Nhân vật Nương trong không gian chiếc ghe và cánh đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 89 - 90)

Nương là nhân vật thể hiện điểm nhìn của bộ phim, số cảnh quay mà Nương xuất hiện chiếm 62,2% (xem bảng 2). Dù nhân vật Sương là người xuất hiện trước và cũng là người chủ động tạo nên cảm xúc cho các nhân vật khác, nhưng Nương không hề mờ nhạt, cô trần thuật lại câu chuyện của cuộc đời mình bằng đôi mắt của người con gái mới lớn với trái tim nhạy cảm.

Trong ngôn ngữ của điện ảnh, trang phục và trang điểm góp phần thể hiện ý nghĩa nhân vật. Đó là những yếu tố của sự trình hiện. Những yếu tố phục trang, đầu tóc được lặp lại nhiều lần trong các phim ở cùng một thời kì lịch sử hay không gian nhân vật giúp người đọc có thể đọc ra ý nghĩa trong những mã hình thức. Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc khi nhận vai nhân vật Nương chia sẻ, lí do cô được đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình chọn là vì đôi lông mày còn thô sơ, chưa được chuốt tỉa.

(Phỏng vấn diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc trong chương trình Bistro K – quán ăn hạnh phúc, số 1, phát sóng ngày 26 tháng 9 năm 2019, đài truyền hình HTV75). Đôi lông mày là chi tiết góp phần trình hiện Nương là nhân vật thuần chất nông thôn. Cô là thiếu nữ mới lớn nhưng vì sống ở miền sông nước xa xôi nên không hề biết đến cách làm đẹp của những cô gái phố thị.

Cặp lông mày của người phụ nữ góp phần thể hiện đối lập giữa các nhân vật nữ là Sương – Nương và người mẹ. Sương và người mẹ có đôi lông mày được chuốt tỉa mảnh, gọn gàng, chứng tỏ họ là những người phụ nữ từng sống nơi phố thị, chú ý đến vẻ bề ngoài. Nương lại là một cô gái mới lớn, mộc mạc, đơn sơ. Góc nhìn toàn bộ bộ phim bị chi phối bởi tâm lí của nhân vật Nương. Thấu hiểu bối cảnh xung quanh nhân vật giúp sự phân tích có chiều sâu và phong phú hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)