Đội ngũ lao động trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 101 - 108)

Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch tại Sóc Trăng hiện có trên 675 người (kể cả lao động thời vụ); trong đó số người có trình độ đại học là 105 người, 120 người có trình độ cao đẳng, 110 người có trình độ trung cấp, còn lại là qua các lớp đào tạo ngắn hạn. Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được chú trọng, nên nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh đã được cải thiện đáng kể cả về chất lượng và số lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển.

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy và chương trình hành động 06 của UBND tỉnh, Sở văn hóa thể thao du lịch phối hợp với các trường đại học, cao đẳng nghề du lịch tại Cần Thơ và cả TP. Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn quản lý nhà nước về du lịch và đạo tạo hướng dẫn viên du lịch. Đây thực sự là một việc làm cần thiết trong thực trạng nguồn nhân lực du lịch còn yếu không chỉ ở tỉnh Sóc Trăng mà còn ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, Sở văn hóa thể thao và du lịch cũng đã chủ trương thành lập chi hội hướng dẫn viên du lịch Sóc Trăng trực thuộc Hiệp hội du lịch tỉnh nhằm tập hợp lực lượng thuyết minh viên, hướng dẫn viên đang công tác trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong cơ cấu lao động phục vụ cho hoạt động du lịch vẫn còn nhiều bất cập, đó là tỉ lệ lao động nghiệp vụ (lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, đầu

bếp…) chiếm tỉ lệ khá cao 78%, đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước chiếm tỉ trọng còn nhỏ 8%, lao động quản lý tại các doanh nghiệp 14%. Lao động dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc các khóa huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) còn chiếm tỉ lệ khá cao trên 50%. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu muốn tìm hiểu của khách du lịch, khi mà tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer lại là một thế mạnh để tỉnh phát triển du lịch, đơn cử như các du khách khi đến những ngôi chùa của người Khmer tham quan, phần lớn là được các vị sư trụ trì tại chùa hướng dẫn hoặc cung cấp thêm nguồn. Ngay cả các địa điểm có hướng dẫn viên du lịch cũng vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đáng lo ngại là đa số nhân viên phục vụ chưa qua các khoá bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn ngắn hạn, dài hạn. Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ điều hành quản lý và phục vụ khách là theo kinh nghiệm của riêng mình. Đây thật sự là một hạn chế, cần được sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan quản lý du lịch và sự tham qia khắc phục của các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ.

Sự hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn cũng sẽ làm giảm nguồn thu của doanh nghiệp do du khách đến không được đáp ứng tốt các dịch vụ. Vì vậy, vấn đề đào tạo nghiệp vụ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng phục vụ khách và có tạo được ấn tượng tốt, để du khách quay lại nhiều lần nữa hay không.

2.4.6. Các tuyến du lịch được khai thác

Với lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, kết hợp với tài nguyên sinh thái khá đa dạng, Sóc Trăng đã xây dựng các tuyến điểm du lịch và đang khai thác ngày càng có hiệu quả, thể hiện một phần qua số lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Các cụm, tuyến, địa điểm du lịch tập trung phát triển gồm

- Cụm du lịch Thành phố Sóc Trăng: tổ chức du lịch văn hóa lễ hội, tham quan

di tích văn hóa, lịch sử, Bảo tàng Sóc Trăng, du lịch giải trí, mua sắm, ẩm thực, tham quan làng nghề, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Các điểm tham quan văn hóa gồm Chùa Khleng, Chùa Dơi, Chùa Đất Sét,Chùa Chén Kiểu, Chùa Bốn mặt, Chùa

- Cụm du lịch Vĩnh Châu – Trần Đề - Long Phú: phát triển các điểm du lịch bãi biển, khu nghỉ dưỡng, khu khách sạn ven bờ, du lịch vườn nhãn Vĩnh Châu, kết hợp với du lịch văn hóa tham quan chùa chiền, lễ hội của người Khmer, người Hoa, du lịch làng nghề truyền thống.

- Cụm du lịch Kế Sách – Mỹ Phước: du lịch sông nước, nhà vườn kết hợp du

lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội, tham quan chùa Kế Sách. Kết hợp đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cồn Mỹ Phước, hình thành làng du lịch, điểm du lịch nhà vườn, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dọc theo bờ sông Hậu.

- Cụm du lịch Cù Lao Dung: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan di tích

văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, giải trí.

- Cụm du lịch Châu Thành – Mỹ Tú: du lịch Khu căn cứ rừng Tràm Mỹ

Phước, Làng Văn hóa dân tộc (Phú Tân).

Bên cạnh đó còn có các tuyến du lịch ngoại tỉnh từ Sóc Trăng đến các tỉnh như: Thành phố Sóc Trăng đi Hậu Giang – Kiên Giang, đi Huế - Đã Nẵng, Thành phố Sóc Trăng đi Vĩnh châu – Bạc Liêu, Thành Phố Sóc Trăng đi ngư cảng Trần Đề - Phú Quốc – Kiên Giang. Một số chương trình du lịch liên vùng như: Chương trình du lịch Thành Phố. Hồ Chí Minh – Vĩnh Long – Cần Thơ – Sóc Trăng (5 ngày 4 đêm), Chương Trình du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh – An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng (4 ngày 3 đêm), Chương trình du lịch Tp. Hồ Chí Minh – Hà Tiên – Cần Thơ – Sóc Trăng – Mỹ Tho – TP. Hồ Chí Minh (4 ngày 3 đêm) (Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng).

