So sánh lượng vitami nC trong một số loại trái cây quen thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 67 - 71)

I – BỐI CẢNH VÀ VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU

Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể để chóng lại bệnh nhiễm khuẩn, mau lành vết thương. Có một bạn A bị cảm lạnh, cần bổ sung vitamin C.

- Bạn B đề nghị: “sau bữa ăn, hãy uống nước chanh để bổ sung vitamin C”.

- Bạn C lại nói “sau bữa ăn, hãy uống nước ổi để bổ sung được nhiều vitamin C hơn”.

Bạn ủng hộ lời đề nghị của ai?

II – MỤC TIÊU

Sau khi hoàn thành bài thực hành, HS có khả năng:

a) Kiến thức:

- Liệt kê được một số vai trò của vitamin C đối với cơ thể và một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C.

- Viết mối liên hệ giữa lượng vitamin C và lượng iôt đã phản ứng thông qua phương trình hóa học của phản ứng: C6H8O6 + I2→ C6H6O6 + 2HI.

- Nêu được vai trò của chất chỉ thị (tinh bột) trong ThN.

b) Kĩ năng:

- Phân tích và thiết kế được quy trình tiến hành ThN giữa các loại nước ép trái cây với iốt (trong thuốc povidine) để so sánh hàm lượng vitamin C trong mỗi loại.

povidine).

- Thành thạo một số thao tác ThN đơn giản (sử dụng bình chia vạch để xác định thể tích chất lỏng, … ).

- So sánh được hàm lượng vitamin C trong một số loại trái cây thông qua lượng iốt đã phản ứng.

c) Thái độ:

- Rèn luyện thái độ và đạo đức làm việc khoa học (đảm bảo an toàn khi thực hiện ThN, trung thực với kết quả ThN …).

- Đam mê, hứng thú và chủ động tích cực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành ThN.

Bên cạnh đó, bài thực hành cho định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

III – CHUẨN BỊ 1. Dụng cụ:

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ bao gồm:

+ 1 khay đựng dụng cụ ThN.

+ 1 cốc thủy tinh 100ml (có vạch chia độ).

2. Hóa chất:

- Chuẩn bị các hóa chất cần thiết bao gồm:

+ Dung dịch nước ép ổi (khoảng 100ml/nhóm).

(*) Cho 200 ml nước ép ổi nguyên chất vào bình định mức 1 lít. Sau đó tiếp tục thêm nước cất vào đến vạch định mức.

+ Dung dịch nước chanh (khoảng 100ml/nhóm).

(*) Cho 200 ml nước chanh nguyên chất vào bình định mức 1 lít. Sau đó tiếp tục thêm nước cất vào đến vạch định mức.

+ Hồ tinh bột.

IV – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Đối tượng tham gia hoạt động: Thành viên CLB Hóa học. Hình thức tổ chức thực hành: Theo nhóm (4HS / nhóm)

Thời điểm trải nghiệm: Sau khi học lý thuyết về halogen (khoảng đầu học kì 2)

Thời gian và địa điểm: PTN Hóa học – 90 phút (2 tiết học)

TT Hoạt động Nội dung HS cần hoàn thành 1 Khởi động – HS đặt câu hỏi liên

quan đến vấn đề nghiên cứu

(định hướng phát triển biểu hiện 1)

Mục 1 của báo cáo thực hành thí nghiệm.

2 HS thiết kế thí nghiệm

(định hướng phát triển biểu hiện 2)

Mục 3 và 4 của báo cáo thực hành thí nghiệm.

3 HS tiến hành thực hiện thí nghiệm

(định hướng phát triển biểu hiện 3 và 4)

4 HS thực hiện báo cáo kết quả

(định hướng phát triển biểu hiện 4 và 5)

Mục 5 của báo cáo thực hành thí nghiệm.

Mô tả chi tiết các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động – HS đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- GV nêu vấn đề gợi mở cho HS: Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết của con người.

- HS thảo luận, nêu một số vai trò của vitamin C với cơ thể và một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C.

Tình huống: Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể để chóng lại bệnh nhiễm khuẩn, mau lành vết thương. Có một bạn A bị cảm lạnh, cần bổ sung vitamin C.

Bạn B đề nghị: “sau bữa ăn, hãy uống nước chanh để bổ sung vitamin C”.

Bạn C lại nói “sau bữa ăn, hãy uống nước ổi để bổ sung được nhiều vitamin C hơn”. Bạn ủng hộ lời đề nghị của ai?

- HS thảo luận nhóm, phân tích tình huống để xác định câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu và đề xuất giả thuyết khoa học của bài thực hành.

* Câu hỏi liên quan đến vấn đề: Hàm lượng vitamin C trong nước ổi có cao hơn nước chanh không?

