Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 86 - 89)

Quá trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Trao đổi với HS trước thực nghiệm

một số vấn đề sau:

- Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và mục đích của quá trình thực nghiệm sư phạm. Nhằm tăng độ chính xác và độ tin cậy của kết quả thực nghiệm, chúng tôi khẳng định kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của HS trong nhà trường, HS cần phải trung thực trong khi tham gia thực nghiệm sư phạm.

- Giới thiệu quy trình học tập theo quy trình nghiên cứu khoa học và quy trình thiết kế kĩ thuật, giải thích một số thuật ngữ và vấn đề cơ bản cho HS: câu hỏi liên quan đến vấn đề tìm hiểu, giả thuyết nghiên cứu, cách viết báo cáo và trình bày kết quả thực hành.

- Tìm hiểu đặc điểm, tâm tư và ý kiến của HS khi tham gia thực nghiệm sư phạm. Giải quyết các vấn đề và thắc mắc của HS nếu có.

- Lưu ý HS đảm bảo tham gia đầy đủ cả 2 buổi thực hành trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thực nghiệm

- Hoàn thiện kế hoạch bài dạy thực nghiệm phù hợp với đặc điểm của HS. - Chuẩn bị các tư liệu và dụng cụ hóa chất cần thiết trong quá trình thực nghiệm. (ví dụ: phiếu hoạt động, bảng thảo luận nhóm …).

- Chuẩn bị các công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS trong quá trình thực nghiệm.

- Thiết kế phiếu phản hồi cho HS để thu thập ý kiến đánh giá về tính hấp dẫn của các bài thực hành.

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả

- Thực hiện các bài thực hành theo kế hoạch đã chuẩn bị

- Ghi nhận kết quả đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của HS trong mỗi bài thực hành (lần 1 và lần 2).

Bước 4: Phân tích kết quả thu được

Để đưa ra được những kết luận và nhận xét chính xác, kết quả đánh giá năng lực của HS được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:

- Vẽ đồ thị sự tiến bộ của từng biểu hiện trong quá trình thực nghiệm.

- Tính các tham số thống kê đặc trưng bằng phần mềm excel và rút ra kết luận.

Bảng 3.2. Các tham số thống kê đặc trưng

Tham số Công thức trong Excel Ý nghĩa

Trung bình = average(number1; number2;…) Giá trị trung bình cộng của số điểm

Trung vị =median(number1;number2;…) Điểm ở vị trị giữa dãy điểm số

được xếp theo thứ tự.

Mode =mode(number1;number2;…) Điểm số có tần suất cao nhất.

Độ lệch chuẩn =Stdev(number1;number2;…)

Mức độ phân tán của các điểm số quanh giá trị trung bình. (độ lệch chuẩn càng bé, điểm số càng ít phân tán).

- Để xác định tác động có ảnh hưởng hay không, chúng tôi tiến hành tính xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p) theo phép kiểm chứng t-test phụ thuộc so sánh các cặp giá trị trung bình theo công thức excel sau:

P = ttest(array1; array2; tail, type) Với:

* Array1 và array2 là các cột điểm số so sánh tương ứng. * Tail = 1 (vì giả thuyết đề tài chúng tôi có định hướng). * Type = 1

Nếu p  0,05 thì xác xuất xảy ra ngẫu nhiên dưới 5% (rất thấp) nên sự khác nhau về giá trị trung bình là có ý nghĩa thống kê, không xảy ra do ngẫu nhiên.

Nếu p > 0,05 thì xác xuất xảy ra ngẫu nhiên trên 5% (đáng kể) nên sự khác nhau về giá trị trung bình là không có ý nghĩa thống kê, chỉ xảy ra do ngẫu nhiên.

Bên cạnh đó, để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu thu được, chúng tôi sử dụng giá trị độ tin cậy Spearman – Brown rSB. Để có thể nghiên cứ, kết quả phải đạt độ tin cậy rSB > 0,7.

rSB = 2.𝑟ℎℎ

1+𝑟ℎℎ

với rhh là hệ số tương quan chẵn lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)