổi mới về phương pháp, nâng cao chất lượng từ giảng dạy đến đào tạo. Hiện tại toàn tỉnh có 3 trường cao đẳng: Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng, cao đẳng Nghề Sóc Trăng, Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng ; một số trường trung cấp, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên… với vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Sóc Trăng trong tương lai, để phục vụ cho các ngành kinh tế, trong đó có ngành du lịch, rất cần nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đó cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh.

Đường lối chính sách

Tỉnh ủy Sóc Trăng luôn có chính sách mở cửa, ưu đãi đối với các nhà đầu tư tới Sóc Trăng. Vì vậy trong thời gian qua số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng qua các năm: năm 2010 vốn của khu vực ngoài nhà nước là 3.707.036 triệu đồng, đến năm 2013 là 4.606.212 triệu đồng và tính sơ bộ năm 2016 là 5.606.192 triệu đồng; vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2013 là 10.285 triệu đồng, tính sơ bộ đến 2016 là 88.000 triệu đồng. Một số chính sách ưu đãi của tỉnh như:

Miễn, giảm tiền sử dụng đất: áp dụng theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP của chính phủ.

Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định: áp dụng theo quy định tại nghị định số 149/2005/NĐ-CP của chính phủ.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng theo quy định tại Điều 15, nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Những chính sách trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tới tỉnh Sóc Trăng, đăng kí các dự án trên các lĩnh vực khác nhau. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho nền kinh tế của tỉnh nói chung ngày càng có nhiều khởi sắc và cho ngành du lịch nói riêng sẽ có những bước tiến mới, xứng tầm với tiềm năng của vùng.

Qua phân tích tác giả thấy sự hình thành và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Mỗi nhân tố lại có một vai trò khác nhau, nếu biết khai thác hợp lí, phát huy tối đa những lợi thế, thì các nhân tố thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói chung tới sự hình thành và phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Với vị trí địa lí có nhiều thuận lợi, tỉnh Sóc Trăng có thể giao lưu với các tỉnh thuộc ĐBSCL và với các tỉnh trong cả nước khác bằng cả đường thủy lẫn đường bộ. Đối với du lịch, vị trí còn là nhân tố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của khách du lịch. Hầu hết nguồn tài nguyên du lịch nhân văn như các ngôi chùa, lễ hội… đều tập trung ở trung tâm của tỉnh đó là thành phố Sóc Trăng, nên khách du lịch đến tham quan sẽ dễ dàng có thể tiếp cận được.

Nhân tố tự nhiên được coi là một trong những “phần cứng” của ngành du lịch, có ý nghĩa nhất định trong sự phát triển của các hoạt động du lịch. Ví dụ như khí hậu của tỉnh Sóc Trăng thích hợp cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn có thể diễn ra quanh năm, tổng hòa nhân tố địa hình, đất, nước, tài nguyên rừng và biển sẽ tạo nên sự đa dạng các loại hình du lịch. Đến Sóc Trăng du khách không chỉ tìm hiểu giá trị văn hóa mà còn có thể thưởng thức loại hình du lịch sinh thái.

Nhân tố kinh tế - xã hội là đòn bẩy thúc đẩy sự hình thành và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đời sống dân cư đảm bảo người dân sẽ có nhu cầu hơn đối với các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng ngày

càng hoàn thiện, đường lối chính sách có nhiều ưu đãi… sẽ tạo đà cho ngành du lịch của tỉnh có bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)