Nhân vật Sương trong không gian chiếc ghe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 73 - 85)

Miền Tây Nam Bộ là vùng sông nước trù phú, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ghe thuyền trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Xuôi theo dòng nước đổ ra biển, con người có thể kiếm được kế sinh nhai nhờ con nước lên xuống theo mùa. Con người cũng có thể nương theo dòng nước mà bán buôn, đi đến những vùng xa xôi nhất của vùng đồng bằng. Ghe thuyền không chỉ là phương tiện mà còn trở

thành một ngôi nhà thực thụ, một mái ấm che mưa nắng cho những phận đời chìm nổi trên dòng sông. Trong truyện ngắn “Nhớ sông”, “Dòng nhớ”, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng kí hiệu con thuyền trên sông như một ngôi nhà: “Đồ vật trên ghe món nào cũng nhỏ nhắn, tuềnh toàng… vài xâu cốm gạo treo trên vách, mấy hủ kẹo, tiêu tỏi, bánh ngọt để bên nầy, trái cây như khóm, bị rợ, khoai lang thì chất thành hàng bên kia” (Dòng nhớ) [24, tr.128]. Và ngay trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, Nương khi nhắc đến căn nhà đơn sơ của mình cũng thấy mắc cười vì quá đơn giản: “chiếc ghe tả tơi… ngang mét hai dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu” [24, tr.189]. Trên ghe là một không gian tồi tàn, rách nát. Sự trình hiện ấy mở ra thế giới tương đồng của những con người trên ghe. Họ là những mảnh đời bị chìm khuất trong không gian hẹp, nhấn chìm trong bóng tối mù mịt trên chiếc ghe mỏng manh, chếnh choáng khi sóng to gió lớn.

Sự trình hiện của nhân vật Sương được mở đầu bằng không gian hẹp và tối. Sương liên tục bị quăng ném với những cảnh quay cận cảnh vào vị trí đùi, ngực và mặt. Cô giãy giụa, gào thét đau đớn trước thái độ đối lập hả hê của những người đàn bà đánh ghen. Nhân vật hòa lẫn với không gian để che đậy một bí mật về thân phận thực sự, gợi sự tò mò cho người xem khi đặt ra câu hỏi: tại sao người phụ nữ phải trốn chạy, bị đánh đập tàn nhẫn như thế?

Trớ trêu thay, Sương thoát ra khỏi một không gian hẹp lại lập tức bị rơi vào những không gian xô bồ, hồn tạp. Cảnh trốn chạy của Sương vận dụng nhiều góc quay linh hoạt. Cảnh quay từ trên hướng xuống thấy Sương như một cô gái nhỏ bé lạc giữa nhiều con đường, trốn chạy hoảng loạn. Cảnh quay tiếp chuyển đổi liên tục từ hướng nhìn của Sương đến hướng quay trực diện Sương để mô tả đầy đủ không gian của những ngôi nhà lụp xụp bên mé sông. Kí hiệu cảnh quay cận cảnh bước chân đặt trong khung cảnh ngổn ngang của những ngôi nhà lụp xụp cho thấy số phận éo le của nhân vật đồng nhất với không gian. Sự chạy trốn của cô thật nhiều rủi ro và nguy hiểm, vì đó không chỉ chạy trốn sự trả thù từ những người đàn bà, mà còn chạy trốn cả nghèo đói. Ra khỏi không gian của những căn nhà, Sương chạy đến khu chợ xô bồ, tấp nập người mua kẻ bán.

Hình 3.1: Cảnh quay trốn chạy của nhân vật Sương để thoát khỏi những người đàn bà đánh ghen

Cảnh quay đánh ghen mở đầu phim khiến ta ám ảnh trước cảnh những nhiều người phụ nữ cùng đè nén Sương xuống mặt sàn gỗ. Một người đàn bà chặt đứt tóc cô rồi giơ lên đầy tự hào: “Tao chặt được đầu nó rồi”. Hình ảnh ẩn dụ tóc là đầu người mang đến cảm giác ghê rợn. Không khí đầu phim đã báo hiệu một màu sắc u ám, thiếu vắng tình người.

Không gian chiếc ghe trong tương quan người mẹ

Trường đoạn mở đầu bộ phim là cảnh Sương bị những người đàn bà bạo hành. Lí do của sự việc ấy được thể hiện tường minh trong lời nói giận dữ của những người phụ nữ: “Đánh nó đi, sao mày dám cướp chồng tao!” Toàn bộ sự việc được nhìn qua đôi mắt của nhân vật Điền, cái nhìn ghê sợ với hành động tàn bạo và cảm thương cho thân phận của Sương. Vì thế, Điền đã giúp cô trốn thoát, cũng là người cưu mang Sương đi trên chiếc thuyền của ba cha con. Sự trình hiện ấy không đơn thuần giới thiệu hoàn cảnh Sương mà gợi mở ý nghĩa về sự trao đổi thân xác của người mẹ.

