Khái niệm và vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy học hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 29 - 30)

chiến dịch tình nguyện, hoạt động vì cộng đồng, an sinh xã hội; hoạt động giao lưu với các đơn vị liên quan (CLB trường bạn, các trường đại học hay viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất liên quan đến Hóa học …); sân khấu hóa …

1.4. Hoạt động thực hành thí nghiệm

1.4.1. Khái niệm và vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy học hóa học hóa học

Thực hành ThN là hình thức hoạt động dạy học mà HS được tự thực hiện các ThN nhằm tìm hiểu, minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức; rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hóa học. Thông thường, các hoạt động thực hành ThN được tổ chức sau khi HS đã hoàn thiện một chủ đề kiến thức.

Theo tác giả Nguyễn Thị Sửu và Lê Văn Nam (2009), thực hành ThN là phương pháp dạy học đặc thù và có ý nghĩa to lớn của bộ môn Hóa học, bởi vì:

1. Thông qua quan sát hiện tượng ThN, HS được trực tiếp nắm bắt các tính chất vật lý và hóa học (màu sắc, trạng thái, tạo kết tủa, sinh ra khí …) của các chất và cảc phản ứng. Qua đó, kiến thức được cụ thể hóa giúp HS nắm bắt kiến thức chính xác và ghi nhớ tốt hơn.

2. Hoạt động thực hành ThN tạo cơ hội cho HS được trực tiếp thực hiện ThN và quan sát hiện tượng, góp phần nâng cao niềm tin vào khoa học và hứng thú học tập bộ môn của HS.

3. Hoạt động thực hành ThN góp phần hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho HS.

- Khi quan sát hiện tượng ThN, HS sẽ nảy sinh những thắc mắc, những câu hỏi vì sao. Qua đó, HS sẽ thảo luận, trao đổi, tìm hiểu để giải quyết các thắc mắc để phát triển năng lực tư duy và phản biện, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã

học.

- Thực hành ThN vừa tạo ra các vấn đề mâu thuẫn cần khám phá cho HS, vừa là công cụ giúp HS thực nghiệm kiểm chứng các giả thuyết của bản thân, qua đó HS sẽ phát triển được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên.

- Khi thực hành ThN, đôi khi HS cần phải sử dụng năng lực sáng tạo trong việc cải tiến ThN để phù hợp hơn với điều kiện thực tế (mục đích ThN, hóa chất & dụng cụ hiện có).

4. Hoạt động thực hành ThN góp phần phát triển các phẩm chất và tác phong của người lao động cần thiết cho HS. Ví dụ như: nghiêm túc, cẩn thận và gọn gàng khi tiến hành ThN; trung thực với kết quả ThN; không nản lòng khi thực hiện ThN thất bại; giữ vệ sinh sạch sẽ sau thực hành ThN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)