Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 89 - 103)

Kết quả đánh giá năng lực của HS tham gia thực nghiệm được trình bày trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS ở lần 1 và lần 2 HS Kết quả lần 1 Kết quả lần 2 BH1 BH2 BH3 BH4 BH5 TB BH1 BH2 BH3 BH4 BH5 TB 1 2 1 2 2 2 1,8 3 1 2 2 2 2,0 2 1 1 2 2 1 1,4 2 1 2 2 2 1,8 3 2 2 3 2 2 2,2 2 2 3 3 2 2,4 4 1 1 2 2 1 1,4 2 1 2 2 2 1,8 5 1 1 2 2 2 1,6 1 1 2 2 2 1,6 6 1 2 2 2 1 1,6 2 2 2 2 2 2,0 7 2 2 2 2 2 2,0 2 3 3 3 2 2,6 8 1 1 2 2 1 1,4 2 1 2 2 2 1,8 9 2 1 3 3 2 2,2 2 1 3 3 2 2,2 10 2 2 3 3 3 2,6 2 2 3 3 3 2,6 11 2 1 3 3 1 2,0 2 1 3 3 2 2,2 12 1 1 2 3 1 1,6 2 1 2 3 2 2,0 13 2 2 2 3 2 2,2 2 2 3 3 2 2,4 14 1 1 3 2 2 1,8 2 1 3 3 3 2,4 15 1 2 3 2 2 2,0 2 2 3 3 3 2,6 16 2 1 2 3 2 2,0 2 2 2 3 2 2,2 17 2 1 3 2 2 2,0 2 2 3 3 2 2,4 18 3 2 3 3 3 2,8 3 3 3 3 3 3,0 19 1 1 3 2 2 1,8 2 2 3 3 2 2,4 20 1 1 2 2 2 1,6 2 2 3 2 3 2,4

Bảng 3.4. Phân loại năng lực của HS khi đo lần 1 và lần 2

NL thấp NL trung bình NL cao

Kết quả lần 1 7 (35%) 11 (55%) 2 (10%)

Kết quả lần 2 1 (05%) 15 (75%) 4 (20%)

Hình 3.1. Biểu đồ phân loại năng lực của HS ở 2 lần đo.

Tiến hành tính các tham số thống kê đặc trưng được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Các tham số thống kê kết quả đánh giá NL của HS khi đo lần 1 và lần 2 Kết quả lần 1 Kết quả lần 2 Điểm trung bình 1,90 2,24 Trung vị 1,9 2,3 Mode 2,0 2,4 Độ lệch chuẩn 0,38 0,35 t-test phụ thuộc 9,74 . 10-7 35% 55% 10% 5% 75% 20% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% NL thấp NL trung bình NL cao Lần 1 Lần 2

Tiến hành kiểm tra độ tin cậy của số liệu thực thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu ở lần 1 và lần 2

Kết quả lần 1 Kết quả lần 2 Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh 0,55 0,59 Độ tin cậy Spearman – Brown

rSB

0,71 0,74

Qua các số liệu trên, chúng tôi có những nhận xét tổng quan về kết quả TNSP như sau:

- Điểm trung bình năng lực của HS khi đo lần 2 (2,24) đã cao hơn lần 1(1,90)

và giá trị t-test phụ thuộc p (9,74.10-7) nhỏ 0,05; điều này chứng tỏ có sự phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS khi tham gia các bài thực hành ThN của CLB Hóa học.

- Ở kết quả đo lần 1, đa số HS có năng lực trung bình (chiếm 55%), còn một số HS có năng lực thấp (chiếm 35%). Điều này được giải thích rằng các HS tham gia CLB Hóa học là những HS có đam mê, yêu thích bộ môn Hóa học, đã được hình thành những năng lực hóa học cơ bản, tuy nhiên các năng lực này vẫn ở mức chưa cao (thấp và trung bình). Ở kết quả lần đo thứ 2, sự phân loại năng lực của HS có thay đổi, số lượng HS có năng lực ở mức thấp giảm (từ 35% xuống 5%), số lượng HS có mức năng lực trung bình và cao tăng lên, trong đó tỉ lệ HS có mức năng lực trung bình tăng từ 55% lên 75%, HS có mức năng lực cao tăng từ 10% lên 20%. Bên cạnh đó, giá trị mode của điểm năng lực đã tăng lên (từ 2,0 thành 2,4 điểm). Qua đó, chúng tôi nhận thấy, các bài thực hành đã tác động và có ảnh hướng tích cực đến quá trình phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS, tuy nhiên ảnh hưởng chưa lớn, năng lực của HS sau quá trình TN vẫn tập trung chủ yếu ở mức trung bình.

- Kết quả kiểm tra độ tin cậy Spearman – Brown rSB đều lớn hơn 0,7 (0,71 và 0,74) cho thấy dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy, có thể dùng để nghiên cứu được.

