Thang đo năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 57 - 63)

Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất khung năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho HS THPT (dự thảo) bao gồm 3 năng lực thành phần và 5 biểu hiện tương ứng.

Bảng 2.8. Khung năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên (dự thảo)

Năng lực thành phần Biểu hiện

1. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu

1. Phân tích được vấn đề để nêu được câu hỏi khái quát và giả thuyết nghiên cứu cho vấn đề cần tìm hiểu.

2. Xây dựng được quy trình thực hiện thí nghiệm tìm hiểu khả thi và phù hợp để kiểm chứng các giả thuyết.

2. Thực hiện kế hoạch tìm hiểu

3. Thực hiện thành công thí nghiệm theo quy trình đã xây dựng.

4. Thu thập và xử lý được dữ liệu để chứng minh hoặc phủ định các giả thuyết.

3. Trình bày kết quả tìm hiểu

5. Viết được báo cáo quá trình và kết quả tìm hiểu logic, xúc tích theo ngôn ngữ khoa học.

Với mỗi biểu hiện, chúng tôi đề xuất 3 mức độ với mỗi biểu hiện như sau:

+ Mức độ 1: Chưa có năng lực hoặc có năng lực ở mức độ thấp.

+ Mức độ 2: Có năng lực ở mức độ trung bình.

+ Mức độ 3: Có năng lực ở mức độ cao.

Dựa trên các mức độ này, chúng tôi mô tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện của năng lực.

Bảng 2.9. Thang đo năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên (dự thảo) Biểu

hiện

Mức độ của biểu hiện

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

1. Chưa nêu được câu hỏi khái quát hoặc giả thuyết nghiên cứu phù hợp với vấn đề.

Nêu được câu hỏi khái quát và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với vấn đề nhưng chưa đầy đủ, chưa có định hướng rõ ràng cho quá trình tìm hiểu.

Nêu được câu hỏi khái quát và đầy đủ các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với vấn đề và có định hướng rõ ràng cho quá trình tìm hiểu.

Biểu hiện

Mức độ của biểu hiện

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

2. Đề xuất quy trình thực hiện thí nghiệm chưa phù hợp để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.

Đề xuất được quy trình thực hiện thí nghiệm phù hợp để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu nhưng chưa khả thi, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đề xuất được quy trình thực hiện thí nghiệm phù hợp để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

3. Thực hiện chưa thành công thí nghiệm tìm hiểu theo quy trình đã xây dựng. Thực hiện thành công thí nghiệm tìm hiểu nhưng chưa thành thạo. Thực hiện thành công thí nghiệm tìm hiểu một cách thành thạo.

4. Chưa thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua thí nghiệm.

Thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua thí nghiệm. Nhưng chưa xử lý được các thông tin và dữ liệu đã thập để chứng minh hoặc phủ định các giả thuyết ban đầu.

Thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua thí nghiệm và có thể chứng minh hoặc phủ định các giả thuyết ban đầu để rút ra được kết luận phù hợp.

Biểu hiện

Mức độ của biểu hiện

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

5. Chưa báo cáo đầy đủ chính xác, logic được quá trình và kết quả tìm hiểu.

Báo cáo chính xác, logic quá trình và kết quả tìm hiểu, nhưng còn hạn chế: sử dụng công cụ hỗ trợ (sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu, ngôn ngữ Hóa học)

chưa hiệu quả, trình bày chưa đầy đủ các minh chứng nên kết luận thiếu độ tin cậy, không có tính thuyết phục.

Báo cáo chính xác, logic quá trình và kết quả tìm hiểu, sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ và nêu đầy đủ các minh chứng để đảm bảo kết luận có độ tin cậy và tính thuyết phục.

Thang đo dự thảo sau khi xây dựng được gửi cho cô Phạm Hồng Bắc (trường phổ thông liên cấp Olympia), cô Phạm Thị Bình (trường Đại học Sư phạm Hà Nội), cô Thái Hoài Minh (trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Chúng tôi đã nhận được một số góp ý cho thang đo như sau:

- Cô Phạm Thị Bình cho rằng năng lực thành phần và các biểu hiện khá hợp lý, phù hợp với tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Tuy nhiên cần sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu hơn khi mô tả các mức độ của biểu hiện để HS cũng có thể hiểu được. Bên cạnh đó, cô còn gợi ý mở rộng hoạt động tìm hiểu đa dạng hơn, ví dụ: nghiên cứu tài liệu, điều tra phỏng vấn, lắp ráp mô hình …

- Cô Thái Hoài Minh góp ý một số lỗi sai trong thang đo và đề nghị: nên tách riêng năng lực nêu câu hỏi khái quát và giả thuyết cho vấn đề thành năng lực thành phần riêng biệt với năng lực xây dựng kế hoạch tìm hiểu; bổ sung thêm biểu hiện đánh giá, đề xuất hướng cải tiến.

