Quy trình thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 53 - 56)

học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS

Theo thực tiễn quá trình nghiên cứu, các bài thực hành được thiết kế theo quy trình sau:

Hình 2.1. Quy trình thiết kế bài thực hành cho CLB Hóa học

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu tham khảo, tìm kiếm các cơ sở lý thuyết và hoạt

động thực hành phù hợp với trình độ của HS. Các tài liệu tham khảo có thể là các quy trình, công nghệ sản xuất Hóa học, quy trình thực nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc ISO, tài liệu thực hành Hóa học của các trường Đại học và tài liệu giảng dạy Hóa học ở nước ngoài.

Việc nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu tham khảo giúp nội dung ThN thêm phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, cần lựa chọn các ThN có nội dung kiến thức phù hợp với trình độ của HS và điều kiện ở trường THPT, tránh chọn những ThN quá phức tạp, chứa nhiều nội dung kiến thức nâng cao, chuyên sâu hoặc sử dụng các dụng cụ, hóa chất ít phổ biến.

Bước 2: Xác định mục tiêu cho bài thực hành. Trong giai đoạn này, GV cần cụ

thể hóa mục tiêu kiến thức và kĩ năng cho HS, nội dung ThN được khai thác nhằm củng cố, vận dụng và mở rộng kiến thức nào của HS, rèn luyện những kĩ năng nào? GV cần nắm rõ kiến thức hiện tại của HS, xác định mức độ phù hợp để khai thác ThN. Bên cạnh đó, GV cũng cần xác định bài thực hành sẽ hướng đến hình thành và

Tìm kiếm cơ sở lý thuyết, hình thành ý tưởng

Xác định mục tiêu cho bài thực hành

Xây dựng nội dung thí nghiệm

Thực hiện thử nghiệm Đ iề u ch ỉnh Viết kế hoạch tổ chức thực hành

phát triển những năng lực chung và năng lực đặc thù nào?

Bước 3: Xây dựng lại nội dung ThN với mức độ phù hợp với mục tiệc đã xác

định. Nội dung ThN bao gồm các hoạt động nhỏ để khảo sát, tìm hiểu kiến thức nền và hoạt động vận dụng để giải quyết vấn đề. So với ThN ban đầu trong các tài liệu kham khảo, nội dung ThN của HS được xử lý sư phạm, đơn giản hóa để phù hợp với trình độ của HS, điều kiện của nhà trường và mục tiêu dạy học bằng một số cách như sau: bổ sung một số giả thiết, tình huống lý tưởng để bỏ qua các sai số, các yếu tố phụ; thay thế một số dụng cụ, hóa chất phức tạp, hiếm gặp bằng các dung cụ, hóa chất đơn giản, phổ biến, chấp nhận sai số tương đối khi tiến hành ThN

Bước 4: GV cần tiến hành thử nghiệm các nội dung ThN đã xây dựng để kiểm

chứng kết quả ThN. GV tiến hành thực hiện ThN theo nội dung đã xây dựng và kiểm tra các vấn đề sau:

+ ThN có thành công không? Cần chú ý kĩ thuật gì để đảm bảo ThN thành công?

+ ThN có đảm bảo an toàn không? Cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn khi thực hiện?

+ Kết quả ThN có đáp ứng có mục tiêu ban đầu đề ra hay không? + Kết quả ThN có phù hợp với dự đoán ban đầu hay không?

+ Có thể hiện chính xác kiến thức khoa học cần cung cấp cho HS hay không? + Kết quả ThN có độ lặp cao không?

Nếu ThN không thành công, không đảm bảo an toàn hoặc không đáp ứng mục tiêu ban đầu thì GV cần điều chỉnh lại nội dung và thực hiện thử nghiệm lại ThN lần nữa.

Bên cạnh đó, GV cần lưu ý đánh giá độ khó của ThN để có thể xây dựng được các nhiệm vụ học tập, các tiêu chí, yêu cầu cụ thể cho ThN.

Bước 5: Sau khi thử nghiệm ThN đạt yêu cầu, GV tiến hành viết kế hoạch tổ

chức thực hành ThN bao gồm:

- Phần mở đầu bài thực hành: GV cần đặt ra một tình huống thực tiễn, một

vấn đề có mâu thuẫn hoặc một câu hỏi hoài nghi kinh nghiệm thực tế hay những nhận định trong cuộc sống. Thông qua đó, GV tạo ra nhiệm vụ học tập cụ thể cho

HS giải quyết trong bài thực hành.

- Mục tiêu và chuẩn bị: GV thể hiện rõ mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực cần hướng tới cho HS thông qua bài thực hành, mô tả quá trình chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cần thiết cho bài thực hành.

- Tổ chức thực hành ThN: GV mô tả các hoạt động sẽ tổ chức trong buổi thực hành và hướng dẫn chi tiết thao tác thực hiện các ThN trong bài thực hành.

Kế hoạch tổ chức thực hành ThN được thiết kế theo mẫu sau:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHO CLB HÓA HỌC

(Tên bài thực hành)

1. Bối cảnh và vấn đề cần tìm hiểu 2. Mục tiêu

3. Chuẩn bị (các dụng cụ hóa chất cần thiết cho hoạt động) 4. Tổ chức hoạt động (tiến trình tổ chức hoạt động)

+ Hoạt động 1: Khởi động – HS đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu + Hoạt động 2: HS thiết kế thí nghiệm

+ Hoạt động 3: HS tiến hành thực hiện thí nghiệm + Hoạt động 4: HS thực hiện báo cáo kết quả

5. Tài liệu hỗ trợ (nếu cần)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)