Nhân vật Sương trong không gian chiếc ghe và cánh đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 72 - 73)

Sự trình hiện nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng bất tận” với những đặc trưng riêng về cảnh quay, trang phục, âm thanh, màu sắc… tạo nên vô số cách diễn giải về ý nghĩa. Kết hợp lí thuyết của điện ảnh và lí thuyết về sự trình hiện của Stuart Hall, luận văn lí giải ý nghĩa nhân vật dựa trên cơ sở phân tích kí hiệu trong mối quan hệ tương phản và tương đồng để khai thác nhiều hướng diễn giải mới. Sự đối thoại của tác phẩm vì thế không bị bó hẹp. Trong tổng số 1117 cảnh quay được thống kê trong phim “Cánh đồng bất tận”, có đến 57.5% chứa đựng hình ảnh về những người phụ nữ (xem bảng 2). Dung lượng phim chứa hình ảnh người phụ nữ là 98% tổng thời gian. Những con số thống kê chứng tỏ sự trình hiện nhân vật đóng vai trò quan trọng trong diễn giải ý nghĩa phim. Nhân vật Sương và Nương là trung tâm của câu chuyện, thể hiện không chỉ cuộc đời của riêng họ mà còn là số phận chung của những người phụ nữ bị ràng buộc trong quan niệm về hạnh phúc truyền thống.

Nhân vật Sương được trình hiện bằng nhiều yếu tố đối lập và tương đồng với không gian chiếc ghe của cha con ông Võ1. Sự trình hiện nhân vật Sương không chỉ bị chi phối bởi kịch bản hay chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn mà còn một phần lớn trong cách cảm nhận nhân vật của người diễn viên. Trong buổi họp báo ra mắt phim Cánh đồng bất tận năm 2010, nữ diễn viên Đỗ Thị Hải Yến đã chia sẻ suy nghĩ của cô về Sương: “Sương đau khổ, nghiệt ngã. Mong muốn lớn nhất của những người phụ nữ đơn thuần là cuộc sống bình thường bên cạnh gia đình ấm áp. Trở thành người yêu thương và được người khác yêu thương”2. Trong một phỏng vấn khác với tờ báo

Asian Flims, nữ diễn viên chia sẻ về cách diễn xuất những trường đoạn cảm xúc của nhân vật Sương: “Đó là một nhân vật phức tạp. Ngay sau một khung cảnh yêu thương và ngay sau đó phải thay đổi vì cuộc sống mới và cô ấy phải thay đổi trở thành một người phụ nữ của gia đình. Nhưng mọi thứ lại đột ngột thay đổi. Cô ấy

1 Nhân vật ông Vũ trong truyện ngắn được đổi tên thành Võ trong tác phẩm điện ảnh.

có rất nhiều cảnh khóc, nhưng cô ấy không thể khóc òa lên như một đứa trẻ vì cô ấy đã trải qua sự đánh đập, cuộc sống khó khăn. Cô ấy không thể khóc khi đau khổ hay cười khi hạnh phúc, cô ấy không đơn giản như thế”3.

Dùng chất liệu điện ảnh, người nghệ sĩ (biên kịch, đạo diễn và diễn viên) đã có những lí giải khác trong việc trình hiện cảm xúc của nhân vật Sương thông qua đặc điểm quá trình của hình ảnh nhấn mạnh yếu tố tạo nên một nhân vật Sương đều được đặt trong sự tương đồng và khác biệt với những nhân vật khác. Họ đã có trong đầu hình ảnh của nhân vật nữ mang tên Sương với cuộc đời và cá tính đặc biệt. Đến khi diễn xuất, cắt ghép để tạo nên bộ phim, nhân vật ấy được sống dậy, thể hiện lại bằng kí hiệu để minh họa cho khái niệm đã xuất hiện ban đầu. Sự tìm hiểu về giai đoạn suy nghĩ của người nghệ sĩ về nhân vật mang đến khái niệm nền tảng cho người xem phát triển nhân vật theo định hướng của tác giả.

Tác phẩm điện ảnh là một thế giới riêng với hệ thống kí hiệu đặc thù. Vì thế, ta không thể giữ nguyên những tiêu chí kí hiệu nụ cười và nước như khi phân tích sự trình hiện trong truyện ngắn. Thế mạnh của ngôn từ là diễn đạt một cách trực tiếp cảm xúc và nội tâm của nhân vật. Còn đặc điểm của điện ảnh là sự chuyển động nối tiếp của các khung hình, màu sắc và âm thanh được thể hiện trong thời gian miêu tả quá trình phát triển của nhân vật. Từ sự chi phối trong đặc thù chất liệu, người viết lựa chọn hai kí hiệu xuyên suốt để phân tích sự trình hiện nhân vật nữ trong tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng bất tận” là không gian chiếc ghe và cánh đồng. Trong mỗi không gian, nhân vật nữ được soi chiếu chính mình trong quá khứ và hiện tại của những nhân vật khác để tạo nên ý nghĩa, lí giải mới bản chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 72 - 73)