Nhân vật Điền có hai cảnh quay sử dụng góc máy cận cảnh cực độ (nhấn mạnh vào một chi tiết nào đó của nhân vật) vào đôi mắt. Cảnh thứ nhất là Điền nhìn Sương bị

những người phụ nữ tra tấn. Cảnh thứ hai là nhìn thấy mẹ co cụm bên cạnh người đàn ông bán vải. Đôi mắt Điền ráo hoảnh. Điền không khóc nhưng người xem vẫn có thể cảm nhận đó là sự sợ hãi, khinh miệt, thậm chí là ghê tởm. Lần đầu tiên là khi Điền chỉ mới chín tuổi, chính ánh mắt của Điền đã giết chết người mẹ. Nương giải thích khi mẹ hỏi sao Điền chảy nước mắt sống rằng: “Tại nó thấy chuyện bậy đó má”. Và lần thứ hai khi gặp Sương, ánh mắt ấy đã biến thành hành động che chở, đùm bọc lấy người phụ nữ khốn khổ.

Hình 3.2: Cảnh quay cực cận cảnh ánh mắt Điền khi chứng khiến Sương bị bạo hành và người mẹ ngoại tình

Sự thay đổi trong hành động của nhân vật Điền trong hai sự việc có thể được lí giải một cách lí tính là sự trưởng thành của Điền theo thời gian. Với kí hiệu nghệ thuật, đó là sự khác biệt trong cách trình hiện sự việc của người nghệ sĩ. Nương và Điền nhìn người mẹ qua một tấm phên nứa không thể rõ gương mặt. Còn Điền nhìn thấy Sương trực tiếp qua một ô cửa nhỏ. Hoàn cảnh của Sương thật rõ ràng, không cần suy đoán vẫn có thể nhận ra chị là người bị hại. Nhưng với người mẹ, đó là sự thật đã bị che khuất mà những đứa trẻ không thể nào thấu hiểu được. Sự trình hiện về người mẹ được gợi nên từ hoàn cảnh của nhân vật Sương mở ra cho người xem và cả nhân vật trong tác phẩm về hành trình lí giải ý nghĩa thật sự. Hiểu được nỗi đau, con người mới có thể hòa giải và thanh thản với thực tại.

Đặt song hành hai khung hình tương đồng về nhân vật Điền với hoàn cảnh của hai người phụ nữ mang đến ý nghĩa về sự tương đồng. Sự việc người mẹ bỏ đi luôn là một câu hỏi lớn đối với hai đứa trẻ, là vết thương lòng không thể nào quên đối với người cha. Ông Võ hận thù vì nghĩ người vợ là kẻ bội bạc. Những người sống trên ghe, ai cũng muốn quên đi hình ảnh người mẹ. Trái ngang thay, tất cả những gì liên quan đến người mẹ đều gặp gỡ qua sự trình hiện của Sương. Trường đoạn đầu tiên đặt song hành trong quan hệ với cảnh quay người mẹ bán thân tạo nên ý nghĩa mới về cách hiểu người mẹ. Người mẹ cũng giống như Sương, trong giây phút Điền nhìn thấy vô cùng đau đớn và tủi nhục. Người mẹ cũng tha thiết cần một chiếc ghe giống như bến đỗ của Sương, nhưng không được. Vì thế, cô chỉ còn cách ra đi. Sự ra đi không phải là lựa chọn mà là sự chạy trốn đau đớn. Điều này đặt ra câu hỏi cho người xem về hoàn cảnh thực sự của người mẹ, thôi thúc khám phá một nhân vật trong quá khứ từ những nhân vật trong hiện tại. Nhân vật Sương là sự nối kết nỗi đau tưởng như đã nguội lạnh trong trái tim của hai đứa trẻ.

Ngay cả lúc chăm sóc Sương, Nương cũng thấy hình bóng mẹ phảng phất trong chị. Dù Sương đang đau đớn, gương mặt bầm tím mà Nương vẫn thấy hiện về hình ảnh đẹp nhất của mẹ khi chải tóc trên bực sông. Trong tương quan với người mẹ, nhân vật Sương thể hiện nỗi đau về thân xác và tinh thần mang lại ý nghĩa mới về nhân vật người mẹ. Trước đó, người mẹ trong hình dung của những đứa con và người cha là sự phản bội, là bất chấp đánh đổi thân thể vì ước mơ vật chất. Nhưng khi đặt kí hiệu Sương bị bạo hành trong cùng ánh mắt của nhân vật Điền, ý nghĩa người mẹ đã thay đổi. Người mẹ trao đổi chính bản thân mình trong đau đớn, ê chề dưới ánh mắt của người con trai. Đó không phải là sự khoái cảm hay tự nguyện mà chỉ có sự đau đớn đến tột cùng. Ngay ở đầu phim, tác giả đã trình hiện nên người phụ nữ đầy đau đớn, tủi nhục. Họ bị hoàn cảnh xô đẩy đến bước đường cùng phải trốn chạy.

