Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

 Địa hình và thổ nhưỡng

thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc; chiếm diện tích nhỏ là địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Mùa mưa vùng đất phèn có dạng lòng chảo thường bị ngập úng làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Như vậy ta thấy địa hình của tỉnh Sóc Trăng không có sự phân hóa phức tạp, sẽ tạo điều kiện cho người dân cư trú trên lãnh thổ ; địa hình thấp bằng phẳng có thể thuận lợi hơn trong việc xây dựng tôn tạo các công trình kiến trúc như đền chùa…để phát triển loại hình du lịch văn hóa.(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng).

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 331.187 ha. Đặc điểm của đất là có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc trồng cây lúa nước, các cây công nghiệp ngắn ngày điển hình như: mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn quả như bưởi, xoài, sầu riêng… Hiện đất nông nghiệp của tỉnh là 280.819 ha, chiếm 84,79%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 213.339 ha (chiếm 64,42%), đất lâm nghiệp có rừng 9.807 ha (chiếm 2,96%), đất nuôi trồng thủy sản 56.855 ha (chiếm 17,17%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác là 818 ha (chiếm 0,24%). Trong tổng số đất sản xuất nông nghiệp có 149.404 ha sử dụng cho canh tác lúa 19.610 ha cây hàng năm khác và 44.325 ha dùng trồng cây lâu năm Riêng đất phi nông nghiệp là 49.820 ha và 548 ha đất chưa qua sử dụng (Số liệu của NGTK 2016); Tuy còn một số khó khăn về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng nhìn chung việc sử dụng đất ở Sóc Trăng có những thuận để phát triển nông, ngư nghiệp với các sản phẩm đa dạng là cơ sở để hình thành những khu du lịch có sự đan xen giữa du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Dải đất cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và Trần Đề chạy dài ra tận của biển với nhiều vườn trái cây nhiệt đới, không khí trong lành… sẽ là lựa chọn số 1 của du khách khi đến tham quan tài nguyên du lịch nhân văn kết hợp với du lịch miệt vườn.

Khí hậu

Nằm ở khu vực ĐBSCL thuộc miền Nam của Việt Nam, nên Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, một năm phân ra hai mùa rõ rệt là: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) có gió mùa Tây Nam hoạt động, mùa khô (từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau) có gió mùa Đông Bắc. Nhưng hầu như không chịu ảnh hưởng bởi loại gió này, vì đã bị suy yếu kể từ dãy Bạch Mã trở vào phía Nam.

Về nhiệt độ trung bình năm là trên 270c, ít chịu tác động của bão, lượng mưa trung bình trong năm gần 2000mm, tập trung vào tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 82%, biên độ nhiệt chênh lệch giữa các tháng trong năm thấp…

Điều kiện khí hậu trên không chỉ thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển, mà còn khá lý tưởng trong việc thu hút khách du lịch tới tham quan, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm. Đặc biệt là đối với việc phát triển tài nguyên du lịch nhân văn của vùng, sẽ có nhiều ưu thế hơn, tính mùa vụ trong du lịch sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu. Cũng có khó khăn nhất định do độ ẩm cao từ khí hậu đem lại, đó là sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh, vi khuẩn phát triển nên cần có biện pháp phòng tránh.

Bảng 2.3. Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình năm 2016

Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 27,1 26,8 27,4 29,5 29,4 28,0 28,0 27,7 27,5 27,1 27,7 26,5 Độ ẩm (%) 79 78 78 77 79 86 84 86 87 85 82 79 (Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Trăng năm 2016)

Sông ngòi

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn đem lại sự thú vị cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên nơi dây. Đặc biệt vùng có mạch nước nóng tự nhiên vùng Mỹ Xuyên và phường 2, thành phố Sóc Trăng đã và đang được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó nhờ vào vị trí nơi cuối của dòng sông Hậu đổ ra Biển Đông, nên không chỉ đưa lượng phù sa lớn về bồi đắp tạo nên những cù lao

màu mỡ thuận lợi cho việc hình thành các vườn trái cây rất hấp dẫn khách du lịch, mà vùng còn có nhiều trữ lượng tôm cá, để phát triển đánh bắt thủy sản, đó cũng là nguồn thực phẩm quí giá tạo nên những tinh hoa ẩm thực của vùng.

 Rừng và biển

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú, và Cù lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Sóc Trăng có 72 km đường bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển tổng hợp kinh tế biển như: thủy hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. Với những thế mạnh trên, Sóc Trăng hội tụ đủ những điều kiện để có thể phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại khu vực ĐBSCL. Đặc biệt có cảng cá Trần Đề là một trong 10 cảng cá lớn nhất của cả nước, đang được tỉnh Sóc Trăng chú trọng khai thác có hiệu quả và gần đây đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.

Từ phân tích trên ta thấy với vị trí địa lí có nhiều thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo cho tỉnh Sóc Trăng tiềm năng phát triển không chỉ là kinh tế biển, mà còn là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động du lịch. Đến Sóc Trăng du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch từ du lịch sinh thái miệt vườn đến khám phá tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là ưu thế của tỉnh so với các tỉnh khác nằm trong khu vực ĐBSCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch nhân văn của người khmer tại sóc trăng hiện trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)