Với chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng và tiềm năng lợi thế từ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, trong tương lai các dự án du lịch trọng điểm được triển khai và đưa vào hoạt động, chắc chắn du lịch Sóc TRăng sẽ thu hút thêm nhiều du khách các vùng trong cả nước và khách quốc tế đến Sóc Trăng như đến một trong những địa danh nổi tiếng của cả nước.

2.4.7. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng có thể khai thác phát triển du lịch

Muốn phát triển ngành du lịch của một địa phương nào đó thì phải có tài nguyên du lịch, tức là tiềm năng du lịch. Việc đánh giá đúng thực trạng tài nguyên du lịch sẽ giúp cho việc quy hoạch, định hướng phát triển tốt hơn. Sóc Trăng là tỉnh có số lượng người Khmer đông nhất, bởi vậy nơi đây đã hội tụ những tinh hoa về văn hóa của người Khmer ở vùng đất Nam Bộ. Đồng thời cũng là tỉnh còn bảo tồn đầy đủ nhất những giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn của dân tộc Khmer để phục vụ cho hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn chính là một ưu thế của Sóc Trăng trong phát triển du lịch. Theo kết quả điều tra tài nguyên du lịch năm 2016, toàn tỉnh có 97 đơn vị tài nguyên du lịch bao gồm cả TNDL tự nhiên lẫn TNDL nhân văn, với chỉ sử dụng được 18 điểm tập trung hầu hết ở thành phố Sóc Trăng là thu hút đông du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Cũng trong năm 2016, theo điều tra xã hội học về định hướng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng, những điểm du lịch thu hút khách nhiều nhất là: điểm chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, trung tâm Văn hóa Triển lãm hồ nước ngọt, mảng lễ hội cũng thu hút đông đảo khách du lịch phải kể đến là lễ hội Ooc om Bok – đua Ghe Ngo, lễ hội Thác Côn… có nhiều buổi lễ có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh, rồi đến hoạt động của các làng nghề hiện nay vẫn còn hoạt động và được bảo tồn, đều có những nét độc đáo hấp dẫn du khách đến tìm hiểu. Không chỉ đến Sóc Trăng khám phá những điều mới lạ, mà khách du lịch còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc mang hương vị riêng, từ các món bánh làm từ nếp gắn với đời sống sinh hoạt của họ cho đến những món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng như mắm bồ hốc, bún nước lèo và cũng là thương hiệu nổi tiếng khi nhắc đến mảnh đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Bên cạnh đó người Khmer còn có nền văn hóa nghệ thuật rất phong phú và đặc sắc được thể hiện qua những điệu múa, lời ca, lối kiến trúc độc đáo, làm say đắm bao du khách.

Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi đến Sóc Trăng mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch. Nếu biết tận dụng những tiềm năng từ nguồn TNDL nhân văn nhằm khai thác một cách có hiệu quả để phát triển du lịch, thì ngành du lịch của tỉnh sẽ có những bước phát triển vững chắc và ngày càng có cơ hội bay cao hơn nữa.

Bên cạnh những thuận lợi mà nguồn TNDL nhân văn của người Khmer đem lại cho tỉnh trong khai thác để phát triển du lịch, thì tỉnh cũng còn những bất cập cập cần lưu ý khi sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ cho hoạt động du lịch. Đó là có những di tích như một số ngôi chùa đang dần xuống cấp cần được tôn tạo, các làng nghề dần bị mai một trước cơ chế thị trường và thị hiếu của người dân, để giữ lửa cho các làng nghề cũng là vấn đề cần quan tâm để không những đảm bảo cho đời sống của bà con mà còn là lưu giữ nét đẹp trong truyền thống văn hóa. Ẩm thực của người Khmer có những nét đặc trưng riêng nhưng đôi khi một số món ăn có hương vị lạ, chưa thu hút được đông đảo du khách thưởng thức. Do các lễ hội tập trung theo mùa, nên đồng nghĩa với việc số lượng khách du lịch đến Sóc Trăng không có sự đồng đều trong năm; đúng mùa lễ hội du khách tập trung đông đúc, sau lễ du khách tới Sóc Trăng chỉ rải rác, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch của tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Sóc Trăng là tỉnh hội tụ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với nhiều mục đích khác nhau như: tham quan, học tập, nghiên cứu, lịch sử, tín ngưỡng tâm linh… Đây chính là những cơ sở để ngành du lịch phát triển, tạo việc làm, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã hội cho người dân địa phương; đồng thời cũng đem lại doanh thu đóng góp và sự phát triển chung về mọi mặt của tỉnh.

Song trên thực tế, du lịch Sóc Trăng chưa tận dụng và khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của nguồn tài nguyên này trong quá trình phát triển. Lượng khách du lịch đến đây hàng năm tăng nhưng vẫn còn ít, doanh thu từ hoạt động du lịch đóng góp vào GDP của tỉnh chưa nhiều. Điều này đồng nghĩa với mức chi tiêu của khách du lịch đến Sóc Trăng còn thấp, thời gian lưu trú ngắn, khách nước ngoài và khách có khả năng thanh toán cao chưa nhiều. Nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh còn đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp trong chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, vì thế chưa có sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng đa dạng.

Để phát triển TNDL nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đạt hiệu quả hơn, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể ở chương 3.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER TẠI SÓC TRĂNG

3.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)