- Cô Phạm Hồng Bắc có ý kiến cho rằng: các biểu hiện cần bám sát quy trình nghiên cứu khoa học hơn. Sau khi HS bác bỏ giả thuyết sai lầm, HS cần phải đưa ra

dự đoán mới, xây dựng giả thuyết mới và tiến hành quá trình kiểm chứng giả thuyết đó. Quá trình đưa ra giả thuyết và kiểm chứng được lặp lại nhiều lần đến khi giả thuyết đúng được chứng minh. Bên cạnh đó, cần làm rõ năng lực thực hiện kế hoạch tìm hiểu hơn thông qua một số hoạt động thực nghiệm cụ thể như: thiết kế thí nghiệm, lựa chọn và sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi chép hiện tượng …

Tiếp thu và chọn lọc những ý kiến đó, chúng tôi đã điều chỉnh để hoàn thiện lại thang đo. Thang đo năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên sau khi được điều chỉnh

(gồm 3 năng lực thành phần và 5 biểu hiện) được trình bày trong bảng 2.10 và bảng 2.11.

Bảng 2.10. Khung năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên (sau khi điều chỉnh)

Năng lực thành phần Biểu hiện

1. Chuẩn bị tìm hiểu 1. Nêu được câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu và đề xuất được giả thuyết nghiên cứu

2. Xây dựng được quy trình thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.

2. Thực hiện kế hoạch tìm hiểu

3. Thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã xây dựng. 4. Thu thập và xử lý được dữ liệu để chứng minh hoặc phủ định giả thuyết, rút ra được kết luận cần thiết.

3. Trình bày kết quả tìm hiểu

Bảng 2.11. Thang đo năng lực tìm hiểu thế giởi tự nhiên (sau khi điều chỉnh) Biểu

hiện

Mức độ của biểu hiện

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

1 Chưa nêu được hoặc nêu chưa rõ ràng câu hỏi liên quan với vấn đề cần tìm hiểu.

Nêu được câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu rõ ràng nhưng chưa đề xuất được hoặc đề xuất giả thuyết nghiên cứu chưa rõ ràng, không thể kiểm chứng được.

Nêu được câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu rõ ràng và đề xuất đề xuất giả thuyết nghiên cứu chưa rõ ràng, có thể kiểm chứng được.

2 Đề xuất quy trình thực hiện thí nghiệm chưa phù hợp để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.

Đề xuất được quy trình thực hiện thí nghiệm có thể kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu nhưng chưa khả thi, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đề xuất được quy trình thực hiện thí nghiệm có thể kiểm chứng được giả thuyết nghiên cứu và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

3 Chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa chính xác các thao tác thí nghiệm. Thực hiện được các thao tác thí nghiệm tìm một cách chính xác nhưng còn chậm. Thực hiện được các thao tác thí nghiệm một cách chính xác và nhanh chóng.

4 Chưa thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua thí nghiệm.

Thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua thí nghiệm nhưng chưa chứng minh hoặc phủ định được giả thuyết ban đầu để rút ra

Thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua thí nghiệm và chứng minh hoặc phủ định được giả thuyết ban đầu để rút

Biểu hiện

Mức độ của biểu hiện

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

kết luận phù hợp. ra kết luận phù hợp. 5 Chưa báo cáo đầy đủ

được quá trình tìm hiểu hoặc trình bày kết quả tìm hiểu chưa được rõ ràng, chưa thuyết phục (không có lập luận, giải thích, chưa nêu được dẫn chứng cụ thể).

Báo cáo được tương đối đầy đủ quá trình tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu rõ ràng, thuyết phục (có lập luận, giải thích, nêu được các dẫn chứng cụ thể). Tuy nhiên chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa và ngôn ngữ hóa học trong báo cáo.

Báo cáo được tương đối đầy đủ quá trình tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu rõ ràng, thuyết phục; sử dụng hiệu quả sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa và ngôn ngữ hóa học trong báo cáo.

Trong đó, quy ước điểm số cho các mức độ của biểu hiện như sau:

* Mức độ 1: 1 điểm. * Mức độ 2: 2 điểm. * Mức độ 3: 3 điểm. Kết quả đánh giá năng lực của HS là điểm trung bình của các biểu hiện (𝑥̅, lấy 1 chữ số ở phần thập phân) và được phân loại như sau:

* 0,0 𝑥̅ < 1,8 : Có năng lực ở mức độ thấp. * 1,8 𝑥̅ < 2,6 : Có năng lực ở mức độ trung bình. * 2,6 𝑥̅ 3,0 : Có năng lực ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động thực hành thí nghiệm cho câu lạc bộ hóa học ở trường THPT nhằm phát triển (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)