Để có những đánh giá chi tiết hơn về quá trình phát triển năng lực của HS, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả trước và sau TN của từng biểu hiện:

Bảng 3.7. Thông kê kết quả đánh giá NL của HS theo từng biểu hiện Tần suất Trung bình Trung vị Mode Độ lệch chuẩn t-test BH 1 Lần 1 10 9 1 1,55 1,5 1 0,60 1,69 10-4 Lần 2 1 17 2 2,05 2,0 2 0,39 BH 2 Lần 1 13 7 0 1,35 1 1 0,49 5,08 10-3 Lần 2 9 9 2 1,65 2 1 0,67 BH 3 Lần 1 0 11 9 2,45 2 2 0,51 4,14 10-2 Lần 2 0 8 12 2,60 3 3 0,50 BH 4 Lần 1 0 13 7 2,35 2 2 0,49 5,08 10-3 Lần 2 0 7 13 2,65 3 3 0,49 BH 5 Lần 1 6 12 2 1,80 2 2 0,62 3,37 10-4 Lần 2 0 15 5 2,25 2 2 0,44

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS khi đo lần 1 và lần 2 1.55 1.35 2.45 2.35 1.80 2.05 1.65 2.60 2.65 2.25 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 2.20 2.40 2.60 2.80 3.00

Biểu hiện 1 Biểu hiện 2 Biểu hiện 3 Biểu hiện 4 Biểu hiện 5 Lần 1 Lân2

Các số liệu trên cho thấy:

- Các chỉ số t-test phụ thuộc đều nhỏ hơn 0,05, điều này chứng tỏ sự chênh lệch giữa kết quả lần đo 1 và lần đo 2 có ý nghĩa thống kê.

- Ở lần đó thứ 1, kết quả đánh giá của các biểu hiện không đồng đều. Biểu hiện 2 (xây dựng được quy trình thực hiện ThN để kiểm chứng giả thiết) có kết quả thấp nhất (chỉ 1,35 điểm) và biểu hiện 3 (thực hiện ThN để kiếm chứng giả thuyết)

có kết quả cao nhất (2,45 điểm). Điều này cho thấy với đối tượng HS tham gia thực nghiệm là những HS yêu thích môn Hóa học, có được một số kĩ năng thực hành ThN cơ bảnnhưng chưa thành thạo, tuy nhiên, việc thiết kế quy trình thực hiện ThN còn mới lạ và khó khăn với HS.

- Ở lần đo thứ 2, kết quả đánh giá các biểu hiện đều tăng lên, đặc biệt là biểu hiện 1 (tăng 0,5 điểm) và biểu hiện 5 (tăng 0,45 điểm). Tuy nhiên có sự gia tăng giữa các biểu hiện là không đồng đều, cụ thể là biểu hiện 2 vẫn có kết quả tương đối thấp so với các biểu hiện khác (1,65 điểm, chỉ tăng 0,3 điểm). Bên cạnh đó, biểu hiện 3 và 4 tăng lên cũng ít hơn so với biểu hiện 1 và 4 (tăng tương ứng là 0,15 điểm và 0,3 điểm).

- Sự phát triển không đồng đều của các biểu hiện cho thấy được một số vấn đề sau:

+ Các bài thực hành thí nghiệm đã có tác động mạnh và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển biểu hiện số 1 và 5 của HS thông qua việc hướng dẫn HS thực hiện các thí nghiệm theo quy trình nghiệm cứu khóa học (đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, thực nghiệm để chứng minh hoặc phủ định giả thuyết) và hướng dẫn HS trình bày báo cáo khoa học.

+ Biểu hiện số 3 và 4 phát triển không nhiều cho thấy giả thuyết ban đầu phù hợp. Các HS tham gia thực nghiệm là những HS yêu thích bộ môn Hóa học, có sẵn một số kĩ năng thực hành và quan sát thí nghiệm cơ bản nhưng chưa thành thạo. Các bài thực hành thí nghiệm góp phần rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực cho HS.

số 2. Kết quả cho thấy, các bài thực hành thí nghiệm còn thiếu sự định hướng giúp HS có thể tự thiết kế được các thí nghiệm cho quá trình thực nghiệm, kiểm chứng giả thuyết khoa học. Điều này cũng lưu ý rằng, cần phải điều chỉnh và phát triển các bài thực hành thí nghiệm hướng đến phát triển biểu hiệu số 2 cho HS một cách hiệu quả hơn.

- Độ lệch chuẩn của hầu hết các biểu hiện có xu hướng giảm (trừ biểu hiện số 2), có nghĩa là độ tập trung của các biểu hiện ở lần đo thứ 2 cao hơn. Điều này giúp chúng tôi dự đoán rằng, biểu hiện đã được phát triển và đồng đều với nhau hơn so với lần đo thứ 1. Còn ở biểu hiện 2 chỉ được hình thành và phát triển ở một số HS, còn chưa tác động được đến một số HS khác nên độ phân tán của biểu hiện còn quả lớn, độ lệch chuẩn tăng lên so với ban đầu. Đây có thể xem là một phần lưu ý để phát triển đề tài, cần tập trung chú ý hơn vào biểu hiện 2.

