Hoạt động thực hành thí nghiệm hóa học ở lớp 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 50 - 51)

Chương trình Hóa học 10 (cơ bản) ở trường THPT có 6 bài thực hành ThN, gồm 4 bài minh họa tính chất của các nguyên tố và chất; 2 bài minh họa cho các lý thuyết về phản ứng hóa học.

Bảng 2.7. Các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình Hóa học ở lớp 10 (cơ bản).

1 Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử.

2 Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo. 3 Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iốt.

4 Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh.

5 Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh. 6 Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học.

Các bài thực hành trong chương trình Hóa học ở THPT có một số đặc điểm sau:

- Các bài thực hành thường được thực hiện trong 1 tiết học và được bố trí ở vị trí cuối các chương, sau khi học xong các bài học về chất vô cơ hoặc lý thuyết phản ứng.

- Các ThN trong bài thực hành nhằm mục đích minh họa, tái hiện và củng cố lại kiến thức HS đã học trong chương.

- Đa số các ThN đơn giản, dễ làm và tiến hành nhanh. Các ThN chỉ mang tính định tính, yêu cầu HS quan sát và ghi nhận hiện tượng, viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng xảy ra, không đòi hỏi quy trình thực hiện phức tạp và tính toán khi tiến hành ThN.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS, các hoạt động thực hành ThN Hóa

học cần tăng cường và đổi mới theo các hướng sau:

- Bổ sung những ThN mang tính định lượng (chuẩn độ, đo đạc …) yêu cầu kĩ năng tính toán khoa học có ý nghĩa.

- Bổ sung các ThN với quy trình lớn đòi hỏi HS phải tiến hành nghiêm túc, cẩn thận; các ThN hướng đến quy trình thiết kế kĩ thuật, tạo ra các sản phẩm cụ thể.

- Gắn kết các ThN với một tình huống có vấn đề từ thực tiễn đời sống, để yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề;

- Kết hợp sử dụng các ThN ảo nhằm giúp HS rèn luyện khả năng tính toán để dự đoán vấn đề và thông qua mô phỏng để đưa ra các giải thích hoặc đề nghị thích hợp cho vấn đề. Bên cạnh đó, ThN ảo là một giải pháp hiệu quả để thay thế các ThN thực khi các ThN có sử dụng các hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc đòi hỏi các dụng cụ, thiết bị mắc tiền, tốn kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)