Quá trình tạo nên sự trình hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 30 - 38)

Stuart Hall đã chia quá trình trình hiện hóa một khái niệm thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là tập hợp tất cả sự trình hiện vật lí mà mỗi cá nhân hình thành trong đầu. Ta tập hợp tất cả những thông tin, ý niệm được định sẵn cho vật đó trong tâm trí như một hệ thống có trật tự và dễ triển khai nhất. Giai đoạn hai là liên kết khái niệm với hình thức và cấu trúc kí hiệu phù hợp, làm sống dậy những khái niệm ấy trong môi trường văn hóa cụ thể.

Trong quá trình giao tiếp xã hội, con người không ngừng bổ sung vào “bản đồ khái niệm” của mình những hình ảnh gắn với khái niệm mới (có thể là những khái niệm mang tính cá nhân hóa) từ đời sống thực. Những khái niệm và hình thức của ngôn ngữ được dung nạp trong tâm trí mỗi người là khác nhau, vậy câu hỏi đặt ra là khi ta thể hiện khái niệm đó ra bên ngoài một lần nữa thì cơ sở nào giúp những người khác cùng hiểu giống như ta? Sự di chuyển kí hiệu từ cá nhân này đến cá nhân khác đã đòi hỏi một thách thức lớn, và xa hơn nữa là sự chia sẻ trong một cộng đồng với hàng triệu cá nhân. Vai trò của sự giải mã cần được nhấn mạnh trong quá trình hoàn tất sự trình hiện. Quá trình này không kiến tạo nên sự trình hiện nhưng là quan trọng để diễn giải mối yếu tố trong đó. Những người cùng dùng chung một ngôn ngữ cùng nhau chia sẻ một “bản đồ khái niệm” (conceptal maps). Đó là lí do khi học ngôn ngữ nước ngoài, ta không chỉ học cách vận hành của nó trong ngữ pháp và từ vựng mà còn phải học cả văn hóa để hiểu sâu hơn kí hiệu trong nền văn hóa của người bản địa.

1.1.2.1. Thực hành sự trình hiện trên các loại văn bản

Văn bản báo chí và quảng cáo

Hình 1.1: Hình ảnh vận động viên da đen đầu tiên nhận huy chương Vàng Thế vận hội năm 1988, nguồn: trang bìa báo Sunday Times, nguồn: Sunday Times, số ra ngày 9 tháng 10 năm 1988

Trong chương 4 “The spectacle of ‘the Other’”, Stuart Hall đã trình bày về cách phân tích sự trình hiện về người da đen trong những văn bản phi hư cấu là báo chí và quảng cáo. Đối tượng người da đen thường bị những người da trắng nhìn nhận với chiều hướng tiêu cực. Vì thế, khi người da trắng thể hiện khái niệm ‘người da đen’ trên các ấn phẩm văn hóa thường mang yếu tố bài trừ, chế giễu và kì thị sắc tộc. Tác giả đã sử dụng những kí hiệu được lặp lại trong thời gian dài mà các ấn phẩm được phát hành. Tác giả phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố kí hiệu để thể hiện một ý nghĩa trọn vẹn về người da đen. Ví dụ Stuart Hall đưa ra là tiêu đề và hình ảnh của một bài báo về thế vận hội Olympic năm 1998. Ảnh chụp một người đàn ông da màu chiến thắng khi vượt qua vạch đích trên đường đua điền kinh với dòng chữ “Người anh hùng và kẻ gian lận?” (Heroes and Villians?). Từ đó ông phân tích ý nghĩa của sự trình hiện khi kết hợp hình ảnh của vận động viên da đen với dòng chữ đính kèm. Trong xã hội phương Tây thời điểm xuất bản tờ báo đó,

người da đen vẫn đang bị xem là người có vị thế thấp kém trong xã hội. Chiến thắng của vận động viên điền kinh da màu là bước ngoặt lịch sử khi khả năng của họ được công nhận. Vận động viên Ben Jonhson đã giành huy chương vàng đầu tiên cho người da màu trong lịch sử tham gia thi đấu thể thao Olympic. Thế nhưng, dòng chữ đính kèm khiến người xem bị cố định vào suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Kì thế vận hội ấy được gọi là “Chemiscal Olympic” (Kì vận hội của hóa chất) khi nhiều vận động viên đã dùng chất kích thích để chiến thắng. Với tiêu đề như thế, nhiều người đọc sẽ tiếp nhận sự trình hiện về người da đen theo hai chiều hướng. Hoặc anh ta là một anh hùng thực sự, hoặc anh ta là người gian lận để có được chiến thắng. Và dường như cả người viết cũng đang ngụ ý nghi ngờ về chiến thắng ấy khi đặt tiêu đề như thế cùng hình ảnh chiến thắng của vận động viên người da màu.

