Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ thâm của táo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 76 - 80)

I – BỐI CẢNH VÀ VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU

Trong các quả táo có chứa nhiều enzyme được gọi là polyphenoloxilaza. Enzym này sẽ bị oxi hóa khi tiếp xúc với oxi trong không khí làm cho táo bị chuyển sang màu nâu không đẹp mắt. Hiện tượng này làm cho những miếng táo không còn đẹp mắt khi sử dụng trang trí các món ăn hay trưng bày quảng cáo sản phẩm, cũng như gây tâm lý không thoải

mái cho người sử dụng. Vậy làm sao để giữ được cho những miếng táo đã cắt tươi lâu hơn!?

II – MỤC TIÊU

Sau khi hoàn thành bài thực hành, HS có khả năng:

a) Kiến thức:

- Liệt kê được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. - Nêu được một số phương pháp bảo quản táo lâu bị thâm.

b) Kĩ năng:

- Phân tích và thiết kế được quy trình tiến hành ThN khảo sát ảnh hướng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng của quá trình thâm của táo.

- Tiến hành thành công được ThN khảo sát ảnh hướng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng của quá trình thâm của táo.

- Thành thạo một số thao tác ThN đơn giản.

c) Thái độ:

- Rèn luyện thái độ và đạo đức làm việc khoa học (đảm bảo an toàn khi thực hiện ThN, trung thực với kết quả ThN …).

- Đam mê, hứng thú và chủ động tích cực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành ThN.

Bên cạnh đó, bài thực hành cho định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

III – CHUẨN BỊ 1. Dụng cụ:

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ bao gồm:

+ 1 khay đựng dụng cụ ThN.

+ 2 túi zipper.

+ 5 cốc thủy tinh 100ml (có vạch chia độ).

+ Dao gọt trái cây. + Đá lạnh.

2. Hóa chất:

- Chuẩn bị các hóa chất cần thiết bao gồm:

+ Táo đỏ. + Muối ăn.

+ Nước chanh. + Nước cất.

IV – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Đối tượng tham gia hoạt động: Thành viên CLB Hóa học. Hình thức tổ chức thực hành: Theo nhóm (4HS / nhóm)

Thời điểm trải nghiệm: Sau khi học lý thuyết về tốc độ phản ứng.

Quy trình thực hành: Quy trình nghiên cứu khoa học – nghiên cứu thông tin Thời gian và địa điểm: PTN Hóa học – 90 phút (2 tiết học)

TT Hoạt động Nội dung HS cần hoàn thành 1 Khởi động – HS đặt câu hỏi liên

quan đến vấn đề nghiên cứu

(định hướng phát triển biểu hiện 1)

Mục 1 của báo cáo thực hành thí nghiệm.

2 HS thiết kế thí nghiệm

(định hướng phát triển biểu hiện 2)

Mục 3 và 4 của báo cáo thực hành thí nghiệm.

3 HS tiến hành thực hiện thí nghiệm

(định hướng phát triển biểu hiện 3 và 4)

4 HS thực hiện báo cáo kết quả

(định hướng phát triển biểu hiện 4 và 5)

Mục 5 của báo cáo thực hành thí nghiệm.

Mô tả chi tiết các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động – HS đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- GV nêu vấn đề gợi mở cho HS: Trong các quả táo có chứa nhiều enzyme được gọi là polyphenoloxilaza. Enzym này sẽ bị oxi hóa khi tiếp xúc với oxi trong không khí làm cho táo bị chuyển sang màu nâu không đẹp mắt. Hiện tượng này làm cho những miếng táo không còn đẹp mắt khi sử dụng trang trí các món ăn hay trưng bày quảng cáo sản phẩm, cũng như gây tâm lý không thoải mái cho người sử dụng. Vậy làm sao để giữ được cho những miếng táo đã cắt tươi lâu hơn!?

- HS thảo luận nhóm, đề xuất một số phương pháp bảo quản táo, xác định câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu và đề xuất giả thuyết khoa học của bài thực hành.

Tình huống: vận dụng kiến thức về tốc độ phản ứng để khảo sát, lựa chọn phương pháp bảo quản táo tránh thâm hiệu quả .…

* Câu hỏi liên quan đến vấn đề: Biện pháp nào giúp bảo quản táo đã cắt tránh thâm lâu nhất?

* HS có thể đưa ra nhiều các giả thuyết khoa học khác nhau như:

1) Bảo quản táo đã cắt trong vào bịch kín sẽ giúp táo tránh thâm lâu nhất.

2) Ướp đá táo đã cắt sẽ giúp táo tránh thâm lâu nhất.

3) Ngâm táo đã cắt trong nước muối sẽ giúp táo tránh thâm lâu nhất.

4) Ngâm táo đã cắt trong nước chanh loãng sẽ giúp táo tránh thâm lâu nhất.

HOẠT ĐỘNG 2: HS thiết kế thí nghiệm

- HS thảo luận nhóm để xác định phản ứng hóa học và các yếu tố trong ThN:

+ Phản ứng hóa học: phản ứng giữa polyphenoloxilazavới khí oxi.

+ Yếu tố cố định: mẫu táo (kích thước) ...

+ Yếu tố cần xác định: thời gian thâm của táo khi bảo quản với các phương pháp khác nhau.

- HS dựa trên các yếu tố trên và dụng cụ, hóa chất đã được chuẩn bị để thiết kế một quy trình tiến hành ThN phù hợp và khả thi.

- GV chọn ngẫu nhiên ở mỗi nhóm một đại diện trình bày quy trình ThN đã thiết kế. (Các nhóm sử dụng giấy A3 để trình bày).

- GV và các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi thảo luận về cho quy trình của nhóm báo cáo. GV nhận xét, góp ý định hướng HS.

Nếu các nhóm HS không thể thiết kế được quy trình thực hành riêng của nhóm thì GV có thể gợi ý cho HS sử dụng quy trình sau:

1. Bước 1: Gọt vỏ quá táo, cắt thành 5 phần bằng nhau (tương đối). 2. Bước 2: Chuẩn bị đồng thời các miếng táo như sau:

+ Cho miếng táo thứ nhất vào túi zipper, đẩy hết không khí ra ngoài và đóng túi lại. + Ngâm miếng táo thứ hai vào cốc không (ở nhiệt độ thường).

+ Ngâm miếng táo thứ ba vào cốc sau đó thêm đá lạnh vào. + Ngâm miếng táo thứ tư vào cốc chứa nước muối loãng. + Ngâm miếng táo thứ năm vào cốc chứa nước chanh pha loãng.

3. Bước 3: Theo dõi và ghi nhận trạng thái của táo sau mỗi 2 phút đến khi cả 5 miếng táo đều bị thâm.

HOẠT ĐỘNG 3: HS thực hiện thí nghiệm

- HS tiến hành thực hiện ThN theo nhóm (mỗi nhóm gồm 4HS) với quy trình đã thiết kế.

- Mỗi HS đều phải thực hiện báo cáo kết quả thực hành cá nhân. - GV theo dõi, giải đáp và hỗ trợ HS khi cần thiết.

HOẠT ĐỘNG 4: HS thực hiện báo cáo kết quả

- GV gọi một số HS (ở các nhóm khác nhau) trình bày báo cáo kết quả thực hành. Các thành viên khác theo dõi, nhận xét và đặt câu hỏi phát vấn.

- GV cho HS chia sẻ cảm nhận, bài học kinh nghiệm sau khi thực hành ThN và tổng kết bài thực hành.

* GV thu lại các báo cáo thực hành để tiến hành theo dõi, đánh giá và nhận xét góp ý cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)