* HS có thể đưa ra nhiều các giả thuyết khoa học khác nhau như:

1) Hàm lượng vitamin C trong nước chanh cao hơn (vì chanh có vị chua hơn).

2) Hàm lượng vitamin C trong nước chanh và ôi đều như nhau.

HOẠT ĐỘNG 2: HS thiết kế thí nghiệm

- HS tra cứu thông tin về vitamin C (thông qua internet) và thảo luận nhóm để xác định phản ứng hóa học và các yếu tố trong ThN:

+ Phản ứng hóa học: phản ứng giữa vitamin C và iốt.

C6H8O6 + I2→ C6H6O6 + 2HI

+ Yếu tố cố định: thể tích mẫu (nước chanh và nước ép), thuốc thử (iốt trong povidine).

+ Yếu tố cần xác định: hàm lượng vitamin C trong nước ép trái cây (nồng độ vitamin C

trong 30 ml nước ép).

+ Yếu tố trực tiếp theo dõi: số giọt thuốc thử (povidine) phản ứng đến khi bắt đầu dư. (dùng

hồ tinh bột để làm dấu hiệu nhận biết thuốc thử dư).

+ Mối liên hệ giữa yếu tố cần xác định và yếu tố trực tiếp theo dõi: hàm lượng vitamin C càng cao thì số giọt thuốc thử càng nhiều.

- HS dựa trên các yếu tố trên và dụng cụ, hóa chất đã được chuẩn bị để thiết kế một quy trình tiến hành ThN phù hợp và khả thi.

- GV chọn ngẫu nhiên ở mỗi nhóm một đại diện trình bày quy trình ThN đã thiết kế. (Các nhóm sử dụng giấy A3 để trình bày).

- GV và các nhóm theo dõi, đặt câu hỏi thảo luận về cho quy trình của nhóm báo cáo. GV nhận xét, góp ý định hướng HS.

Nếu các nhóm HS không thể thiết kế được quy trình thực hành riêng của nhóm thì GV có thể gợi ý cho HS sử dụng quy trình sau:

Xác định hàm lượng vitamin C trong nước chanh.

1. Bước 1: Cho 30 ml dung dịch nước chanh vào cốc thủy tinh. 2. Bước 2: Cho 2 giọt hồ tinh bột vào cốc.

3. Bước 3: Cho từ từ từng giọt thuốc thử povidine vào cốc, lắc nhẹ, đến khi dung dịch có màu xanh nhạt thì ngừng. Ghi lại số giọt povidine đã thêm vào cốc.

Lặp lại ThN 3 lần để lấy giá trị trung bình.

Thực hiện ThN tương tự để xác định hàm lượng vitamin C trong dung dịch nước ổi.

HOẠT ĐỘNG 3: HS thực hiện thí nghiệm

- HS tiến hành thực hiện ThN theo nhóm (mỗi nhóm gồm 4HS) với quy trình đã thiết kế.

- Mỗi HS đều phải thực hiện báo cáo kết quả thực hành cá nhân. - GV theo dõi, giải đáp và hỗ trợ HS khi cần thiết.

HOẠT ĐỘNG 4: HS thực hiện báo cáo kết quả

- GV gọi một số HS (ở các nhóm khác nhau) trình bày báo cáo kết quả thực hành. Các thành viên khác theo dõi, nhận xét và đặt câu hỏi phát vấn.

- GV cho HS chia sẻ cảm nhận, bài học kinh nghiệm sau khi thực hành ThN và tổng kết bài thực hành.

* GV thu lại các báo cáo thực hành để tiến hành theo dõi, đánh giá và nhận xét góp ý cho HS.

V – TÀI LIỆU HỖ TRỢ

BẠN BIẾT GÌ VỀ VITAMIN C

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, có công thức hóa học là C6H8O6. Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như cam, chanh, quýt, ổi hay các loại rau củ như bông cải xanh, khoai tây, cà chua …

Về mặt hóa học, vitamin C là một axit yếu (được kí hiệu dạng H2A), có thể phản ứng với dung dịch KOH hoặc dung dịch NaOH theo tỉ lệ tối đa là 1:2.

H2A + KOH → KHA + H2O H2A + 2KOH → K2A + 2H2O

Bên cạnh đó, vitamin C cũng là một chất có tính khử, dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí (khi có xúc tác Fe hay Cu), dung dịch I2 hay một số chất oxi hóa khác.

2C6H8HO6 + O2→ 2C6H6O6 + 2H2O C6H8O6 + I2 → C6H6O6 + 2HI

Trên cơ sở đó, người ta có thể xác định hàm lượng vitamin C thông qua một số chất phản ứng với nó, như dung dịch KOH hoặc dung dịch I2 …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)