Hình 1.2: Mẫu quảng cáo xà phòng Pears vào thập niên 80 – 90 của thế kỉ XX, nguồn: http://www.jenniferhallock.com/tag/white-mans-burden/

Cách hiểu ấy được tạo ra không phải chỉ là quan niệm của một cá nhân mà đó là sự tích lũy nhận thức từ các sự trình hiện khác trong một thời gian dài. Từ thế kỉ XVII

đến XX, khi người châu Âu tiến hành các cuộc viễn chinh khám phá thế giới và xâm lược thuộc địa, họ đã đến châu Phi và bắt rất nhiều người ở đó làm nô lệ. Và từ đó các ấn phẩm văn hóa bắt đầu xuất hiện người da đen. Mẫu quảng cáo xà phòng của hãng Pear có hai mặt. Xà phòng lần đầu tiên được bán ở thị trường châu Phi và được xem là một vật “thần thánh” có chức năng thanh tẩy và mang lại sự tinh khiết (hơn là các hình thức vệ sinh trước đó người da đen sử dụng). Mặt trước in hình một người đàn ông da trắng đang chế tác xà phòng và dưới góc bên phải là hình ảnh người da đen đang quỳ và nâng hai tay nhận lấy một món quà từ người da trắng đội nón và mặc áo khoác dài. Mặt sau là hai hình ảnh về cô bé da trắng mang tạp dề và chăm sóc tắm rửa và chơi cùng một em bé da đen. Tấm quảng cáo ấy, nếu xét đơn giản về mặt chất liệu thì chỉ là những hình ảnh khuyến khích người da đen hãy sử dụng xà phòng để tắm rửa. Nhưng còn về ý nghĩa, nó hàm chứa định kiến về sắc tộc. Thực tế, người da trắng chỉ xem người da đen là người làm thuê, là công cụ hay một hàng hóa. Nhưng trên mẫu quảng cáo của mình họ lại nói “The white man’s burden” (Gánh nặng của người da trắng) và hình ảnh chăm sóc em bé da đen như một sứ mệnh của họ. Người châu Âu đã mang khái niệm khai hóa đến châu Phi và áp đặt nền văn hóa của mình là sự văn minh vượt trội. Trong nhiều thế kỉ, người da trắng luôn có khái niệm về người da đen là man rợ, lạc hậu và cần sự dẫn dắt của người da trắng. Những quảng cáo này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức trình hiện người da đen trong các sản phẩm của người da trắng thời gian dài. Người da đen đã bị ép vào những khuôn mẫu diễn ngôn cứng nhắc và khác hẳn hoàn toàn với bản chất của họ trong thực tế. Người da đen luôn phải chịu sự ban ơn của người da trắng và việc tẩy rửa màu da của họ để trắng sáng lên là một cách thức giúp họ hòa nhập với cuộc sống văn minh thay vì cuộc sống man rợ, phóng túng và hoang dại.

Cách thức tạo nên sự trình hiện cũng là cách con người áp đặt quyền lực của mình lên một biểu tượng nào đó. Stuart Hall đã dẫn ra những ý niệm cộng đồng khác nhau trong nguồn thông tin mà ta tiếp nhận hằng ngày. Đặc biệt là về vấn đề người da đen, sự trình hiện không tương đồng với bản chất của họ. Sự trình hiện ấy khiến ta có tư kiến, thậm chí là nhận định sai lầm khi tiếp xúc với người da đen trong thực tế. Thế nhưng, ý nghĩa không bao giờ là cố định và đi đến diễn giải cuối cùng. Cách

thức trình hiện khái niệm trở nên thật phong phú và tạo thành một quá trình riêng, không phụ thuộc hoàn toàn vào người sáng tạo nên chúng.

Văn bản điện ảnh

Stuart Hall đã phân tích sự trình hiện của các nhân vật da đen trên phim ảnh của Mỹ vào những thập niên 80 – 90 của thế kỉ XX. Sự trình hiện nhân vật người da đen trong những phim điện ảnh Mỹ vào năm mươi thập kỉ sau của thế kỉ XX mang tính điển hình cao. Những kí hiệu được lặp lại và giới phê bình lấy đó là cơ sở phân tích đặc trưng văn hóa của người da đen.