Như vậy, các bài thực hành ThN đã có những tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS trong CLB Hóa học ở trường THPT. Tuy nhiên, những tác động này chưa đồng đều và chưa đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành TNSP để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài, cụ thể là:

Chúng tôi tiến thành TNSP với CLB Hóa học và Sáng tạo ở trường THPT Ngô Quyền (quận 7, Tp.HCM), thực hiện 2 bài thực hành ThN đã thiết kế với sự tham gia của 20 thành viên trong CLB. Chúng tôi tiến hành đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS thông qua bảng kiểm quan sát trong mỗi bài thực nghiệm.

Dựa trên việc phân tích kết quả TNSP, chúng tôi có thể kết luận giả thuyết khoa học của đề tài là có cơ sở khoa học, có hiệu quả và khả thi, có thể triển khai và tiếp tục nghiên cứu phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, cụ thể: - Đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức sinh hoạt CLB Hóa học ở trường THPT, về tổ chức hoạt thực hành ThN, về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS và tiến hành điều tra về thực trạng sử dụng ThN Hóa học và nhu cầu sinh hoạt CLB Hóa học của HS lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, quận 7.

- Thiết kế thang đo và công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho HS lớp 10, đồng thời đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế các bài thực hành ThN cho CLB Hóa học ở trường THPT nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho HS. Bên cạnh đó, đề tài còn giới thiệu 4 kế hoạch tổ chức hoạt động thực hành minh họa theo nguyên tắc và quy trình đã đề xuất.

- Tiến hành TNSP với sự tham gia của 20 HS trong CLB Hóa học và Sáng tạo trường THPT Ngô Quyền thông qua 2 bài thực hành ThN đã thiết kế.

- Xử lý kết quả các số liệu TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, phân tích và đánh giá kết quả để có được những kết luận mang tính chính xác, khoa học. Kết quả cho thấy, các bài thực hành thí ngiệm đã có những tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS.

Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành được mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Kết quả TNSP đã khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, và tính khả thi, hiệu quả của những bài thực hành đã thiết kế.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong PTN, chế độ đãi ngộ với GV phụ trách CLB, hỗ trợ tổ chức các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt CLB trong nhà trường nhằm tạo cơ hội cho HS được rèn luyện và phát triển các năng lực cần thiết.

- GV cần tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng của bản thân, không ngừng tự học hỏi để theo kịp và đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. Tăng cường sử dụng ThN trong quá trình dạy học và tạo cho HS cơ hội được thực hành ThN.

3. Hướng phát triển của đề tài

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, đề tài sẽ tiếp tục phát triển theo các hướng sau:

- Tiếp tục xây dựng các bài thực hành ThN với các nội dung và hình thức đa dạng, phong phú hơn. Mở rộng đối tượng HS tham gia thực hành không chỉ khối 10 mà còn khối 11 và 12.

- Xây dựng các bài thực hành ThN hướng đến các biểu hiện chưa được phát triển tốt (đặc biệt là biểu hiện 2).

- Điều chỉnh, hoàn thiện thang đo năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS, xây dựng thêm các công cụ đánh giá phù hợp và hiệu quả.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên vì điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của quý Thầy/Cô, các chuyên gia và cá bạn đồng nghiệp. Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng sẽ góp phần nào đó nâng cao hiểu quả của quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. Ban hành kèm thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học.

Ban hành kèm thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp, hướng nghiệp. Ban hành kèm thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bùi Ngọc Chu & Lê Xuân Quý. (2016). Giáo dục nghệ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành qua mô hình câu lạc bộ. Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 6 – 2016.

Châu Thị Mỹ Uy. (2017). Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh bằng mô hình dạy học 5E phân hóa hữu cơ lớp 11, trường trung cấp chuyên nghiệp. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Cao Thị Sông Hương (chủ biên), Nguyễn Thanh Nga, Mai Hoàng Phương. (2019).

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khoa XI (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ứng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đặng Thị Oanh, Nguyễn Ngọc Hà, Vũ Quốc Trung & Dương Bá Vũ. (2017). Đổi mới chương trình môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông mới – những yêu cầu đặt ra với đội ngũ giáo viên phổ thông. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế, 118 – 126.

Đặng Thị Thùy My. (2018). Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 Hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Đỗ Thị Bích Ngọc. (2009). Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệm trong chương trình Hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Đỗ Thị Quỳnh Mai, Phạm Thị Bích Đào. (2018). Một số hình thức tổ chức hoạt động trải ngiệm trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1(63), 152-161.

Gary Anderson. (1990). Fundamentals of educational Research. New York.

Hoàng Phê (chủ biển). (2000). Từ điển tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

Hoàng Thị Thu Hà. (2011). Sử dụng thí nghiệm Hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy hoc tích cực. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

John P.Keeves. (1996). Educational Research, Methodology and Measuremen: An International Handbook. Australia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 89 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)