Không gian chiếc trong tương quan với ông Võ

Sương luôn hướng đến không gian hiện diện những đứa trẻ. Chị hòa vào cuộc sống của chúng một cách tự nhiên như chính cách người mẹ cùng sinh hoạt với những đứa con. Sương để ý và chăm sóc cho tâm hồn và cơ thể mới lớn của chúng. Công việc này vốn dĩ là của người cha, người mẹ nhưng Sương không suy tính mà đảm đương hết thảy. Hành động ấy không phải xuất phát từ sự trả ơn mà còn là tấm lòng quan tâm và yêu thương chân thành mà chị dành cho những đứa trẻ. Sương muốn được trở thành một phần quan trọng của gia đình – người an ủi, nâng đỡ tâm hồn và thể chất của những đứa trẻ. Sương cảm thấy đó là công việc của niềm vui hơn là bổn phận. Chị được trình hiện thật tự nhiên, hòa hợp trong không gian và tương đồng với những đứa trẻ.

Còn ông Võ luôn tự cô lập mình khỏi con người và thậm chí là gia đình. Không gian của ông tăm tối, co cụm, toát lên sự đơn độc, suy tư trong đau đớn. Người đàn ông này cũng có nỗi lòng rất phức tạp. Mỗi lần thấy Sương quan tâm đến những đứa trẻ ông lại thấy phiền lòng và thậm chí là chán ghét. Bởi hình bóng Sương khiến ông nhớ về người vợ - kẻ đã phụ bạc mình. Nỗi đau này ông đã âm thầm chịu đựng khi mỗi ngày đều phải thấy bóng dáng của người con gái “giống y bóng má”. Và giờ đây, Sương lại khiến nỗi đau ấy càng sâu hơn.

Điện ảnh khác với văn học, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật chỉ có thể được bộc lộ bằng “tiếng ngoài hình”. Nhưng đó chỉ là trường hợp khi người nghệ sĩ khó có thể diễn tả khái niệm cảm xúc ấy bằng hệ thống hình ảnh tương đương. Như diễn viên Đỗ Thị Hải Yến chia sẻ: “Sương là nhân vật phức tạp… Chị ấy không thể cười hay khóc như một đứa trẻ, có gì đó sâu kín hơn. Chị ấy chỉ hi vọng có được một nơi an toàn, nơi chị ấy có thể sống và yêu thương người khác”4. Từ hình dung đó, nhân vật Sương cố gắng trình hiện mình như một người phụ nữ truyền thống.

4Diễn viên Đỗ Thị Hải Yến, Phỏng vấn trong Asian of Flim: Floating Lives North American Premiere Q&A, tháng 11 năm 2010

Khi nhân vật sống trên chiếc ghe nhỏ của gia đình ông Võ, chị đã thể hiện như mình là một thành viên của gia đình thông qua công việc nội trợ. Sương phụ giúp nấu cơm, bắt cá, chèo thuyền hái bèo, đi chợ cùng Nương. Sương trong sinh hoạt trình hiện với trang phục giản dị, đồng màu với Nương và Điền. Bối cảnh sau lưng nhân vật khi xuất hiện cùng những đứa trẻ là cảnh sông nước, cây cối mênh mông, đồng nhất với không gian của Nương và Điền. Góc máy trung cận cảnh (thấy người từ ngực trở lên) chiếm 37% cảnh quay nhân vật Sương, để đặt cô vào nhiều khung cảnh đối thoại và sinh hoạt.

Hình 3.4: Cảnh quay Sương trong không gian của hai đứa trẻ cùng nấu cơm, bắt cá

Hình 3.5: Cảnh quay không gian của ông Võ luôn tách biệt với cuộc sống gia đình

Khi ở chung với những đứa trẻ, Sương thể hiện mình giống như một người mẹ bằng những cử chỉ yêu thương, chăm sóc. Sương dẫn Nương đi chợ, mua cây sống đời và giảng giải cho cô bé ý nghĩa của loài cây mạnh mẽ: “Chỉ cần một chiếc lá rớt xuống đất. Một mầm cây mới lại tiếp tục vươn lên”. Sương đã dần tạo cho sự trình hiện của mình bên trong chiếc ghe là một điều quen thuộc. Chị muốn thay thế hình ảnh và vai trò của người mẹ trong gia đình này.