Stuart Hall phân biệt sự trình hiện người da đen bằng những kí hiệu được lặp lại trong các ấn phẩm điện ảnh. Ông thống kê, phân chia các kiểu nhân vật người da đen có sự tương đồng với nhau thành một nhóm để tìm ra sự thống nhất trong ý nghĩa văn hóa về trình hiện người da đen. Sự thống nhất trong cách thức trình hiện tạo thành ý nghĩa về người da đen. Từ đó, dấu vết tâm lí được sinh ra khi người ta nghĩ về người da đen hay đánh giá về những người da đen trong thực tế. Sau cuộc nội chiến ở nước Mĩ, người da đen được giải phóng khỏi những đồn điền, công xưởng của người da trắng. Trong thực tế, người da đen có được tự do hơn, nhưng trên phim ảnh thì họ không được như thế. Người da đen thường xuất hiện trong các ấn phẩm truyền thông như tranh vẽ, quảng cáo, tờ rơi dưới ánh nhìn thương cảm hay khinh miệt của người da trắng. Và ngay cả sau nội chiến giải phóng cuộc sống nô lệ cho người da đen thì họ vẫn được trình hiện không đúng với bản chất của họ. Những người da đen được xem là "hạnh phúc" khi họ trình diễn những trò tiêu khiển cho người khác, phải làm trò hề suốt ngày, và họ rất hợp với công việc kể chuyện phiếm. Văn hóa của người da đen gắn liền với tính nguyên sơ trong văn hóa và tính chất đen tự nhiên. Những thuộc tính ấy được xem là bản chất của người da đen. Trong bài giảng "Representation and the Media - part 1", ông đã trình bày những trình hiện tiêu biểu về người da đen được xây dựng bởi những nhà đạo diễn da trắng. Những người da đen thường được đặt trong vai trò những người phục vụ, ở vị trí thấp kém. Họ nói ngọng, mắt trợn trừng, nói chuyện tục một cách rất thuần thục và bước đi phải giống như đang lướt. Giá trị của người da đen bị quyết định là "thấp kém" hay "cao quý" phụ thuộc vào gia đình người da trắng mà họ phục vụ.

trong phim “Uncle's Tom Cabin" trình hiện nhân vật người vú nuôi là người da đen và những người làm công khác. Bộ phim được Hollywood thực hiện và công chiếu năm 1987. Đây là một bộ phim cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của Harriet Beecher Stowe. Người vú nuôi da đen được trình hiện là một người da đen có những tính chất như là người phụ nữ tần tảo, luôn gắn bó với gian bếp, chịu nhiều thiệt thòi. Bà nhận được sự thương cảm từ mọi người vì là người ở tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Nhân vật Remus cũng là người da đen nhưng anh ta tạo ra ấn tượng về sự giải trí thấp kém. Anh ta diễn trò hát rong, nhảy nhót và đùa nghịch, dùng những mánh khóe lừa đảo xảo trá để tránh phải lao động nặng nhọc. Staurl Hall kết luận về đặc điểm sự trình hiện người da đen từ những bộ phim nổi bật về người da đen là sự lười biếng, lòng trung thành mù quáng, đầu óc "chậm phát triển", lừa đảo, tính cách trẻ con được xem là tiêu biểu của người da đen.

