Nghệ thuật ẩm thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

- Nghệ thuật sản xuất, giá trị sử dụng - Giá trị với hoạt động du lịch

Việc đánh giá nguồn TNDL nhân văn nói chung được tiến hành theo các kiểu: Đánh giá bằng cảm quan trên cơ sở kết quả điều tra về số lượng cũng như chất lượng tài nguyên và đánh giá thông qua về sức hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên giá trị của TNDL nhân văn không thể đánh giá theo cảm nhận thông thường, mà cần đến những phương pháp mang tính khoa học khách quan.

 Đánh giá tổng hợp TNDL nhân văn

Sau khi điều tra và đánh giá từng loại tài nguyên, tổng hợp các loại tài nguyên, cần có nhận xét đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng khai thác chung của tài nguyên, khẳng định những mức độ thuận lợi, sức hấp dẫn của tài nguyên có khả năng đáp ứng cho việc phát triển du lịch, cần được đầu tư khai thác, bảo vệ và tôn tạo, là cơ sở cho xây dựng và phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch. Việc đánh giá TNDL cũng cần xác định rõ những hạn chế về số lượng, chất lượng của các loại

tài nguyên cho phát triển du lịch, cũng như cần chỉ rõ những tác động tích cực và tiêu cực từ hoạt động du lịch lên tài nguyên và môi trường du lịch.

Có thể nói đánh giá TNDL nhân văn là một việc làm quan trọng và cần thiết, qua việc đánh giá giúp chúng ta nhận biết rõ được những lợi thế của tài nguyên du lịch đồng thời có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lí, để TNDL nhân văn có thể phát huy tối đa những tiềm năng của mình, phục vụ cho hoạt động du lịch.

Tiểu kết chương 1

Ở Chương 1, đề tài đã kế thừa và vận dụng các các công trình nghiên cứu trong nước của nhiều tác giả để tập trung làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về các vấn đề như: Các khái niệm, đặc điểm, phân loại…Của du lịch, tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn; từ đó đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn rồi đi đến tiếp cận kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam; cuối cùng tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch nhân văn.

Qua đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa du lịch và tài nguyên du lịch. Đó là khi khai thác những thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ cho sự phát triển du lịch và du lịch cũng phát triển tạo nền tảng làm cho các yếu tố văn hóa ngày càng thăng hoa. Khi nói đến TNDL nhân văn là đề cập đến giá trị nhận thức nhiều hơn là nhu cầu nghỉ dưỡng thư giãn hay giải trí, nên để đánh giá TNDL nhân văn một cách chính xác không thể đánh giá một cách cảm tính mà cần có những phương pháp khoa học khách quan.

Hiện nay vấn đề tìm hiểu những tiềm năng của TNDL nhân văn đang là một hướng phát triển đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch ở Việt Nam, không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của con người như là các di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, các lễ hội, những phong tục tập quán, bản sắc dân tộc…Đó cũng là nguồn tài nguyên quí giá cho sự phát triển du lịch bền vững. Thông qua những chuyến đi tham quan tới các địa điểm của TNDL nhân văn, du khách sẽ được tìm hiểu những nét văn hóa của từng vùng, mỗi vùng lại có những đặc trưng riêng tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, thỏa mãn được nhu cầu muốn được khám phá những điều mới lạ. Một ý nghĩa khác quan trọng không kém mà tài nguyên du lịch nhân văn mang lại đó là nó góp phần giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, không làm mai một bản sắc văn hóa của cha ông từ ngàn đời lưu truyền.

sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nhân văn đang trở thành hướng đi đúng đắn có ý nghĩa chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam.

Chương 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER Ở SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)