Sự trình hiện của Sương thể hiện ý nghĩa đối lập với ông Võ. Ông là kẻ lạnh lùng, sống tách biệt với không gian chung, xoa dịu nỗi đau của mình bằng cách tổn thương người khác. Bi kịch của Sương là sự đối lập giữa thân phận và mong muốn, giữa hi vọng và thực tại. Sương không thể thoát khỏi định kiến về người phụ nữ “ăn sương” không xứng đáng có được một cuộc sống bình thường. Sương xem ông Võ như người chồng. Sương cảm được trong câu nói đắng đót “Chết rồi” của ông Võ khi nói về vợ mình thật tội nghiệp. Còn ông Võ đối với chị như một cô gái để thỏa mãn thể xác. Trường đoạn miêu tả cảnh quan hệ giữa Sương và ông Võ được kết cấu khác với trình tự trong truyện ngắn. Trong truyện, Sương chủ động quyến rũ, “đổ lì” bên người cha để mong được ở lại trên ghe. Sau thái độ khinh miệt của người cha trong bữa cơm, Nương mới kể cho Sương nghe về nỗi đau trong quá khứ mà cha đã trải qua để chị không cảm thấy “ray rứt vì thân phận làm đĩ”. Trong tác phẩm điện ảnh, Sương lại được nghe câu chuyện về người mẹ trước, chị đồng cảm với nỗi đau của người cha: “Nói vậy mà không phải vậy đâu, cũng tội cha mấy cưng lắm chứ!” Trong tương quan với sự trình hiện trong tác phẩm nguồn, ý nghĩa Sương được thể hiện với ý nghĩa khác trong điện ảnh. Sương chọn đến với ông Võ không phải để tìm chốn nương thân mà hơn cả, chị muốn dùng cả tâm hồn và thể xác để xoa dịu nỗi đau trong lòng ông. Sương muốn dùng tình yêu, ước vọng gia đình để đánh thức trái tim đã chai sạn của ông Võ. Ý nghĩa nhân vật Sương trong không gian trên bến thuyền, là không gian chuyển tiếp giữa ghe và cánh đồng mang là tình yêu thương, sự an ủi nỗi đau cho người đàn ông.

Sự trình hiện Sương bên cạnh ông Võ, tựa đầu vào vai ông trong căn chòi giống với hình ảnh người mẹ trong quá khứ. Đó là những ngày tháng hạnh phúc với ông Võ. Người xem kì vọng Sương sẽ là sự thay thế hoàn hảo của người mẹ, làm dịu đi vết thương vì sự phản bội trong lòng người cha.

Hình 3.6: Cảnh quay Sương và ông Võ tương đồng với hình ành người mẹ

Trường đoạn tiếp nối cảnh ân ái là bữa cơm gia đình. Hình ảnh bữa cơm thường mang ý nghĩa đoàn tụ, hạnh phúc. Nhưng sự trình hiện trong điện ảnh trong tương quan nối tiếp với trường đoạn ban đêm tạo nên một ý nghĩa khác. Sương chọn chỗ ngồi gần ông Võ nhất, gắp thức ăn và liên tục nhìn ông với thái độ vui vẻ. Ông Võ thể hiện thái độ lạnh nhạt, thậm chí là sự khinh miệt khi ngay trong bữa cơm, ông ném tiền xuống mâm: “Tôi trả cô hồi hôm”. Tác giả lựa chọn góc quay cận cảnh, nhấn mạnh vào biểu cảm trên gương mặt của Sương nhưng chỉ chiếm tỉ lệ 1/5 màn hình, toàn bộ khung cảnh còn lại tập trung vào ông Võ. Người xem chờ đợi một sự thay đổi trong sự hồi đáp tình cảm mà ông Võ dành cho Nương vào tối hôm trước. Nhưng ông Võ chỉ thể hiện biểu cảm dửng dưng.

Hình 3.7: Cảnh quay Sương dự vào bữa cơm của gia đình ông Võ đối lập với bữa cơm ông Võ cùng ăn với người vợ trong quá khứ

Cảnh quay trước đó là sự thân mật giữa Sương và ông Võ nhưng chị cũng không thể thay thế được hình ảnh người mẹ trong gia đình này. Cùng là bữa cơm với bốn thành viên nhưng góc máy quay đã thay đổi: hiện tại tập trung vào ông Võ, quá khứ bao quát cả gia đình. Sự đối lập trong kí hiệu bữa cơm trong mối quan hệ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự trình hiện nhân vật nữ trong cánh đồng bất tận từ truyện ngắn đến điện ảnh (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)