Stuart Hall đã rút ra kết luận trong sự phát triển trình hiện của người da đen trong các bộ phim và năm bài viết nghiên cứu và phê bình từ những năm 1973 đến 1978 là bản chất của họ luôn bị bóp méo để tạo nên cảm xúc đáng thương hay xem thường nơi người xem. Họ luôn trình hiện trong sự đối lập với những người da trắng. Người da trắng là những người ban ơn, mang đến hạnh phúc về vật chất cho người da đen. Người da trắng luôn nghiêm túc và được trình hiện với phẩm chất tốt đẹp, còn người da màu đôi khi là sự tham lam, quá khích, dễ nóng nảy. Những người da trắng sỡ hữu những nô lệ da đen thường luôn áp đặt nhiều luật lệ lên họ để buộc họ phải có trách nhiệm với chủ nhân, và thậm chí là đối xử với họ nghiêm khắc như những đứa trẻ. Sự trình hiện về người da đen lặp lại những yếu tố mà ông gọi là "cấu trúc của sự trình hiện". Những hình ảnh trong thời kì ấy về người da đen trẻ tuổi là những kẻ "thấp hèn", "lạm dụng chất kích thích", tính cách "đỏng đảnh"... Thông điệp tác giả Stuart Hall thể hiện trong nghiên cứu về sự trình hiện người da đen trong phim điện ảnh là sự phá bỏ lối suy nghĩ phiến diện khi chưa hiểu rõ bản chất của đối tượng ấy. Mọi nền văn hóa đều có bản sắc riêng đáng được trân trọng. Ở phần cuối chương 4 “The spectacle of ‘the Other”, tác giả phân tích bối cảnh văn hóa tạo nên bản sắc riêng của người da đen, như văn hóa phồn thực, ý thức hệ, truyền thống văn hóa. Tóm lại, để phân tích sự thực hành quá trình trình hiện nhân

vật trong văn bản điện ảnh, tác giả đã sử dụng mô hình của Saussure trong việc phân tích, sắp xếp các kiểu mẫu giống nhau và tìm kiếm sự vận hành của chúng bằng các thao tác: tìm bản chất, đơn giản hóa, phân tích bối cảnh và đối lập nhị nguyên.

Văn bản văn học

Phương pháp diễn giải sự trình hiện thông qua hệ thống kí hiệu trong văn học không được Stuart Hall đề cập trong nghiên cứu. Tuy nhiên, người viết phân tích một ví dụ trong trình hiện văn học để làm rõ cách thức vận hành tạo nên ý nghĩa của kí hiệu. Ngôn từ là chất liệu cơ bản của văn học. Nền tảng của ngôn từ cũng chính là ngôn ngữ đời sống. Tác giả sáng tác phải có sẵn trong một bản đồ khái niệm chung phụ thuộc vào nền văn hóa mà tác giả sinh sống. Trình hiện đối tượng nghệ thuật là vận dụng những khái niệm có sẵn ấy để tạo nên điều gì đó mâu thuẫn với khái niệm của người đọc. Trong sự đối thoại và lí giải những kí hiệu mới, ý nghĩa được tạo ra. Cùng là kí hiệu "bướm" và "hoa" trong những hệ thống kí hiệu khác nhau sẽ tạo nên những ý nghĩa khác nhau. Trong thực hành ngôn ngữ đời thường, bướm và hoa là hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp, của khu vườn tràn ngập hương sắc. Trong văn học dân gian, kí hiệu "bướm và hoa" thể hiện cho tình yêu nam nữ phù phiếm, dễ tan vỡ: "Bướm vàng đậu đọt mù u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn" (Ca dao). Trong văn học viết, hình ảnh "bướm và hoa" mang sắc thái nghĩa tiêu cực trong tình yêu: "Thiếp như hoa đã lìa cành/ Chàng như con bướm lượn vành mà chơi" (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Hình ảnh "hoa" là kí hiệu truyền thống thể hiện người phụ nữ đẹp nhưng trắc trở trong tình duyên. Hình ảnh "bướm" là những người đàn ông quen thói trăng hoa, trong tình yêu không chung thủy. Trong Thơ Mới, kí hiệu "bướm" và "hoa" được sáng tạo thêm nét nghĩa mới trong "Tương tư" của Nguyễn Bính: "Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau". Kí hiệu "bướm" và "hoa" không còn mang ý nghĩa về tình yêu phù phiếm mà đã trở thành một mối tình đẹp đầy nhớ mong, xao xuyến. Đây là kiểu mối tình đáng mơ ước với thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Nét nghĩa mới được sáng tạo trong kí hiệu bởi mối quan hệ của nó với các yếu tố khác cùng hệ thống. Ý nghĩa của "bướm" và "hoa" khi đặt song hành cùng kí hiệu "bến" và "đò" mang nét nghĩa liên

tưởng về tình yêu thủy chung. lí tưởng. Nét nghĩa tiêu cực đã biến mất và ý nghĩa mới về tình yêu được định nghĩa lại trong tác phẩm văn học.

Bằng phương pháp phân tích sự trình hiện kí hiệu văn học, người viết thực hiện các thao tác tương tự như Stuart Hall dùng phân tích ý nghĩa về trình hiện người da đen. Các thao tác gồm có: hệ thống các tác phẩm có xuất hiện kí hiệu, phân loại và xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)